Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Hòa

I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC 
- Nhóm nước phát triển có GDP/người lớn, đầu tư ra nước ngoài nhiều, chỉ số phát triển con 
người (HDI) cao. 
- Nhóm nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI 
thấp. Một số quốc gia và lãnh thổ có trình độ phát triển nhất định về công nghiệp (các nước NICs). 
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC 
Các tiêu chí đánh 
giá Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển 
Quy mô GDP Lớn Nhỏ và trung bình 
Tỉ trọng GDP Cao (> 2/3 toàn thế giới) Thấp 
Cơ cấu GDP theo 
khu vực kinh tế

Khu vực III chiếm > 2/3, khu 
vực I tỉ trọng rất nhỏ

Khu vực I và II có tỉ trọng còn cao, khu 
vực III < 50%

Dân cư Tuổi thọ TB cao, cơ cấu dân 
số già

Tuổi thọ TB thấp hơn TB thế giới, cơ cấu 
dân số trẻ 
Chỉ số HDI Cao (>0.8) Thấp hơn TB thế giới (<0.74, 2020) 

pdf 8 trang Yến Phương 22/03/2023 2360
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_dia_li_lop_11_nam_hoc_2021_202.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Yên Hòa

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I BỘ MÔN: ĐỊA LÍ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: ĐỊA LÍ, KHỐI 11 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KTCB: Bài 1: Sự tương phản trình độ phát triển KT – XH của các nhóm nước . I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC - Nhóm nước phát triển có GDP/người lớn, đầu tư ra nước ngoài nhiều, chỉ số phát triển con người (HDI) cao. - Nhóm nước đang phát triển thường có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều và chỉ số HDI thấp. Một số quốc gia và lãnh thổ có trình độ phát triển nhất định về công nghiệp (các nước NICs). II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC Các tiêu chí đánh Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển giá Quy mô GDP Lớn Nhỏ và trung bình Tỉ trọng GDP Cao (> 2/3 toàn thế giới) Thấp Cơ cấu GDP theo Khu vực III chiếm > 2/3, khu Khu vực I và II có tỉ trọng còn cao, khu khu vực kinh tế vực I tỉ trọng rất nhỏ vực III 0.8) Thấp hơn TB thế giới (<0.74, 2020) Bài 2: Xu hướng Toàn cầu hóa, Khu vực hóa kinh tế I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ - Toàn cầu hóa: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế. 1.Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế: a. Thương mại thế giới phát triển mạnh. b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. d. Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. 2.Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế: - Tác động tích cực: tăng trưởng kinh tế, tăng cường hợp tác kinh tế. - Tác động tiêu cực: tăng khoảng cách giữa nước giàu, nước nghèo. II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực - Nguyên nhân: Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh giữa các khu vực - Cơ sở: sự tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển giữa các quốc gia. - Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực lớn +NAFTA (1994), gồm 3 nước ở Bắc Mĩ và Trung Mĩ. +EU (1957), gồm 27 nước ở Châu Âu. +ASEAN (1967), 10 nước ở ĐNA.
  2. + APEC (1989), gồm 21 nước ở châu Á và ven bờ Thái Bình Dương. + MERCOSUR (1991), gồm 4 nước ở Nam Mĩ. 2. Hệ quả của khu vực húa kinh tế - Thuận lợi: tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế; tăng cường tự do hóa thương mại - Thỏch thức: sự tự chủ về kinh tế, quyền lực quốc gia, sự bất bỡnh đẳng, sự cạnh tranh không lành mạnh, Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu I. DÂN SỐ * Già hóa dân số - Các nước phát triển có tỉ lệ gia tăng tự nhiờn thấp và ngày càng giảm: Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi ngày càng thấp, trên 65 tuổi ngày càng cao. Tuổi thọ trung bỡnh dõn số thế giới ngày càng tăng. - Hậu quả: + Gỏnh nặng về trợ cấp xó hội, chăm sóc cho người già (tỉ lệ phụ thuộc cao) + Ít lao động trẻ, năng suất lao động bị ảnh hưởng + Dự trữ lao động có nguy cơ bị thiếu hụt. - Giải pháp: Đưa ra các chính sách khuyến khích và hỗ trợ sinh nở. II. MÔI TRƯỜNG Vấn đề môi Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp trường 1. Biến đổi khí + Nhiệt độ TĐ Lượng CO2 và các + Băng tan ở hai cực Giảm lượng khí hậu toàn cầu tăng lên (100 khí thải khác trong gây ngập lụt thải trong công năm tăng 0,60C) khí quyển tăng cao +Thiên tai bất thường nghiệp, trong +Mưa axit +Ảnh hưởng đến sức sinh hoạt và giao khỏe, môi trường thông Tầng ô dôn bị Khí thải CFCS Cường độ tia tử ngoại Giảm lượng khí mỏng dần và lỗ tăng lên đến mặt đất tăng, ảnh thải, đặc biệt là ở 2. Suy giảm thủng ngày càng hưởng xấu tới sức các nước công tầng ô dôn rộng khỏe con người, mùa nghiệp phát triển màng và sinh vật +Theo LHQ có + Chất thải công +Con người thiếu +Xử lí nước thải, khoảng 1 tỉ nghiệp và sinh nước sạch sinh hoạt chất thải trước người ở các hoạt chưa được sử +Sinh vật biển bị đe khi đổ ra sông, nước đang phát lí đổ trực tiếp vào dọa, cảnh quan biển bị biển 3. Ô nhiễm triển thiếu nước các sông, hồ, biển, hủy hoại +Xử lí nhanh các nước ngọt, biển sạch đại dương sự cố tràn dầu và đại dương +Môi trường + Các sự cố đắm trên biển và đại biển và đại tàu, rửa tàu, tràn dương. dương bị ô dầu nhiễm nặng Nhiều loài sinh Con người khai +Nhiều loài sinh vật +Khai thác đi đôi 4. Suy giảm đa vật bị tuyệt thác thiên nhiên biến mất. với bảo tồn dạng sinh vật chủng hoặc quá mức +Mất nguồn gen di +Lai tạo giống truyền, nguồn thực mới
  3. đứng trước nguy phẩm, thuốc, nguyên cơ tuyệt chủng liệu của nhiều ngành sản xuất III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, nạn khủng bố. - Đại dịch. - Bình đẳng giới. Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực: Một số vấn đề của châu Phi I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ NHIÊN - Đặc điểm và ảnh hưởng: Khí hậu: Khô và nóng, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và xavan. Gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp: thiếu nước, thiếu đất canh tác + Khoáng sản: Khá phong phú, thu hút đầu tư nước ngoài nhưng chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các công ty tư bản nước ngoài, tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị tàn phá. + Rừng: Còn lại ít do bị khai thác mạnh làm tăng nguy cơ bị hoang mạc hóa. - Giải pháp: Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp thủy lợi hạn chế khô hạn II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ DÂN CƯ, XÃ HỘI - Đặc điểm dân cư: Dân số đông, tăng nhanh, tỉ suất sinh, tỉ lệ tử, tỉ lệ gia tăng tự nhiên rất cao, tuổi thọ trung bình thấp, chiếm 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới. - Xã hội: trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh: Vì vậy, gây nhiều trở ngại, khó khăn cho phát triển kinh tế của châu Phi. III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - Đặc điểm: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước có xu hướng tăng và đạt mức khá cao, phần lớn các quốc gia là những nước nghèo, kinh tế kém phát triển - Nguyên nhân: Hậu quả của sự thống trị qua nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân, bất ổn về chính trị, xung đột sắc tộc, bộ máy nhà nước còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí. - Giải pháp: Sự giúp đỡ, viện trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia phát triển. Phát triển y tế, giáo dục. Đào tạo đội ngũ cán bộ, lãnh đạo. Giành lại quyền kiểm soát đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo): Một số vấn đề của Mỹ La tinh I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI - Giàu tài nguyên khoáng sản, đất, khí hậu, biển là đêuỳ kiện phát triển cơ cấu kinh tế toàn diện. - 37-62% số dân sống nghèo khổ, chênh lệch giàu nghèo rất lớn, hiện tượng đô thị hóa tự phát để lại nhiều hệ quả. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - Vấn đề: Kinh tế phát triển không ổn định, nợ nước ngoài nhiều - Nguyên nhân: Chính trị không ổn định. Duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài. Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ - Giải pháp: Củng cố bộ máy nhà nước. Phát triển giáo dục. Cải cách kinh tế. Mở rộng buôn bán với nước ngoài. Bài 5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực (tiếp theo): Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.
  4. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ TRUNG Á Khu vực Tây Nam Á Trung Á Đặc điểm Gần 7 triệu km2 gồm 20 quốc gia và gần 5,6 triệu km2 gồm 6 quốc gia Diện tích lãnh thổ Tây Nam châu Á: đông giáp Nam Á, gần trung tâm lục địa Á – Âu: đông nam đông bắc giáp Trung Á, tây bắc giáp giáp Trung Quốc, đông bắc giáp Liên Vị trí địa lí châu Âu, tây và tây nam giáp biển Đỏ bang Nga, tây giáp biển Caxpi, tây nam và châu Phi, đông nam giáp Ấn Độ giáp Tây Nam Á. Dương dầu mỏ và khí tự nhiên, tập trung nhiều Giàu có về tài nguyên: dầu mỏ, khí tự Tài nguyên nhất ở vùng vịnh Pecxich nhiên, than đá, sắt, đồng, vàng và kim loại thiên nhiên hiếm, Số dân 313,3 triệu người (2005) 61,3 triệu người (2005) Tôn giáo Phần lớn theo đạo hồi Phần lớn theo đạo Hồi -Có nền văn minh cổ đại rực rỡ -Đa dân tộc, mật độ dân số thấp Đặc điểm -Các phần tử cực đoan của đạo Hồi là -Là một đầu mối của con đường tơ lụa nên khác một trong những nhân tố làm mất ổn được thừa hưởng nhiều giá trị văn hoá của định khu vực phương Đông và phương Tây II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á & TRUNG Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ - Khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Riêng Tây Nam Á: chiếm gần 50% trữ lượng, có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu của thế giới. - Thuận lợi: thu nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ - Khó khăn: trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố - Nguyên nhân: Từ lịch sử để lại; các cuộc đấu tranh giành đất đai, nguồn nước và các tài nguyên; sự can thiệp của các tổ chức cực đoan, các thế lực bên ngoài. ` - Hậu quả: an ninh chính trị xã hội bất ổn, kinh tế bị sa sút, tăng thêm tình trạng đói nghèo. B. BÀI TẬP ÔN: Phần I. TNKQ Câu 1. Đặc điểm nào là của các nước đang phát triển? A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều. B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều. Câu 2. Ý nào sau đây không phải là biểu hiện về trình độ phát triển – xã hội của các nước phát triển? A. Đầu tư ra nước ngoài nhiều. B. Dân số đông và tăng nhanh. C. GDP bình quân đầu người cao. D. Chỉ số phát triển con người ở mức cao. Câu 3. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển thể hiện rõ nhất qua các yếu tố nào? A. GDP/người - FDI – HDI B. GDP/người - HDI - cơ cấu kinh tế C. GDP/người - tuổi thọ trung bình – HDI D. GDP/người - tỉ lệ biết chữ - HDI Câu 4. Quốc gia nào sau đây hiện chưa phải là thành viên nhóm NICS? A. Trung Quốc B. Đài Loan C. Braxin D. In đô nê xia Câu 5. Trong các khái niệm sau, chọn khái niệm chính xác nhất về nhóm nước Công nghiệp mới (NICs)
  5. A. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. B. Là các nước phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và phát triển rất mạnh về công nghiệp. C. Là các nước đang phát triển đã hoàn thành xong quá trình công nghiệp hóa và đạt được trình độ phát triển nhất định về công nghiệp. D. Là các nước đang phát triển chưa hoàn thành quá trình công nghiệp hóa nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định về công nghiệp. Câu 6. Dựa vào bảng: Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của thế giới và các nhóm nước (Đơn vị: %) Giai đoạn 1960-1965 1975-1980 1985-1990 1995-2000 2001-2005 Phát triển 1.2 0.8 0.6 0.2 0.1 Đang phát triển 2.3 1.9 1.9 1.7 1.5 Thế giới 1.9 1.6 1.6 1.4 1.2 Nhận xét nào đúng A. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước phát triển thấp và giảm nhanh. B. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước phát triển cao hơn nhóm nước đang phát triển. C. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước đang phát triển cao và giảm nhanh. D. Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của nhóm nước phát triển cao và giảm chậm. Câu 7. Toàn cầu hóa và khu vực hóa là xu hướng tất yếu, dẫn đến A. sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. B. sự liên kết giữa các nước phát triển với nhau. C. các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn. D. ít phụ thuộc lẫn nhau hơn giữa các nền kinh tế. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế A. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. B. Thương mại thế giới phát triển mạnh. C. Thị trường tài chính, quốc tế mở rộng. D. Các công ty xuyên quốc gia giảm vai trò. Câu 9. Biểu hiện của thị trường tài chính quốc tế được mở rộng là A. sự sát nhập của các ngân hàng lại với nhau. B. nhiều ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử. C. Sự kết nối giữa các ngân hàng lớn với nhau. D. triệt tiêu các ngân hàng nhỏ. Câu 10. Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ nổi lên hàng đầu là các hoạt động A. tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. B. bảo hiểm, giáo dục, y tế. C. du lịch, ngân hàng, y tế. D. hành chính công, giáo dục, y tế. Câu 11. Vai trò to lớn của Tổ chức thương mại thế giới là A. củng cố thị trường chung Nam Mĩ. B. tăng cường liên kết giữa các khối kinh tế. C. thúc đẩy tự do hóa thương mại. D. giải quyết xung đột giữa các nước. Câu 12. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực thường có những nét tương đồng về A. thành phần chủng tộc. B. mục tiêu và lợi ích phát triển. C. lịch sử dựng nước, giữ nước. D. trình độ văn hóa, giáo dục. Câu 13. APEC là từ viết tắt của tổ chức A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. B. Liên minh châu Âu. C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. D. Liên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Câu 14. Khu vực hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là A. cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia. B. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo. C. quyền tự quyết của các quốc gia. D. nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm ngày càng tăng. Câu 15. Hiện tượng già hóa dân số thế giới được thể hiện ở A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp B. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày thấp C. tuổi thọ trung của dân số ngày càng giảm D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng cao Câu 16. Dân số già sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. Thất nghiệp và thiếu việc làm. B. Thiếu hụt nguồn lao động cho đất nước. C. Gây sức ép tơi tài nguyên, môi trường. D. Tài nguyên nhanh chóng cạn kiệt. Câu 17. Một trong những biểu hiện rõ nhất của biến đổi khí hậu là A. xuất hiện nhiều động đất. B. nhiệt độ Trái Đất tăng. C. băng ở vùng cực ngày càng dày. D. núi lửa sẽ hình thành ở nhiều nơi. Câu 18. Trong các loại khí thải sau, loại khí thải nào làm cho tầng ôzôn mỏng dần?
  6. A. O3 B. CFCs. C. CO2. D. N2O. Câu 19. Suy giảm đa dạng sinh học sẽ dẫn tới hậu quả nào sau đây? A. Nước biển ngày càng dâng cao. B. Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền. C. Mất đi nhiều loài sinh vật, các gen di truyền. D. Gia tăng các hiện tượng động đất, núi lửa. Câu 20. Để bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng cần A. tăng cường nuôi trồng. B. đưa chúng đến các vườn thú, công viên. C. tuyệt đối không được khai thác. D. đưa vào Sách đỏ để bảo vệ. Câu 21. Nguyên nhân chủ yếu ô nhiễm nguồn nước biển hiện nay là A. chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra sông, hồ. B. các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu. C. chặt phá rừng bừa bãi. D. dân số tăng nhanh. Câu 22. Phần lớn lãnh thổ Châu Phi có cảnh quan A. rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm và nhiệt đới khô. B. hoang mạc, bán hoang mạc và cận nhiệt đới khô. C. hoang mạc, bán hoang mạc, và xa van. D. rừng xích đạo, cận nhiệt đới khô và xa van. Câu 23. Những thách thức xã hội lớn đối với châu Phi hiện nay là A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động. B. già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp. C. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột. D. các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động. Câu 24. Đất đai ở ven các hoang mạc, bán hoang mạc ở châu Phi, nhiều nơi đang bị hoang mạc hóa là do A. khí hậu khô hạn. B. quá trình xói mòn, rửa trôi xảy ra mạnh. C. rừng bị khai thác quá mức. D. quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ. Câu 25. Dân số châu Phi tăng rất nhanh là do A. tỉ suất tử thô thấp. B. quy mô dân số đông nhất thế giới. C. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên vẫn cao. D. tỉ suất gia tăng cơ giới lớn. Câu 26. Bảng số liệu: Tỉ lệ biết chữ của thế giới và một số nước châu Phi năm 2015 (%) Nước Thế giới An-giê-ri Nam Phi Ăng-gô-la Xu-đăng U-gan-đa Tỉ lệ biết chữ 84,5 86,0 94,3 71,1 75,9 78,4 Từ bảng số liệu, nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Các nước châu Phi đều có tỉ lệ biết chữ cao hơn trung bình của thế giới. B. Tỉ lệ biết chữ có sự chênh lệch giữa các quốc gia châu Phi. C. Nam Phi có tỉ lệ biết chữ cao nhất. D. Ăng-gô-la có tỉ lệ biết chữ thấp nhất. Câu 27. Đối với hầu hết các nước Châu Phi, hoạt động kinh tế chính hiện nay là ngành: A. Nông, lâm, ngư nghiệp B. Nông nghiệp, dịch vụ C. Công nghiệp, xây dựng D. Công nghiệp, dịch vụ Câu 28. Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở Mĩ La tinh là A. kim loại màu, sắt, kim loại hiếm, phốt phat. B. kim loại đen, kim loại quý và nhiên liệu. C. kim loại đen, kim loại màu, dầu mỏ. D. kim loại đen, kim loại mày, kim loại hiếm. Câu 29. Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển A. cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ. B. cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc. C. cây lương thực, cây ăn quả nhiệt đới, chăn nuôi gia súc nhỏ. D. cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia đại gia súc. Câu 30. Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (năm 2013, gần 79%), nguyên nhân chủ yếu là do A. chiến tranh ở các vùng nông thôn. B. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh. C. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm. D. điều kiện sống ở thành phố của Mĩ La tinh rất thuận lợi. Câu 31. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mĩ La tinh những năm gần đây là do? A. Chính trị không ổn định. B. Cạn kiệt dần tài nguyên. C. Thiếu lực lượng lao động. D. Thiên tai xảy ra nhiều.
  7. Câu 32. Nhận định nào dưới đây không chính xác về tài nguyên thiên nhiên Mĩ La tinh. A. Mĩ La tinh có nhiều tài nguyên khoáng sản, chủ yếu là kim loại màu, dầu mỏ và khí đốt. B. Đại bộ phận dân Mĩ La tinh được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. C. Đất đai và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp và nông nghiệp. D. Sông Amadôn có lưu vực lớn nhất thế giới, rừng Amadôn được xem là lá phổi của thế giới. Câu 33. Dân cư nhiều nước Mĩ La tinh còn nghèo đói không phải do A. tình hình chính trị không ổn định. B. hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động. C. phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài. D. phần lớn người dân không có đất canh tác. Câu 34. Trung Á chủ yếu có kiểu khí hậu A. băng giá. B. cận nhiệt. C. khô hạn. D. nóng ẩm. Câu 35. Quốc gia nào có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới? A. A-rập Xê ut. B. Irắc. C. Iran. D. Cô-oét. Câu 36. Phần lớn dân cư khu vực Tây Nam Á theo A. Ấn Độ Giáo. B. Thiên Chúa Giáo. C. Phật Giáo. D. Hồi Giáo. Câu 37. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á A. đều nằm ở vĩ độ cao. B. đều có khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ, khí tự nhiên. C. đều có khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên rừng. D. đều có khí hậu lạnh, giàu tài nguyên thủy sản. Câu 38. Nhận định không đúng về đặc điểm vị trí của khu vực Tây Nam Á là A. tiếp giáp với 3 châu lục. B. tiếp giáp với 2 lục địa. C. án ngữ đường giao thông từ Ấn Độ Dương sang Đại Tây Dương. D. nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Câu 39. Dầu mỏ, nguồn tài nguyên quan trọng cảu Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở A. ven biển Caxpi. B. ven biển Đen. C. ven Địa Trung Hải. D. ven vịnh Péc-xích. Câu 40. Cuộc xung đột Israel - Palestine có nguồn gốc sâu xa từ A. chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. B. tranh chấp lãnh thổ của hai nhà nước. C. mâu thuẫn của hai tôn giáo. D. tranh chấp khoáng sản của hai nhà nước. Phần II. TỰ LUẬN *Câu hỏi lí thuyết Câu 1. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển KT – XH của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển. Câu 2. Trình bày những biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì? Việt Nam có nên tham gia vào xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế hay không? Câu 3. Trình bày những biểu hiện chính của các vấn đề môi trường mang tính toàn cầu? Nguyên nhân của biểu hiện và những giải pháp cần thực hiện? Câu 4. Hãy trình bày những vấn đề tự nhiên, dân cư và những vấn đề kinh tế của châu Phi. Câu 5. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế những lại phát sinh nhiều vấn đề xã hội và kinh tế? Câu 6. So sánh hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á. Tại sao 2 khu vực này lại trở thành điểm nóng của Thế giới? Hậu quả của vấn đề trên và giải pháp để tháo gỡ. *Câu hỏi thực hành Câu 1. Cho bảng: Dân số và tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia ở châu Phi năm 2017 Dân số Tỉ lệ dân thành thị Quốc gia (triệu người) (%) An-giê-ri 42,2 71,0 Ai Cập 93,4 43,0 Ni-giê-ri-a 190,9 49,0
  8. Kê-ni-a 49,7 26,0 Xô-ma-li 14,7 40,0 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện dân số và tỉ lệ dân thành thị của một số quốc gia ở châu Phi năm 2017. Rút ra nhận xét cần thiết. Câu 2. Cho bảng: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của thế giới và các nhóm nước năm 2000 và năm 2020 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi Năm 2000 Năm 2020 65 65 0 14 15 64 0 14 15 64 Nhóm nước trở lên trở lên Thế giới 30,2 63,0 6,8 25,5 65,2 9,3 Các nước phát triển 18,2 67,5 14,3 16,4 64,3 19,3 Các nước đang phát triển 33,1 61,9 5,0 27,2 65,4 7,4 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước năm 2020 và rút ra nhận xét cần thiết từ biểu đồ đã vẽ. Câu 3. Cho bảng Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của Thế giới và các nhóm nước (Đơn vị: %) Giai đoạn 1960-1965 1985-1990 1995-2000 2015 - 2020 Phát triển 1.2 0.6 0.2 0.1 Đang phát triển 2.3 1.9 1.7 1.3 Thế giới 1.9 1.6 1.4 1.1 Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện Tỉ lệ gia tăng dân số trung bình năm của Thế giới và các nhóm nước từ 1960 – 2020 và rút ra nhận xét cần thiết từ biểu đồ đã vẽ. HẾT