6 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1. Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để ?

             A.  Vấn đề dân số trẻ.                                                     B.  Chống ô nhiễm môi trường.

             C.  Đô thị hóa và việc làm.                                            D.  Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ.

Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

             A.  Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.              B.  Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền.

             C.  Làm tốt công tác tuyên truyền.                  D.  Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.

Câu 3. Bản chất của Nhà nước là gì ?

             A.  Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng.

             B.  Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.

             C.  Mang bản chất của giai cấp thống trị.

             D.  Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội.

Câu 4. Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là ?

             A.  Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.         B.  Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng.

             C.  Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ.                 D.  Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh.

Câu 5. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là gì ?

             A.  Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

             B.  Bảo vệ Tổ quốc.

             C.  Phát triển nguồn nhân lực.

             D.  Phát triển khoa học.

doc 25 trang Yến Phương 06/04/2023 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "6 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doc6_de_thi_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_lop_11_co_dap_an.doc

Nội dung text: 6 Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 Môn GDCD 11 Thời gian: 45 phút Câu 1. Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để ? A. Vấn đề dân số trẻ. B. Chống ô nhiễm môi trường. C. Đô thị hóa và việc làm. D. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ. Câu 2. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. B. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền. C. Làm tốt công tác tuyên truyền. D. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Câu 3. Bản chất của Nhà nước là gì ? A. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng. B. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội. C. Mang bản chất của giai cấp thống trị. D. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội. Câu 4. Quan điểm của nước ta trong chính sách đối ngoại là ? A. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng. B. Đoàn kết hữu nghị, hợp tác và bình đẳng. C. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ. D. Hợp tác, công bằng, dân chủ và văn minh. Câu 5. Một trong những nhiệm vụ của khoa học công nghệ là gì ? A. Giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. B. Bảo vệ Tổ quốc. C. Phát triển nguồn nhân lực. D. Phát triển khoa học. Câu 6. Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc ? A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc. B. Sức mạnh của hệ thống chính trị. C. Sức mạnh của quân sự. D. Sức mạnh của khoa học và công nghệ. Câu 7. Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì ? A. Tiếp tục tăng chất lượng dân số. B. Tiếp tục giảm quy mô dân số. C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. D. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư. Câu 8. Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, hội nhập có hiệu quả thì giáo dục đào tạo cần phải thực hiện nhiệm vụ như thế nào ? A. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học công nghệ. B. Đào tạo được nhiều nhân tài, chuyên gia trên tất cả các lĩnh vực. C. Đào tạo nhiều nhân tài trong lĩnh vực giáo dục. D. Cần có nhân tài, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học. Câu 9. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì ? A. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa. B. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa cách hiệu quả. C. Làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. D. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển. Câu 10. Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân là gì ? A. Quyền lực thuộc về nhân dân. B. Nhân dân làm chủ. C. Nhà nước quản lí mọi mặt xã hội. D. Quyền lực tập trung trong tay nhà nước. Câu 11. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là gì ?
  2. A. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa trong nhân dân. B. Tạo môi trường cho văn hóa phát triển. C. Đổi mới cơ chế quản lí văn hóa một cách có hiệu quả. D. Tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa. Câu 12. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa như thế nào ? A. Tiến bộ. B. Thể hiện tinh thần yêu nước và đại đoàn kết. C. Thể hiện tinh thần yêu nước. D. Thể hiện tinh thần đại đoàn kết. Câu 13. Đảng và Nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo ? A. Quốc sách. B. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia. C. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước. D. Quốc sách hàng đầu. Câu 14. Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là ? A. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh. B. Sức mạnh thời đại. C. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước. D. Sức mạnh dân tộc. Câu 15. Anh A có hành vi câu kết với người nước ngoài, phát tán tài liệu nói xấu Nhà nước. Hành vi của anh A là ? A. Xâm phạm an ninh quốc gia. B. Cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài. C. Phản bội Tổ quốc. D. Lật đổ chính quyền nhân dân Câu 16. Chính sách đối với tài nguyên không thể phục hồi là gì ? A. Không được khai thác. B. Khai thác một cách tiết kiệm để phát triển lâu dài. C. Khai thác bao nhiêu cũng được, miễn là nộp thuế, trả tiền thuế một cách đầy đủ. D. Sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và nộp thuế và trả tiền thuế để phát triển bền vững. Câu 17. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào ? A. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc. B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc. C. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc. D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống. Câu 18. Làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường nước ta hiện nay? A. Không khai thác và sử dụng tài nguyên; chỉ làm cho môi trường tốt hơn. B. Sử dụng hợp lí tài nguyên, cải thiện môi trường, ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng. C. Nghiêm cấm tất cả các ngành sản xuất có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường. D. Giữ nguyên hiện trạng. Câu 19. Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm ? A. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới. B. Sẵn sang đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế. C. Phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. D. Mở rộng hợp tác về kinh tế. Câu 20. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đó là kết hợp sức mạnh của ? A. Lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh. B. Lực lượng quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. C. Lực lượng quốc phòng an ninh. D. Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân. Câu 21. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp nào ? A. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. D. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội. Câu 22. Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì ? A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. B. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Mở rộng qui mô giáo dục. D. Phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
  3. Câu 19: Bạn L là người dân tộc thiểu số, nhà ở vùng sâu, vùng xa ở huyện B tỉnh Điện Biên. Bạn được Nhà nước tạo điều kiện đi học ở trường dân tộc nội trú. Đây là phương hướng cơ bản nào của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta? A. Thực hiện công bằng trong giáo dục. B. Mở rộng quy mô giáo dục. C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục Câu 20: Các nước phát triển trên thế giới hiện nay sở dĩ họ trở nên giàu có chủ yếu là do A. nguồn nhân lực dồi dào. B. nghiên cứu và sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại. C. tài nguyên phong phú. D. gây chiến tranh để tước đoạt của cải. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) 1. Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào tạo là gì? (3 điểm) 2. Em có nhận xét gì về câu nói của Bác: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ đó em rút ra ý nghĩa gì trong cuộc sống và học tập? (2 điểm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Hết ĐÁP ÁN I. Phần Trắc nghiệm khách quan: Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A                     B                     C                     D                     II. Phần tự luận: . 1. a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo - Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người.(0,25đ) - Đảng Nhà nước ta xác định giáo dục và đào tạolà quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục và đào tạolà đầu tư chophát triển.(0,25đ) - Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. (0,5đ) b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo (2đ) - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước - Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp. - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường. - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng. - Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
  4. - Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dụcvà đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới 2. - Phân tích ý nghĩa trong câu nói của Bác Hồ (1,5 đ) mỗi ý đúng 0,75 đ + Đạo đức là gốc của con người nhưng chỉ có đạo đức thôi chưa đủ mà phải thường xuyên học tập, rèn luyện thì mới thành tài. + Nếu có tài mà không có đức, kiêu căng, tự phụ thì sẽ bị người khác và xã hội không coi trọng vì thế làm việc gì cũng khó thành công. - Rút ra bài học cho bản thân: Cần phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa đồng thời phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con người phát triển toàn diện (0,5đ). ĐỀ 5 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 Môn GDCD 11 Thời gian: 45 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân C. Tăng cường nhận thức, thông tin D. Nâng cao hiểu biết của người dân Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam? A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. B. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. C. Nền xản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng. D. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn két, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Câu 3: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào? A. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. B. Từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội. C. từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên chủ nghĩa xã hội. Câu 4: Trong quá trình khai thác tài nguyên chúng ta cần phải chú ý điều gì? A. Chỉ được khai thác những tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên vô tận. B. Chỉ nên dùng máy móc công suất nhỏ khi khai thác để tránh lãng phí. C. Khai thác nhưng vẫn phải bớt lại một phần để dự trữ.
  5. D. Áp dụng công nghệ hiện đại khi khai thác để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Câu 5: Nhiệm vụ của giáo dục là gì? A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. B. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. C. Phát triển quy mô giáo dục. D. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Câu 6: Là một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính dân số A. Thực hiện sinh con theo quy định. B. Nâng cao chất lượng dân số. C. Phân bố dân cư hợp lí. D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. Câu 7: Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ? A. Do đảng cầm quyền làm chủ. B. Do nhân dân làm chủ. C. Do giai cấp thống trị làm chủ. D. Do tầng lớp trí thức làm chủ. Câu 8: Để đạt được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Nhà nước ta cần phải làm gì? A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường. B. Dừng việc khai thác tài nguyên một thời gian. C. Tăng cường kiểm tra trữ lượng tài nguyên và tình hình môi trường. D. Yêu cầu người dân hạn chế sử dụng tài nguyên. Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về mục tiêu của chính sách việc làm? A. Mở rộng thị trường lao động. B. Đào tạo để tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. C. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị, nông thôn. D. Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất đề tạo việc làm. Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào? A. Gắn lợi ích và quyền. B. Xử lí kịp thời những hành vi vi phạm. C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê. Câu 11: Chức năng giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là: A. Trấn áp và xây dựng. B. Đảm bảo an ninh chính trị. C. Bạo lực và trấn áp. D. Tổ chức và xây dựng.
  6. Câu 12: Tại cuộc họp ở khóm A, mọi người dân trong khóm đã bàn bạc và quyết định mức đóng góp đề xây dựng nhà văn hóa của khóm. Đây là biểu hiện của hình thức dân chủ: A. Trực tiếp. B. Quyết định. C. Gián tiếp. D. Đại diện. Câu 13: Nội dung nào sau đây không thuộc mục tiêu để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm? A. Sử dụng tiết kiệm nguồn vốn. B. Mở rộng thị trường lao động. C. Ra sức giải quyết việc làm. D. Phát triển nguồn nhân lực. Câu 14: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào? A. Thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn. B. Không thiếu việc làm. C. Thiếu việc làm trầm trọng ở thành thị. D. Thiếu việc làm ở cả thành thị lẫn nông thôn. Câu 15: Lĩnh vực nào dưới đây được hà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu? A. Kinh tế. B. Quốc phòng và an ninh. C. Bảo vệ môi trường. D. Giáo dục và đào tạo. Câu 16: H nhận được giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng H không thi hành nghĩa vụ quân sự. Nếu là bạn của H em sẽ: A. Khuyên H nên thực hiện nghĩa vụ của mình. B. Đăng kí đi nghĩa vụ thay H C. Khuyên H đi lo lót để khỏi bị phạt D. Đồng tình với việc làm của H Câu 17: Nếu phát hiện thấy nước sông, suối, hồ, giếng, mương . có màu hoặc bốc mùi lạ, em cần làm gì? A. Báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm ở địa phương. B. Không làm gì cả. C. Rủ bạn mình đến cùng xem. D. Lấy mẫu nước đó về để thử xem có độc không. Câu 18: Ý nào dưới đay là một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ? A. Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học tài năng cho đất nước. B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. C. Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. D. Phát triển kinh tế tri thức. Câu 19: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đến nay có mấy kiểu nhà nước? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
  7. Câu 20: Ý nào dưới đây là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam? A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. B. Là một xã hội lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. C. Là một xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao. D. Là một xã hội mà con người làm theo năng lực hưởng theo lao động. Câu 21: Nhà nước pháp quyền là gì? A. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng kinh tế. B. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. C. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng chính trị. D. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng đạo đức. Câu 22: Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang tính sâu sắc. A. Dân tộc và công nhân. B. Nhân dân và nông dân. C. Nhân dân và dân tộc. D. Công nhân và nhân dân. Câu 23: Hình thái xã hội bắt đầu có nhà nước là A. Phong kiến. B. Công xã nguyên thủy. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Chiếm hữu nô lệ. Câu 24: Có nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nói đến sự thể bản chất của? A. Nền dân chủ phong kiến. B. Nền dân chủ tư sản. C. Nền dân chủ trong xã hội nguyên thủy. D. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II/ PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm) Câu 1: Trình bày mục tiêu, phương hướng và trách nhiệm của công trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó liên hệ thực tế bản thân? (2 điểm). Câu 2: Trình bày vai trò, vị trí, nhiệm vụ và phương hướng của chính sách GD& ĐT ? (2điểm). ĐÁP ÁN SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐÁP ÁN MÔN GDCD – 11 I/ Phần đáp án câu trắc nghiệm: CÂU 001 1 D 2 C 3 B
  8. 4 D 5 A 6 D 7 B 8 A 9 D 10 D 11 D 12 A 13 A 14 D 15 D 16 A 17 A 18 B 19 C 20 A 21 B 22 C 23 D 24 D II/ Phần đáp án tự luận: Câu 1: Mục tiêu, Phương hướng, Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. *Mục tiêu + Sử dụng hợp lý tài nguyên + Làm tốt công tác bảo vệ môi trường + Bảo tồn đa dạng sinh học + Từng bước nâng cao chất lượng môi trường * Phương hướng + Tăng cường công tác quản lí của nhà nước. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân.
  9. + Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực. + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cãi thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. + Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác. * Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường - Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường. * Học sinh liên hệ thực tế bản thân. Câu 2: Chính sách Giáo dục và Đào tạo a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. * Khái niệm GD&ĐT - Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông - Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề. * Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực + Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản lý - Bồi dưỡng nhân tài * Vị trí của GD&ĐT: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT. - Mở rộng quy mô giáo dục - Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.
  10. ĐỀ 6 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 Môn GDCD 11 Thời gian: 45 phút Câu 1: Trong các kiểu nhà nước thì nhà nước nào là nhà nước kiểu mới, khác về chất so với các nhà nước còn lại? A. Nhà nước tư sản B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa C. Nhà nước phong kiến D. Nhà nước chiến hữu nô lệ Câu 2: Tập hợp các phương pháp, quy trình, kĩ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm là: A. Khoa học B. Chính sách khoa học và công nghệ C. Hoạt động khoa học và công nghệ D. Công nghệ Câu 3: Lực lượng chính của quốc phòng là: A. Quân đội nhân dân và công an nhân dân B. Quân đội, tự vệ và các hoạt động quân sự của toàn dân tộc C. Quân đội nhân dân và các hoạt động quân sự của toàn dân tộc D. Công an nhân dân Câu 4: Đảng và Nhà nước ta coi chính sách dân số là: A. Một yếu tố mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong chiến lược phát triển đất nước B. Một bộ phận trong chiến lược phát triển đất nước C. Một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước D. Một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước Câu 5: Công dân có quyền được bảo đảm về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào? A. Lĩnh vực chính trị B. Lĩnh vực kinh tế C. Lĩnh vực văn hóa D. Lĩnh vực xã hội Câu 6: Đâu không phải là phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh? A. Chủ động tham gia vào các cuộc đấu tranh chung vì quyền con người
  11. B. Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc C. Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại D. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng và an ninh Câu 7: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương là một nội dung của dân chủ trong lĩnh vực nào? A. Lĩnh vực văn hóa B. Lĩnh vực xã hội C. Lĩnh vực kinh tế D. Lĩnh vực chính trị Câu 8: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ nhằm mục đích gì? A. Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học, lí luận B. Nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ C. Nhằm khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận D. Nhằm nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học và công nghệ Câu 9: Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ là: A. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra B. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ D. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Câu 10: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt là: A. An ninh quốc gia B. Bảo vệ an ninh quốc gia C. Tiềm lực quốc phòng D. Quốc phòng Câu 11: Thế trận của quốc phòng và an ninh nhân dân là: A. Việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước, trong từng địa phương B. Việc bố trí hợp lí các đơn vị chủ lực trên địa bàn của cả nước C. Việc tổ chức hợp lí lực lượng trên địa bàn của cả nước D. Việc tổ chức hợp lí lực lượng trong từng địa phương Câu 12: Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, Đảng và Nhà nước ta xác định tầm quan trọng của khoa học và công nghệ là:
  12. A. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước B. Điều kiện thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước C. Tiền đề thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước D. Mục tiêu thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước Câu 13: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là: A. Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động C. Phát triển nguồn nhân lực D. Sử dụng có hiệu quả ngồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia Câu 14: Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại là: A. Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới B. Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới C. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác D. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại Câu 15: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là: A. Sớm ổn định cơ cấu, tốc độ gia tăng dân số và phân bố dân cư hợp lí B. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí C. Sớm ổn định quy mô, tốc độ gia tăng dân số và phân bố dân cư hợp lí D. Sớm ổn định quy mô và phân bố dân cư hợp lí Đáp án