8 Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

Câu 1: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, 
phát biểu sai là 

A. hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng. 
B. hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hoá các nguyên tố 
khoáng. 
C. hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hoá 
các chất. 
D. quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để tổng hợp các nguyên liệu tham 
gia quá trình hô hấp. 
Câu 2: Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu không đúng là 
A. quang hợp và hô hấp có phương trình ngược nhau. 
B. quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp. 
C. hô hấp cung cấp ATP cho quang hợp. 
D. hô hấp diễn ra ở ti thể, quang hợp diễn ra ở lục lạp. 
Câu 3: Nơi diễn ra chu trình Crep là 
A. màng ngoài ti thể.                                 
B. màng trong ti thể.           
C. tế bào chất.                                           
D. chất nền ti thể. 
Câu 4: Loài thực vật khi sống ở vùng nhiệt đới thì sẽ có hô hấp sáng là 
A. cây dứa.                                               
B. cây thuốc bỏng.  
C. cây lúa.                                                 
D. cây mía. 

pdf 76 trang Phan Bảo Khanh 04/08/2023 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "8 Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf8_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: 8 Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có ma trận)

  1. Đề cương Học kì 1 Sinh học lớp 11 năm 2022 chi tiết nhất Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 11 có ma trận MA TRẬN NỘI CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ Tổng DUNG cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TNKQ TNKQ TNKQ - Nêu được - Phân tích - Giải thích - Vận cơ chế hấp được đặc điểm được khả năng dụng kiến thụ nước và của rễ thích vận chuyển thức giải muối khoáng nghi với chức nước và muối thích hiện ở câu. năng hút nước khoáng trong tượng rỉ I. Trao và muối dòng mạch gỗ nhựa ở cây đổi - Nêu được khoáng. bị một ống thân thảo. nước động lực mạch gỗ bị tắc. và chính của - Trình bày - Vận muối dòng mạch được các yếu tố - Giải thích dụng kiến khoáng gỗ. cần thiết cho được cơ sở của thức về ở thực quá trình hấp việc bón phân hiện tượng vật thụ nước và hợp lí. thoát hơi khoáng. nước để giải thích - Phân tích một số được khả năng hiện tượng cố định đạm thoát hơi của các vi sinh nước.
  2. vật cố định đạm. Số câu: 2 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: Số câu Số Số điểm: 1đ Số điểm: 2/3đ Số 9 câu điểm: 2/3đ điểm: 2/3đ Số 3 điểm Tỉ điểm lệ % = 30% II. - Nêu được - So sánh được - Giải thích Quang sản phẩm của cơ chế quang được thí hợp ở pha tối của hợp ở các nghiệm liên thực quá trình nhóm thực vật. quan đến quá vật quang hợp. trình quang hợp. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số câu Số điểm: Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu 1/3đ 0đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10% - Nêu được - So sánh được - Tính được III. Hô bào quan hiệu quả năng lượng năng hấp ở thực hiện quá lượng giữa các lượng giải thực trình hô hấp ở hình thức hô phóng ra từ quá vật thực vật. hấp. trình hô hấp.
  3. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số câu Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu 0đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10% - Nêu được - So sánh được - Giải thích IV. trình tự các đặc đểm tiêu được tại sao Tiêu cơ quan trong hóa ở các nhóm thú ăn thực vật hóa ở ống tiêu hóa thực vật. thường phải ăn động của người. lượng thức ăn vật lớn. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số câu Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu 0đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10% - Nêu được - Phân tích - Giải thích V. Hô hình thức hô được đặc điểm được sự chênh hấp ở hấp ở động thích nghi của lệch nồng độ động vật. bề mặt trao đổi khí khi hít vào vật khí. và thở ra. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu điểm Tỉ 0đ lệ % 1 điểm
  4. = 10% - Nêu được - Trình bày - Tính được VI. các hình thức được đặc điểm thời gian các Tuần tuần hoàn của huyết áp. pha trong chu hoàn máu ở động kì tim. máu vật. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số câu Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu 0đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10% - Nêu được - Phân tích đặc - Vận hoocmôn điểm của cân dụng được VII. tham gia điều bằng pH. kiến thức Cân hòa lượng giải thích bằng đường huyết. hiện tượng nội môi cân bằng nội môi. Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: 1 Số câu: Số câu Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 0đ Số điểm: 3 câu 1/3đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10%
  5. VIII. - Nhận biết - So sánh các - Giải thích cơ Cảm hình thức hình thức ứng chế của tính ứng ở hướng động động. hướng sáng ở thực ở thực vật. thực vật. vâtj Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: Số câu Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 1/3đ Số điểm: 3 câu 0đ Số 1 điểm Tỉ điểm lệ % = 10% Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi khảo sát chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 11 có ma trận Đề số 1 Câu 1: Khi lá cây bị vàng, để lá cây xanh lại thì nên tưới vào gốc hoặc phun lên lá ion A. Fe3+ B. Mg2+ C. Ca2+ D. Na+ Câu 2: Vi khuẩn Cyanobacteria có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim
  6. A. amilaza. B. nuclêaza. C. cacbôxilaza. D. nitrôgenaza. Câu 3: Đặc điểm hình thái của rễ thực vật ở cạn thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng là A. số lượng tế bào lông hút ít. B. sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. C. sinh trưởng chậm, đâm sâu, lan toả. D. số lượng rễ bên nhiều. Câu 4: Nước ở rễ được hấp thụ qua cơ chế A. chủ động, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. B. khuếch tán, từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao. C. đi từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp. D. thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. Câu 5: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần có sự tham gia của bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố dưới đây? I. Năng lượng là ATP. II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất. III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi. IV. Enzim hoạt tải (chất mang). A. 3.
  7. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 6: Động lực chính của dòng mạch gỗ là A. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa các phân tử nước với thành mạch. B. lực hút do quá trình thoát hơi nước của lá. C. lực đẩy của rễ. D. sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa cơ quan nguồn với cơ quan đích. Câu 7: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống sẽ A. di chuyển xuyên qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên. B. thẩm thấu sang các ống bên nhờ nước vào nhiều tạo áp suất lớn. C. ngấm qua thành mạch gỗ để sang mạch gỗ bên cạnh. D. tiếp tục di chuyển lên trên nhờ nước vào nhiều tạo một lực đẩy lớn giúp cho ống bị tắc sẽ dần được thông. Câu 8: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Cho các phát biểu sau: I. Hiện tượng trên được gọi là hiện tượng ứ giọt. II. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát. III. Về thực chất các giọt nhựa rỉ ra chứa toàn bộ là nước được rễ cây hút lên từ đất. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 0.
  8. C. ở động vật nhỏ, một hoạt động nhỏ của cơ thể cũng ảnh hưởng đến tim làm chúng đập nhanh hơn. D. động vật càng nhỏ càng dễ bị tác động trực tiếp của điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, từ môi trường. Câu 27: Hệ đệm có tốc độ điều chỉnh pH nhanh nhất là A. hệ đệm bicacbônat. B. hệ đệm phôtphat và hệ đệm prôtêinat. C. hệ đệm prôtêinat. D. hệ đệm phôtphat. Câu 28: Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có bao nhiêu vai trò sau đây? I. Dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh. II. Dưới tác dụng của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucôzơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ. III. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucôzơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải insulin thành glucôzơ. IV. Dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucôzơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 29: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, kết luận nào sau đây là đúng? A. Rễ hướng đất âm, hướng sáng dương.
  9. B. Rễ hướng đất dương, hướng sáng âm. C. Rễ hướng đất âm, hướng sáng âm. D. Rễ hướng đất dương, hướng sáng dương. Câu 30: Cử động bắt mồi của cây bắt mồi có cơ chế tương tự với vận động A. xòe lá của cây trinh nữ vào sáng sớm. B. xếp lá của cây họ đậu vào chiều tối. C. xếp lá của cây trinh nữ khi có sự va chạm. D. xòe lá của cây họ đậu vào sáng sớm, khi mặt trời lên. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi khảo sát chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 11 có ma trận Đề số 7 Câu 1: Cơ chế hấp thụ khoáng của cơ thể thực vật là A. hấp thụ thụ động và thẩm thấu. B. hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động. C. hấp thụ thụ động và khuếch tán. D. hấp thụ chủ động. Câu 2: Sự xâm nhập của của đất vào tế bào lông hút được thực hiện theo A. cơ chế chủ động và cơ chế thụ động.
  10. B. cơ chế thẩm thấu. C. cơ chế chủ động. D. cơ chế khuếch tán. Câu 3: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là A. lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. lực hút của lá do (quá trình thoát hơi nước). C. lực liên kết giữa các phân tử nước. D. lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 4: Để tổng hợp được 1 gam chất khô, các cây cần khoảng bao nhiêu gam nước? A. Từ 100 gam đến 400 gam. B. Từ 600 gam đến 1000 gam. C. Từ 200 gam đến 600 gam. D. Từ 400 gam đến 800 gam nước. Câu 5: Khi tế bào khí khổng mất nước thì A. vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. B. vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại. C. vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại. D. vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại. Câu 6: Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra? A. Có các lực khử mạnh. B. Được cung cấp ATP.
  11. C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza. D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. Câu 7: Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là A. gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. lá nhỏ có màu vàng. D. lá non có màu lục đậm không bình thường. Câu 8: Các nguyên tố đại lượng gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. Câu 9: Quá trình khử nitrat là - + A. quá trình chuyển hóa NO3 thành NH4 . + - B. quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3 . - - C. quá trình chuyển hóa NO3 thành NO2 . - + D. quá trình chuyển hóa NO2 thành NH4 . Câu 10: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng A. tạo cho các ion đi vào khí khổng. B. kích thích các bơm ion hoạt động. C. làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng. D. làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.
  12. Câu 11: Những loài cây thuộc nhóm thực vật CAM là A. xương rồng, thuốc bỏng. B. lúa, khoai, sắn, đậu. C. ngô, mía, cỏ gấu. D. rau dền, các loại rau. Câu 12: Pha tối của quang hợp A. diễn ra ở xoang tilacôit. B. không sử dụng sản phẩm của pha sáng. C. sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2. D. diễn ra ngay cả khi cây không được chiếu sáng. Câu 13: Bào quan thực hiện chức năng hô hấp là A. mạng lưới nội chất. B. không bào. C. ti thể. D. lục lạp. Câu 14: Khi nói về mối tương quan giữa nhiệt độ, hàm lượng nước và nồng độ CO2 với hô hấp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Nhiệt độ càng tăng thì cường độ hô hấp càng tăng. B. Hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp càng tăng thì cường độ hô hấp càng giảm. C. Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ quan hô hấp. D. Nồng độ CO2 tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp. Câu 15: Trong các động vật sau, động vật có dạ dày đơn và manh tràng phát triển là
  13. A. bò. B. thỏ. C. gấu. D. gà rừng. Câu 16: Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở người, quá trình tiêu hóa prôtêin chỉ diễn ra ở ruột non. B. Ở thủy tức, thức ăn chỉ được tiêu hóa nội bào. C. Ở thỏ, một phần thức ăn được tiêu hóa ở manh tràng nhờ vi sinh vật cộng sinh. D. Ở động vật nhai lại, dạ cỏ tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin. Câu 17: Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở A. thực quản. B. ruột non. C. dạ dày. D. ruột già. Câu 18: Ở người, thức ăn vào miệng sẽ lần lượt qua các bộ phận là A. miệng → thực quản → ruột non → ruột già → dạ dày. B. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già. C. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già. D. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già. Câu 19: Trao đổi khí bằng hệ thống túi khí là hình thức hô hấp của A. giun đất. B. châu chấu.
  14. C. ếch nhái. D. chim. Câu 20: Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là A. khoang mũi. B. thanh quản. C. phế nang. D. phế quản. Câu 21: Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước. II. Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp. III. Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu. IV. Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng O2 trong nước. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Khi nói về sự di chuyển của khí O2 và khí CO2 diễn ra ở các mô của các cơ quan, phát biểu nào sau đây đúng? A. O2 từ tế bào vào máu. B. O2 từ máu ra phế nang.
  15. C. CO2 từ tế bào vào máu. D. Sau khi trao đổi khí nồng độ O2 trong máu tăng cao. Câu 23: Loài động vật sau đây có hệ tuần hoàn kép là A. kiến. B. chuột. C. cá chép. D. giun đất. Câu 24: Khi nói về đặc điểm hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào. II. Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín. III. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình. IV. Tốc độ máu chảy nhanh. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25: Thành phần không thuộc hệ dẫn truyền tim là A. nút xoang nhĩ. B. van nhĩ thất. C. nút nhĩ thất. D. bó His. Câu 26: Sắp xếp các loại mạch sau theo chiều giảm dần của huyết áp?
  16. A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Tĩnh mạch → mao mạch → động mạch. C. Mao mạch → động mạch → tĩnh mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch. Câu 27: Khi môi trường có nhiệt độ cao thì cơ thể người thoát nhiều mồ hôi. Sự thoát mồ hôi giúp ổn định thân nhiệt là một cơ chế cân bằng nội môi. Ở cơ chế này, bộ phận điều khiển là A. não bộ. B. da. C. ruột. D. tim. Câu 28: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về tác dụng của các kích tố insulin và glucagôn trong cơ chế điều hòa đường huyết? I. Insulin có tác dụng đưa lượng glucôzơ từ máu vào tế bào làm hạ đường huyết sau bữa ăn đến mức 0,12%. II. Glucagôn có tác dụng đồng hóa, làm hạ đường huyết đến mức 0,12%. III. Khi hoạt động nhiều, lượng đường glucôzơ trong máu giảm xuống, glucagôn có tác dụng chuyển hóa chất dự trữ thành đường làm tăng lượng đường đến mức 0,12%. IV. Khi đường huyết hạ, insulin tháo gỡ chất dự trữ biến thành đường glucôzơ làm tăng lượng đường đến mức 1,2 gam/lít. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
  17. Câu 29: Hướng động là A. hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. B. vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích từ môi trường. C. cử động sinh trưởng của cây về phía có ánh sáng. D. hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. Câu 30: Những ứng động nào sau đây là ứng động sinh trưởng? A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng. B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở. C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở. D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở. Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề thi khảo sát chất lượng Học kì 1 Năm học 2021 - 2022 Bài thi môn: Sinh học lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi Học kì 1 Sinh học lớp 11 có ma trận Đề số 8 Câu 1: Dạng nước chính tồn tại trong cây là A. nước liên kết. B. nước tự do và nước trọng lực.
  18. C. nước tự do và nước liên kết. D. nước trọng lực. Câu 2: Khi nói về sự liên quan giữa độ ẩm không khí và quá trình thoát hơi nước ở lá, phát biểu nào sau đây đúng? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 3: Nồng độ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận bằng cách A. hấp thụ thụ động. B. hấp thụ chủ động. C. khuếch tán. D. thẩm thấu. Câu 4: Dịch mạch gỗ bao gồm A. nước, ion khoáng và các chất hữu cơ. B. nước, các chất hữu cơ và axit amin. C. nước, ion khoáng và vitamin. D. nước, các chất hữu cơ và vitamin. Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây. II. Dịch mạch gỗ chỉ vận chuyển các chất theo một chiều từ lá xuống rễ. III. Một lượng chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở lá sẽ dự trữ ở củ hoặc ở quả.
  19. IV. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 6: Các điều kiện của môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước trong cây là A. ánh sáng, nhiệt độ, độ pH và dinh dưỡng khoáng. B. ánh sáng, độ ẩm và dinh dưỡng khoáng. C. nhiệt độ, độ ẩm và độ pH. D. ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng khoáng. Câu 7: Đối với cơ thể thực vật, kali có vai trò chủ yếu là A. cân bằng nước và ion trong tế bào, thúc đẩy sự ra hoa. B. thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; thúc đẩy sự ra hoa. C. thành phần của thành tế bào, màng tế bào; tham gia hoạt hoá enzim. D. cân bằng nước và ion trong tế bào, tham gia hoạt hóa enzim. Câu 8: Khi lá cây bị vàng, nhóm nguyên tố liên quan đến hiện tượng này là A. N, S, Mg. C. S, P, K. B. N, P, K. D. K, P, Mg. Câu 9: Hoạt động của vi sinh vật làm giảm sút nguồn nitơ trong đất là quá trình
  20. A. nitrat hóa B. phản nitrat hóa. C. cố định nitơ. D. amôn hóa. Câu 10: tích lũy nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, cách tốt nhất để thực vật giải độc là A. hình thành amit. B. chuyển vị amin. C. amin hóa trực tiếp các axit xêtô. D. khử nitrat. Câu 11: Sắc tố trực tiếp tham gia chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH là A. diệp lục a. B. diệp lục b. C. carôtenôit. D. xantôphyl. Câu 12: Khi nói về chu trình Canvin, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chu trình Canvin chỉ xảy ra vào ban đêm. B. Chu trình Canvin giúp tổng hợp glucôzơ. C. Chu trình Canvin giải phóng CO2. D. Chu trình Canvin giải phóng O2. Câu 13: Quá trình phân giải hiếu khí trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn
  21. A. đường phân hiếu khí và chu trình Crep. B. đường phân và hô hấp hiếu khí. C. ôxi hóa chất hữu cơ và khử. D. cacbôxyl hóa, khử, tái tạo chất nhận. Câu 14: Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quang hợp và hô hấp có phương trình như nhau. B. Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp. C. Hô hấp cung cấp ATP cho quang hợp. D. Hô hấp diễn ra ở lục lạp, quang hợp diễn ra ở ti thể. Câu 15: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức A. tiêu hóa nội bào. B. tiêu hóa ngoại bào và nội bào. C. tiêu hóa ngoại bào. D. tiêu hóa trong túi tiêu hóa. Câu 16: Chiều hướng tiến hóa của các hình thức tiêu hóa là A. tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào. B. tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bà → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào C. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào. D. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. Câu 17: Thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn vì A. cơ thể động vật ăn thực vật thường lớn, dạ dày to. B. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa.
  22. C. thức ăn nghèo chất dinh dưỡng, nhiều vitamin. D. thành phần thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ khó tiêu hóa. Câu 18: Trong quá trình tiêu hóa ở cừu, thức ăn sau khi được đưa đến dạ lá sách thì sẽ di chuyển theo con đường nào sau đây? A. Dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong → ruột non → ruột già. B. Dạ lá sách → dạ tổ ong → ruột non → manh tràng → ruột già. C. Dạ lá sách → dạ múi khế → ruột non → ruột già. D. Dạ lá sách → dạ tổ ong → ruột non → ruột già. Câu 19: Xét về bản chất hóa học, hô hấp là quá trình A. chuyển hoá, thu nhận O2 và thải CO2 xảy ra trong tế bào. B. ôxi hoá sinh học nguyên liệu hô hấp thành CO2, H2O và tích luỹ ATP. C. chuyển các nguyên tử H từ chất cho H sang chất nhận H. D. thu nhận năng lượng của tế bào. Câu 20: Loài giun đất có hình thức hô hấp nào sau đây? A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. B. Hô hấp bằng mang. C. Hô hấp bằng phổi. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 21: Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch A. song song với dòng nước. B. song song, cùng chiều với dòng nước.
  23. C. vuông góc với dòng nước. D. song song, ngược chiều với dòng nước. Câu 22: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của quá trình hô hấp? A. CO2. B. NADH. C. H2O. D. ATP. Câu 23: Cho các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí: I. Diện tích bề mặt lớn. II. Mỏng và luôn ẩm ướt. III. Có rất nhiều mao mạch. IV. Có sắc tố hô hấp. V. Dày và luôn ẩm ướt. Hiệu quả trao đổi khí của bề mặt trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm là A. I, II, III, IV. B. I, II, III. C. I, IV, V. D. I, III, V. Câu 24: Động vật có hệ tuần hoàn kín, hai vòng tuần hoàn là A. thỏ. B. châu chấu. C. cá chép.
  24. D. tôm. Câu 25: Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở những điểm nào sau đây? I. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh hơn. II. Tốc độ của máu nhanh hơn. III. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh. IV. Có dịch mô, nhờ đó đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và trao đổi khí nhanh và hiệu quả. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Ở người trưởng thành, thời gian của một chu kì co tim là A. 0,8 giây. B. 1 giây. C. 1,5 giây. D. 1,2 giây. Câu 27: Cho các phát biểu sau về hoạt động của tim và hệ mạch: I. Huyết áp tối đa đạt được lúc tâm thất co, huyết áp tối thiểu đạt được lúc tâm thất dãn. II. Ở đa số động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể. III. Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, khi tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
  25. IV. Trình tự hoạt động của một chu kì tim là pha co tâm thất, pha co tâm nhĩ, pha dãn chung. Số phát biểu không đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 28: Cân bằng nội môi là hoạt động A. duy trì sự ổn định trong tế bào. B. duy trì sự ổn định của máu. C. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. D. duy trì sự ổn định của bạch huyết. Câu 29: Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH. II. Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp. III. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu. IV. Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm prôtêin là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazơ. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
  26. Câu 30: Điểm khác nhau giữa ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là A. ứng động sinh trưởng phụ thuộc vào cấu trúc kiểu hình dưới tác động của ngoại cảnh còn ứng động không sinh trưởng xuất hiện không phải do sự sinh trưởng. B. ứng động không sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích còn ứng động sinh trưởng xảy ra do sự sinh trưởng đồng đều tại các mặt trên và mặt dưới của cơ quan khi có kích thích. C. ứng động sinh trưởng xảy ra do biến động sức trương trong các tế bào chuyên hoá còn ứng động không sinh trưởng xảy ra do tác động của nhiệt độ. D. ứng động sinh trưởng là quang ứng động còn ứng động không sinh trưởng là ứng động sức trương.