Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023

I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước                                             

- Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển.

   + Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp.

   + Các nước phát triển thì ngược lại.

- Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo…

II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

- GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển.

- Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế :

  + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp.

   + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ.

- Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển (TB:76) cao hơn các nước đang phát triển (TB: 65).

- Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.

III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.

- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.

   + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao

   + Bốn công nghệ trụ cột:Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.

→ Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao

docx 14 trang Yến Phương 22/03/2023 6600
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_giua_ki_1_dia_li_lop_11_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN ĐỊA LÍ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Vấn đề 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước - Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. + Các nước phát triển thì ngược lại. - Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. - GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế : + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp. + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ. - Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển (TB:76) cao hơn các nước đang phát triển (TB: 65). - Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện. - Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao. + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn công nghệ trụ cột:Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. → Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao Vấn đề 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. - Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học, Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển: - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao. - Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên(2016). b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: - Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. - Các tổ chức tài chính toàn cầu : quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
  2. II. Xu hướng khu vực hoá kinh tế. 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực. - Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích. - Các tổ chức liên kết khu vực: NAFTA, EU, ASEAN, APEC 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế - Thời cơ: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích KT các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế. - Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia. Vấn đề 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHẤT TOÀN CẦU I. Dân số. 1. Bùng nổ dân số - Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỷ XX. Năm 2018 là 7,7 tỉ người. - Dân số bùng nổ hiện nay chủ yếu ở các nước đang phát triển (chiếm 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới). - Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống. 2. Già hóa dân số - Dân số thế giới đang có xu hướng già đi: + Tỉ lệ người 65 tuổi tăng. + Tuổi thọ TB TG ngày càng tăng - Hậu quả của cơ cấu dân số già: + Thiếu nguồn lao động trong tương lai. + Chi phí phúc lợi cho người già tăng. + Thiếu diện tích đất ở. + Tỉ suất sinh giảm. II. Môi trường. 1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn - Lượng CO2 tăng → hiệu ứng nhà kính tăng → nhiệt độ Trái Đất tăng. - Khí thải từ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt → mưa axit → tầng ôdôn mỏng và thủng. 2. Ô nhiễm môi trường nước ngọt, biển và đại dương - Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ → ô nhiễm → thiếu nước sạch. - Chất thải công nghiệp chưa xử lí → đổ trực tiếp vào sông biển, đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu 3. Suy giảm đa dạng sinh học - Khai thác thiên nhiên quá mức làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng . Hậu quả là làm đi mất nhiều loài SV, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất III. Một số vấn đề khác. - Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và nạn khủng bố trở thành mối đe dọa trực tiếp tới ổn định hòa bình của thế giới. + Nạn khủng bố: sử dụng thành tựu khoa học công nghệ để thực hiện ( vũ khí sinh hoá học, chất nổ, phá hoại mạng vi tính ) + Hoạt động kinh tế ngầm: buôn lậu vũ khí, rửa tiền - Để giải quyết các vấn đề trên cần phải có sự hợp tác tích cực giữa các quốc gia và toàn thể cộng đồng quốc tế.
  3. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN ĐỊA LÍ A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Vấn đề 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI I. Sự phân chia thế giới thành các nhóm nước - Trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội, trình độ phát triển và được chia làm 2 nhóm nước: phát triển và đang phát triển. + Các nước đang phát triển thường có GDP/ người thấp, nợ nước ngoài nhiều, HDI thấp. + Các nước phát triển thì ngược lại. - Một số nước và vùng lãnh thổ đã trải qua quá trình công nghiệp hoá và đạt được trình độ nhất định về công nghiệp gọi chung là các nước công nghiệp mới (NICs) như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo II. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. - GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và đang phát triển. - Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế : + Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất là nông nghiệp. + Các nước đang phát triển thì tỉ trọng của nông nghiệp cao nhất, thấp nhất là khu vực dịch vụ. - Tuổi thọ trung bình của các nước phát triển (TB:76) cao hơn các nước đang phát triển (TB: 65). - Chỉ số HDI các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. III. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỉ XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện. - Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao. + Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao + Bốn công nghệ trụ cột:Công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin. → Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao Vấn đề 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA, KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế. - Là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học, Toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển: - Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao. - Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO với 164 thành viên(2016). b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: - Tổng giá trị đầu tư nước ngoài tăng nhanh. - Trong đó dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: - Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. - Các tổ chức tài chính toàn cầu : quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn - Số lượng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động rộng lớn. - Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa - Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. - Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.