Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Lợi

Câu 1: Ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất?

  1. Nông nghiệp.              B. Công nghiệp.               C. Xây dựng.                   D. Dịch vụ.

Câu 2: Vấn đề dân số cần giải quyết ở các nước phát triển hiện nay là

A. bùng nổ dân số.                                                   B. già hoá dân số.

C. tỉ lệ dân thành thị cao.                                         D. phân hoá giàu nghèo.

Câu 3: Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là

A. Mất cân bằng giới tính.                                        B. Ô nhiễm môi trường.

C. Cạn kiệt nguồn nước ngọt.                                   D. Động đất và núi lửa.

Câu 4: Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là

A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao.               B. Số người trong độ tuổi lao đôngđông.

C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.                 D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới.

docx 14 trang Yến Phương 22/03/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxcau_hoi_on_tap_cuoi_ki_1_dia_li_lop_11_nam_hoc_2021_2022_tru.docx

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập cuối kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lê Lợi

  1. CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KỲ I LỚP 11 I. TRẮC NGHIỆM BÀI 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU 1. Nhận biết Câu 1: Ngành nào đã đưa khí thải vào khí quyển nhiều nhất? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ. Câu 2: Vấn đề dân số cần giải quyết ở các nước phát triển hiện nay là A. bùng nổ dân số. B. già hoá dân số. C. tỉ lệ dân thành thị cao. D. phân hoá giàu nghèo. Câu 3: Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là A. Mất cân bằng giới tính. B. Ô nhiễm môi trường. C. Cạn kiệt nguồn nước ngọt. D. Động đất và núi lửa. Câu 4: Một trong những biểu hiện của dân số thế giới đang có xu hướng già đi là A. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao. B. Số người trong độ tuổi lao đông đông. C. Tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao. D. Tuổi thọ của nữ giới cao hơn nam giới. 2. Thông hiểu Câu 5: Dân số già dẫn tới hệ quả nào sau đây? A. Thiếu hụt nguồn lao động. B. Cạn kiệt nguồn tài nguyên. C. Gây sức ép tới môi trường. D. Thất nghiệp và thiếu việc làm. Câu 6: Suy giảm đa dạng sinh học không dẫn đến hệ quả nào sau đây? A. Giảm sút sinh khối của rừng. B. Mất đi nguồn gen quý hiếm. C. Mất đi nguồn thuốc chữa bệnh. D. Suy giảm số lượng loài sinh vật. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là A. chặt phá rừng bừa bãi. B. dân số tăng nhanh. C. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu. D. chất thải chưa được xử lý đổ ra sông, hồ. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng môi trường toàn cầu đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề là A. áp lực của gia tăng dân số. B. sự tăng trưởng hoạt động nông nghiệp. C. sự tăng trưởng hoạt động công nghiệp. D. sự tăng trưởng hoạt động dịch vụ.
  2. BÀI 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC 1. Nhận biết Câu 1: Khó khăn lớn về tự nhiên của các nước Châu Phi đối với phát triển kinh tế là A. khí hậu khô nóng. B. giảm diện tích rừng. C. nhiều thiên tai. D. thiếu đất canh tác. Câu 2: Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á? A. Ca-dắc-xtan. B. Ả- rập- Xê út. C. Ba-ranh. D. Ca-ta. Câu 3: Tài nguyên nào sau đây hiện đang bị khai thác mạnh ở châu Phi? A. Khoáng sản và thủy sản. B. Khoáng sản và rừng. C. Rừng và thủy sản. D. Đất, rừng và thủy sản. Câu 4: Việc khai thác khoáng sản ở châu Phi chủ yếu mang lại lợi ích cho A. các nước có tài nguyên. B. người lao động nghèo. C. công ty tư bản nước ngoài. D. một nhóm người lao động. 2. Thông hiểu Câu 5: Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do A. tỉ suất tử thô giảm còn chậm. B. trình độ học vấn người dân thấp. C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. D. tỉ suất gia tăng cơ giới còn cao. Câu 6: Lợi thế chủ yếu nhất để các nước Mỹ La Tinh có thể phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới là A. thị trường tiêu thụ rộng lớn. B. có nhiều loại đất khác nhau. C. có nhiều cao nguyên bằng phẳng. D. có khí hậu nhiệt đới điển hình. Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh? A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên. C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều. Câu 8: Điểm tương đồng về mặt tự nhiên khu vực Tây Nam Á và Trung Á A. nằm ở vĩ độ rất cao, giàu tài nguyên rừng. B. có khí hậu khô hạn, giàu tài nguyên dầu mỏ. C. có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng. D. có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản. Câu 9: Nguyên nhân không phải là chủ yếu làm cho đa số các nước châu Phi có nền kinh tế kém phát triển là A. quá trình đô thị hóa tự phát. B. phương pháp quản lí còn yếu kém. C. xung đột sắc tộc xảy ra ở nhiều nơi. D. sự thống trị lâu dài của chủ nghĩa thực dân.
  3. BÀI 6. HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ 1. Nhận biết Câu 1: Cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của Hoa Kì chia thành mấy nhóm ngành? A. 2 nhóm. B. 3 nhóm. C. 4 nhóm D. 5 nhóm. Câu 2: Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn A. thứ 1 thế giới. B. thứ 2 thế giới. C. thứ 3 thế giới. D. thứ 4 thế giới. Câu 3: Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương có tiềm năng lớn về A. muối mỏ, hải sản. B. hải sản, du lịch. C. kim cương, đồng. D. du lịch, than đá. Câu 4: Hiện nay ở Hoa Kì, người Anh điêng sống tập trung ở vùng A. đồi núi phía Tây. B. đồi núi phía Đông. C. đồng bằng phía Nam. D. đồi gò phía Bắc. Câu 5: Dân cư Hoa Kì có nguồn gốc chủ yếu từ A. Châu Âu. B. Châu Phi. C. Châu Á. D. Mĩ La tinh. Câu 6: Bang Alaxca nổi tiếng nhất với loại khoáng sản nào sau đây? A. Than và quặng sắt. B. Thiếc và đồng. C. Dầu mỏ và khí đốt. D. Vàng và kim cương Câu 7: Vùng có mật độ dân số cao nhất của Hoa Kì là A. vùng Đông Bắc. B. vùng Đông Nam. C. vùng trung tâm. D. vùng phía Tây. Câu 8: Ngành công nghiệp nào của Hoa kì có sản lượng đứng đầu thế giới? A. Nhôm. B. Than đá. C. Điện lực. D. Dầu thô. Câu 9: Than và sắt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của Hoa Kì? A. Ven Thái Bình Dương. B. Ven Đại Tây Dương. C. Vịnh Mêhicô. D. Xung quanh vùng Ngũ Hồ. Câu 10: Vùng phía Tây Hoa Kỳ chủ yếu có khí hậu A. Cận nhiệt đới và hoang mạc. B. Cận nhiệt đới và bán hoang mạc C. Cận nhiệt đới và ôn đới hả dương. D. Hoang mạc và bán hoang mạc Câu 11: Vùng ven bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ có khí hậu A. Cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. B. Cận nhiệt đới và bán hoang mạc C. Cận nhiệt đới và hoang mạc. D. Bán hoang mạc và ôn đới hải dương Câu 12: Vùng phía Tây Hoa Kỳ, tài nguyên chủ yếu có A. Rừng, kim loại màu, dầu mỏ. B. Rừng, kim loại đen, kim loại màu C. Rừng, thủy điện, kim loại màu. D. Rừng, thủy điện, than đá Câu 13: Vùng phía Đông Hoa Kỳ có địa hình chủ yếu là A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn, núi thấp. B. Đồng bằng ven biển tương đối lớn, núi thấp C. Cao nguyên cao, đồ sộ và núi thấp. D. Đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, núi thấp Câu 14: Các tài nguyên chủ yếu ở vùng phía Đông Hoa Kỳ là
  4. A. Đồng cỏ, than đá, rừng. B. Dầu mỏ, than đá, rừng C. Than đá, sắt, thủy năng. D. Rừng, sắt, thủy năng Câu 15: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ là sản phẩm của ngành A. nông nghiệp. B. thủy sản. C. công nghiệp chế biến. D. công nghiệp khai khoáng. Câu 16: Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của bang Alaxca (Hoa Kì) là A. bán đảo rất rộng lớn, nằm ở phía đông bắc. B. địa hình gồm đồi núi, cao nguyên, đồng bằng. C. có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên. D. có trữ lượng lớn về than đá và khí tự nhiên. Câu 17: Vùng ven bờ Thái Bình Dương của Hoa Kì có khí hậu A. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. B. cận nhiệt đới và bán hoang mạc. C. cận nhiệt đới và ôn đới lục địa. D. bán hoang mạc và ôn đới lục địa. Câu 18: Các cao nguyên và bồn địa ở vùng núi phía tây phần lãnh thổ Hoa Kì ở trung tâm Bắc Mĩ có kiểu khí hậu là A. cận nhiệt đới và hoang mạc. B. cận nhiệt đới và bán hoang mạc. C. cận nhiệt đới và ôn đới hải dương. D. hoang mạc và bán hoang mạc. Câu 19: Lãnh thổ Hoa Kì không bao gồm bộ phận nào dưới đây? A. Bán đảo Alatxca. B. Quần đảo Haoai. C. Quần đảo Ăng-ti. D. Phần đất ở trung tâm Bắc Mỹ. Câu 20: Đặc điểm nổi bật của địa hình Hoa Kì là A. độ cao giảm từ Tây sang Đông. B. độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam. C. độ cao không chênh lệch nhau giữa các khu vực. D. cao ở phía Tây và Đông, thấp ở vùng trung tâm. Câu 21: Than đá và quặng sắt có trữ lượng rất lớn của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở các vùng nào sau đây? A. Vùng phía Tây và vùng Trung tâm. B. Vùng phía Đông và vùng Trung tâm. C. vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca. D. Vùng phía Đông và quần đảo Ha-oai. Câu 22: Các loại khoáng sản: vàng, đồng, chì của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Vùng phía Tây. B. Vùng phía Đông. C. Vùng Trung tâm. D. Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai. Câu 23: Dầu khí tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của Hoa Kì? A. Ven Thái Bình Dương. B. Ven Đại Tây Dương C. Vịnh Mêhicô. D. Vùng đồng bằng trung tâm 2. Thông hiểu Câu 24: Dân cư thành thị của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu ở các thành phố có quy mô A. lớn và cực lớn. B. lớn và vừa. C. vừa và nhỏ. D. cực lớn. Câu 25: Hệ thống sông có giá trị kinh tế và giao thông lớn nhất của Hoa Kì là A. Mixixipi - Mitxuri. B. Côlôrađô. C. Côlumbia. D. Xanh Lôrăng.
  5. Câu 26: Khu vực có nhiều người châu Á sinh sống nhiều nhất hiện nay ở Hoa Kì là A. Ven Thái Bình Dương. B. Ven Đại Tây Dương C. Ven Vịnh Mêhicô. D. Trong nội địa Câu 27: Loại hình giao thông vận tải có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Hoa Kì hiện nay là A. đường bộ. B. đường biển. C. đường hàng không. D. đường sông hồ. Câu 28: Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở A. vùng Phía Tây. B. vùng Đông Bắc. C. vùng phía Nam. D. vùng Nội địa. Câu 29: Dân số Hoa Kì tăng nhanh chủ yếu do A. nhập cư. B. tỉ suất sinh cao. C. gia tăng tự nhiên. D. tỉ suất tử thấp. Câu 30: Về thiên tai, Hoa Kì được mệnh danh là A. quê hương của vòi rồng. B. quê hương của bão. C. quê hương của lũ lụt. D. quê hương của lở đất. Câu 31: Về tự nhiên, Alatxca của Hoa Kỳ không có đặc điểm chung nhất là A. Là bán đảo rộng lớn. B. Địa hình chủ yếu là đồi núi C. Khí hậu ôn đới hải dương. D. Trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên Câu 32: Thế mạnh về thủy điện của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Vùng phía Tây và vùng phía Đông. B. Vùng phía Đông và vùng trung tâm. C. Vùng trung tâm và bán đảo Alaxca. D. Bán đảo Alaxca và quần đảo Haoai. Câu 33: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì? A. Dân đông nhờ một phần lớn vào nhập cư. B. Người châu Âu chiếm tỉ lệ lớn dân cư. C. Chi phí đầu tư ban đầu cho nhập cư cao. D. Nguồn nhập cư là nguồn lao động lớn. Câu 34: Lợi ích lớn nhất do người nhập cư mang đến cho Hoa Kì là A. nguồn lao động có trình độ cao. B. nguồn vốn đầu tư lớn. C. nền văn hóa đa dạng. D. đa dạng về chủng tộc. Câu 35: Lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kì làm cho tự nhiên thay đổi từ A. Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao. B. Tây sang Đông, từ thấp lên cao. C. thấp lên cao, từ ven biển vào nội địa. D. Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Câu 36: Khí hậu của vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương của Hoa Kì thuận lợi cho trồng A. cây lương thực và cây ăn quả. B. cây công nghiệp và cây ăn quả. C. cây dược liệu và cây công nghiệp. D. cây công nghiệp và cây dược liệu. Câu 37: Hoá dầu, hàng không vũ trụ, điện tử, viễn thông là các ngành công nghiệp chủ yếu của A. vùng Đông Bắc. B. vùng Nội địa. C. Alaxca và Haoai. D. phía Nam và ven thái Bình Dương. 3. Vận dụng Câu 38: Cho bảng số liệu:
  6. DÂN SỐ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1920 - 2016 Năm 1920 1940 1960 1980 2000 2010 2016 Số dân (triệu người) 103,3 132,8 180,7 226,5 282,2 309,3 323,1 (Nguồn Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê 2017) Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình dân số của Hoa Kì, giai đoạn 1920 - 2016? A. Biến động mạnh. B. Tăng nhanh. C. Giảm nhanh. D. Ít có sự biến động. Câu 39: Cho bảng số liệu: SỐ DÂN CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM (Đơn vị: triệu người) Năm 1800 1840 1880 1920 1960 2005 2015 Số dân 5 17 50 105 179 296,5 321,8 GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 2010 1852,3 2365,0 2012 2198,2 2763,8 2014 2375,3 2884,1 2015 2264,3 2786,3 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB thống kê, 2016) Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với tình hình xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn 2010 - 2015? A. Nhập khẩu tăng nhiều hơn xuất khẩu. B. Xuất khẩu tăng chậm hơn nhập khẩu. C. Nhập khẩu luôn lớn hơn xuất khẩu. D. Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng lên. Câu 41: Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2010 2013 2014 2015 2016 Hoa Kì 14 964 16 692 17 393 18 121 18 624 Nhật Bản 5 700 5 156 4 849 4 383 5 700 Trung Quốc 6 101 9 607 10 482 11 065 11 199 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thống kê, 2017)
  7. Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia giai đoạn 2010 - 2016, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột. B. Miền. C. Kết hợp. D. Đường. Câu 42: Cho bảng số liệu sau: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ VÀ NHẬT BẢN NĂM 2010 (Đơn vị: triệu USD) Quốc gia Xuất khẩu Nhập khẩu Nhật Bản 769,8 692,4 Hoa Kì 1 831,9 2 316,7 (Nguồn Tuyển tập đề thi Olimpic 30 tháng 4 năm 2018) Nhận xét nào sau đây là đúng về tỉ trọng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kì và Nhật Bản? A. Tỉ trọng nhập khẩu của Hoa Kì nhỏ hơn xuất khẩu. B. Tỉ trọng xuất khẩu của Hoa Kì nhỏ hơn nhập khẩu. C. Tỉ trọng nhập khẩu của Nhật Bản cao hơn xuất khẩu. D. Tỉ trọng xuất khẩu của Nhật Bản bằng tỉ trọng nhập khẩu.
  8. BÀI 7. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 1. Nhận biết Câu 1: Những quốc gia nào có vai trò sáng lập EU? A. Italia, Pháp, Phần Lan, Đức, Thụy Điển. B. Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxambua. C. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Đức, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Phần Lan, Bỉ. Câu 2: Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về A. con người, hàng hóa, cư trú, dịch vụ. B. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người. C. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc. D. tiền vốn, con người, dịch vụ, cư trú. Câu 3: Liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ hình thành tại khu vực biên giới của các nước A. Hà Lan, Bỉ, Đức. B. Hà Lan, Pháp, Áo. C. Bỉ, Pháp, Đan Mạch. D. Đức, Hà Lan, Pháp. Câu 4: Các nước sáng lập máy bay E- bớt là A. Đức, Ý, Pháp. B. Anh, Pháp, Bỉ. C. Đức, Pháp, Anh. D. Pháp, Anh, Ý. Câu 5: Đường hầm giao thông dưới biển Măng - sơ nối liền châu Âu lục địa với quốc gia nào sau đây? A. Đức. B. Pháp. C. Anh. D. Đan Mạch. Câu 6: Tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu bao gồm A. hàng hóa, di chuyển, cư trú, tiền vốn. B. dịch vụ, tiền vốn, cư trú, văn hóa. C. tiền vốn, di chuyển, văn hóa, hàng hóa. D. dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, di chuyển. Câu 7: Trụ sở hiện nay của liên minh châu Âu được đặt ở A. Brucxen (Bỉ). B. Béc- lin (Đức). C. Pari (Pháp). D. Matxcova (Nga). Câu 8. Tự do di chuyển bao gồm: A. Tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán. B. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải. C. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. D. Tự do đi lại, cư trú, dịch vụ thông tin liên lạc. Câu 9. Tự do lưu thông hàng hóa là A. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. B. Tự do đối với các dịch vụ vận tải du lịch. C. Bãi bỏ các hạn chế đối với giao dịch thanh toán. D. Hàng hóa bán ra của mỗi nước không chịu thuế giá trị gia tăng. Câu 10. Việc sử dụng đồng tiền chung (ơ-rô) trong EU sẽ A. Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu.
  9. B. Làm tăng rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. C. Làm cho việc chuyển giao vốn trong EU trở nên khó khăn hơn. D. Công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia trở nên phức tạp. Câu 11. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là A. Tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ. B. Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa và dịch vụ. C. Tăng thuế các nước thành viên khi lưu thông hàng hóa, dịch vụ. D. Tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối. Câu 12. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là A. Gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối. B. Tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các nước. C. Tăng thêm diện tích và số dân của toàn khối. D. Tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối. Câu 13. Khó khăn của EU khi sử dụng đồng tiền chung là A. Làm phức tạp hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp đa quốc gia. B. Tăng tính rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. C. Gây trở ngại cho việc chuyển giao vốn trong EU. D. Gây nên tình trạng giá hàng tiêu dùng tăng cao và dẫn tới lạm phát. 2. Thông hiểu Câu 14: Quá trình mở rộng các nước thành viên EU chủ yếu hướng về A. phía Tây. B. phía Đông. C. phía Bắc. D. phía Nam. Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng với EU? A. Là một liên minh chủ yếu về an ninh và chính trị. B. Liên minh ra đời trên cơ sở liên kết về kinh tế. C. Số lượng thành viên của EU tính đến 2007 là 27. D. Tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công nhất. Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng với ý nghĩa của liên kết vùng? A. Người dân được lựa chọn quốc gia trong vùng để làm việc. B. Người dân được nhận thông tin báo chí bằng ngôn ngữ của mỗi nước. C. Sinh viên các nước trong vùng có thể theo học những khóa đào tạo chung.
  10. D. Các con đường xuyên biên giới không được xây dựng. Câu 17: Tự do di chuyển trong Liên minh châu Âu không bao gồm nội dung nào sau đây? A. Tự do đi lại. B. Tự do cư trú. C. Tự do chọn nơi làm việc. D. Tự do thông tin liên lạc. Câu 18: Việc sử dụng đồng Ơ - rô không mang lại lợi ích nào sau đây cho EU? A. Nâng cao sức cạnh tranh thị trường chung châu Âu. B. Thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. C. Thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. D. Thu hẹp trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên. Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu? A. Người dân EU được tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc. B. Các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được tăng cường. C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối. D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong thị trường chung. Câu 20: Hoạt động nào sau đây không thực hiện trong liên kết vùng Châu Âu? A. Tự do đi sang nước láng giềng làm việc. B. Xuất bản tạp chí chung với nhiều thứ tiếng. C. Phối hợp tổ chức khóa đào tạo chung. D. Tổ chức chung các hoạt động chính trị. 3. Vận dụng Câu 21: Phát triển liên kết vùng ở châu Âu không nhằm chủ yếu vào việc thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết về A. xã hội. B. văn hóa. C. chính trị. D. kinh tế. Câu 22: Ở Liên minh châu Âu (EU), một luật sư người I-ta-li-a có thể làm việc ở Béc - lin như một luật sư Đức là biểu hiện của A. tự do di chuyển. B. tự do lưu thông tiền vốn. C. tự do lưu thông dịch vụ. D. tự do lưu thông hàng hóa. Câu 23: Một chiếc máy bay do Pháp sản xuất khi xuất khẩu sang Hà Lan A. cần giấy phép của chính phủ Hà Lan. B. phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan. C. không phải nộp thuế cho chính phủ Hà Lan. D. thực hiện chính sách thương mại riêng ở Hà Lan. Câu 24: Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ - rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là A. thủ tiêu những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ. B. tạo thuận lợi cho việc chuyển giao vốn trong EU. C. nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. D. đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp. Câu 25: Việc đưa vào sử dụng đồng tiền chung của EU không có tác dụng nào sau đây?
  11. A. Sức cạnh tranh của thị trường chung Châu Âu được nâng cao. B. Triệt tiêu lạm phát, trở thành đồng tiền có giá trị lớn nhất thế giới. C. Việc chuyển giao vốn trong EU ngày càng trở nên thuận lợi hơn. D. Việc thanh quyết toán của các doanh nghiệp đa quốc gia dễ dàng hơn. Câu 26: Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc A. bãi bỏ các rào cản đối với giao dịch thanh toán. B. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất. C. nhà đầu tư mở tài khoản tại các nước EU khác. D. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hóa của mỗi nước. 4. Vận dụng cao Câu 27: Giá nông sản của EU thấp hơn so với giá thị trường thế giới vì A. EU đã hạn chế nhập khẩu nông sản. B. giá lao động nông nghiệp rẻ. C. đầu tư nguồn vốn lớn cho nông nghiệp. D. trợ cấp cho hàng nông sản EU. Câu 28: Ca-li-nin-grat là tỉnh nằm ngoài lãnh thổ Nga nhưng hết sức quan trọng vì A. là điểm trung chuyển hàng hóa của Nga và EU. B. là tỉnh giàu có về tài nguyên khoáng sản như dầu khí. C. là tỉnh có đất đai phì nhiêu phát triển nông nghiệp. D. là một trung tâm công nghiệp lớn của Liên Bang Nga. Câu 29: Nguyên nhân nào sau đây là đúng nhất trong việc phát triển các liên kết vùng? A. Thực hiện chung các dự án về giáo dục. B. Thực hiện chung các dự án về văn hóa. C. Tận dụng những lợi thế riêng của mỗi nước. D. Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước. Cho bảng số liệu: Tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới năm 2017 (Đơn vị: %)
  12. Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi sau Câu 30. Để thể hiện được tỉ trọng GDP, số dân của EU và một số nước trên thế giới, biểu đồ thích hợp là A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ kết hợp (cột và đường). Câu 31. Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt HOA KÌ, Nhật Bản. B. Tỉ trọng GDP của EU so với các nước ngày càng tăng. C. Tỉ trọng số dân của EU so với các nước ngày càng tăng. D. So với các nước, tỉ trọng GDP của EU lớn là do có số dân đông. II. TỰ LUẬN Câu 1. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì có thuận lợi gì trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội? Câu 2. Dân nhập cư có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT - XH của Hoa Kì? Câu 3. Hãy trình bày những đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì. Nêu nguyên nhân làm cho nền kinh tế Hoa Kì nhanh chóng trở thành nước có GDP lớn nhất TG. Câu 4.
  13. Hãy nêu đặc điểm ngành dịch vụ của Hoa Kì. Giải thích tại sao Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới? Câu 5. Cho bảng số liệu: GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021 (Đơn vị: tỉ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 2015 1852,3 2365,0 2017 2198,2 2763,8 2019 2375,3 2884,1 2021 2264,3 2786,3 a, Theo bảng số liệu, tính tỉ trọng xuất nhập khẩu của Hoa Kì, giai đoạn từ năm 2015 - 2021? b, Nhận xét về tỉ trọng xuất – nhập khẩu giai đoạn trên? Câu 6. Cho bảng số liệu: GDP của Hoa Kì và một số châu lục – Năm 2017 (Đơn vị: tỉ USD) Khu vực Toàn thế giới Hoa Kì Châu Âu Châu Á Châu Phi GDP 79865,5 19390,6 17308,8 12014,6 4872,1 a, Tính tỉ trọng GDP của Hoa Kì và một số châu lục trên so với toàn thế giới năm 2012. b, Nhận xét và giải thích tại sao Hoa Kì trở thành quốc gia có nền kinh tế hàng đầu Thế giới?
  14. Câu 7. Cho bảng số liệu: DÂN SỐ CỦA HOA KÌ GIAI ĐOẠN 1920 - 2016 Năm 1920 1940 1960 1980 2000 2010 2016 Số dân (triệu người) 103,3 132,8 180,7 226,5 282,2 309,3 323,1 (Nguồn Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê 2017) a, Tính tốc độ tăng trưởng của dân số Hoa Kỳ qua các năm (cho năm 1920 là 100%)? b, Nhận xét về tình hình dân số của Hoa Kỳ giai đoạn 1920 - 2016? HẾT