Đề cương kiểm tra cuối học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11

I. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Phương hướng cơ bản: 

+ Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước 

+ Thường xuyên gd, tuyên truyền, xd ý thức trách nhiệm về bảo vệ TN, MT cho toàn dân

+ Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu 

+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên

+ Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TN, TN

+ Áp dụng công nghệ hiện đại 

II. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Chấp hành chính sách, PL về bảo vệ TN, MT.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ TN, MT 

- Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm PL về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

docx 3 trang Yến Phương 06/04/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương kiểm tra cuối học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương kiểm tra cuối học kì 2 Giáo dục công dân Lớp 11

  1. ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA CUỐI HK II GDCD 11 Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Mục tiêu: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. - Phương hướng cơ bản: + Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước + Thường xuyên gd, tuyên truyền, xd ý thức trách nhiệm về bảo vệ TN, MT cho toàn dân + Coi trong công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu + Chủ động phòng ngừa ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện MT, bảo tồn thiên nhiên + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm TN, TN + Áp dụng công nghệ hiện đại II. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Chấp hành chính sách, PL về bảo vệ TN, MT. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ TN, MT - Vận động mọi người cùng thực hiện; chống lại các hành vi vi phạm PL về tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bài 13 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO,KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ 1. Chính sách giáo dục và đào tạo a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo - Mở rộng qui mô giáo dục - Ưu tiên đầu tư cho giáo dục - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá giáo dục - Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo; 2. Chính sách khoa học và công nghệ a) Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ - Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. - Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền KT quốc dân. - Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động KH và CNo. b) Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
  2. - Đổi mới cơ chế quản lí KH và CNo - Tạo thị trường cho KH và CNo - Xây dựng tiềm lực cho KH và CNo - Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm 3. Chính sách văn hoá a) Nhiệm vụ của văn hoá Xây dựng nền VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. b) Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Làm cho CN M- LN và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống VH của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa VH nhân loại. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ VH, phát huy tiềm năng sáng tạo VH của nhân dân. 4. Trách nhiệm công dân đối với chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá - Tin tưởng và chấp hành đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá. - Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn - Ra sức trao dồi phẩm chất đạo đức chiếm lĩnh kiến thức khoa học- kĩ thuật - Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Bài 14 CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 1. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Kết hợp sức mạnh dan tộc với sức mạnh thời đại. + Sức mạnh dt (truyền thống tốt đẹp, sức mạnh văn hoá tinh thần và sức mạnh vật chất của dt.) + Sức mạnh thời đại( KH và CNo, sức mạnh của các lực lượng tiến bộ và cách mạng trên thế giới.) - Kết hợp quốc phòng với an ninh (kết hợp sức mạnh của lực lượng và thế trận của QP và an ninh.) - Kết hợp KT – XH với quốc phòng và an ninh. 2. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh - Tin tưởng vào chính sách QP và AN của Đngr và Nhà nước. - Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. - Chấp hành PL về QP và AN, giữ gìn trật tự, AN quốc gia. - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. - Tích cực tham gia các hoạt động trong lĩnh vực QP và AN ở nơi cư trú. - Ma tuý là nguồn gốc phát sinh tội phạm, tham gia phòng chống ma tuý là góp phần giữ gìn tt- xh Bài 15 CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
  3. 1.Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại - Vai trò: Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới; góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. - Nhiệm vụ: + Giữ vững môi trường hoà bình, tạo đk quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển KT – XH, CNH, HĐH đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại. - Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi 3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác - Củng cố tăng cường quan hệ với các ĐCS, công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới, mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại 4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại - Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước - Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế - Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào công việc liên quan đến đối ngoại