Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 1. Sinh trưởng là quá trình

             A. biến đổi hình thái .                                                  B. biến đổi chức năng sinh lí.

             C. tăng kích thước và khối lượng.                              D. tăng khối lượng cơ thể.

 Câu 2. Phát triển là quá trình

A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái.        B. sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái.

C. sinh trưởng và phân hóa tạo nên các cơ quan        D. sinh trưởng, tạo hóa và phát sinh hình thái.

Câu 3. Bón thúc lúa trong giai đoạn lúa làm đòng, đẻ nhánh là ứng dụng đặc điểm nào sau đây?

A. Sinh trưởng nhanh, chậm theo từng thời kì.           

B. Sinh trưởng đến giới hạn nhất định rồi chết. 

C. Càng gần tới mức tối đa thì tốc độ sinh trưởng chậm lại.

D. Kích thích sự phân hóa và kích thích sự ra hoa.

Câu 4. Ở cây ngô khoảng nhiệt độ nào cây sinh trưởng tốt nhất?

             A. Khoảng 10O C đến 37O C.                                       B. Khoảng 44O C đến 50O C.

             C. Khoảng 5O C đến 10O C.                                         D. Khoảng 37O C đến 44O C.

Câu 5. Hoocmôn nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá?

             A. Gibêrelin.                       B. Xitôkinin.                       C. Êtilen.                    D. Florigen.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về auxin?

              A. Là chất ức chế sinh trưởng và ra hoa của cây.        B. Kích thích phân bào và sự dãn dài tế bào. 

              C. Kích thích ra rễ phụ, kích thích nảy mầm của hạt.      D. Thể hiện tính ưu thế đỉnh của cây.

doc 3 trang Yến Phương 03/07/2023 1480
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_de_1_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 1 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2022– 2023 Môn : Sinh học 11 (Đề gồm 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút; ( 40 câu trắc nghiệm) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Sinh trưởng là quá trình A. biến đổi hình thái . B. biến đổi chức năng sinh lí. C. tăng kích thước và khối lượng. D. tăng khối lượng cơ thể. Câu 2. Phát triển là quá trình A. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. B. sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái. C. sinh trưởng và phân hóa tạo nên các cơ quan D. sinh trưởng, tạo hóa và phát sinh hình thái. Câu 3. Bón thúc lúa trong giai đoạn lúa làm đòng, đẻ nhánh là ứng dụng đặc điểm nào sau đây? A. Sinh trưởng nhanh, chậm theo từng thời kì. B. Sinh trưởng đến giới hạn nhất định rồi chết. C. Càng gần tới mức tối đa thì tốc độ sinh trưởng chậm lại. D. Kích thích sự phân hóa và kích thích sự ra hoa. Câu 4. Ở cây ngô khoảng nhiệt độ nào cây sinh trưởng tốt nhất? A. Khoảng 10 O C đến 37O C. B. Khoảng 44 O C đến 50O C. C. Khoảng 5 O C đến 10O C. D. Khoảng 37 O C đến 44O C. Câu 5. Hoocmôn nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá? A. Gibêrelin. B. Xitôkinin. C. Êtilen.D. Florigen. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về auxin? A. Là chất ức chế sinh trưởng và ra hoa của cây. B. Kích thích phân bào và sự dãn dài tế bào. C. Kích thích ra rễ phụ, kích thích nảy mầm của hạt. D. Thể hiện tính ưu thế đỉnh của cây. Câu 7. Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo A. chiều cao của thân. B. đường kính của gốc. C. số lượng lá trên thân. D. số lượng cành trên thân. Câu 8. Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là A. diệp lục b. B. diệp lục a. C. carôtenôit. D. phitôcrôm Câu 9. Con người có thể thúc đẩy sự ra hoa của thực vật bằng cách A. tưới nước. B. bón phân đạm. C. làm đất tơi, xốp. D. ngắt ngọn. Câu 10. Ý nghĩa của sự biến thái trong vòng đời sinh vật là A. biến đổi sâu sắc về hình dạng và cấu tạo cơ thể của sinh vật. B. sự biến đổi cấu tạo cơ thể cho phù hợp với điều kiện môi trường. C. sự thích nghi cao độ với môi trường sống trong từng giai đoạn thích hợp. D. tác động của môi trường làm biến đổi sâu sắc cấu tạo cơ thể một số loài sinh vật. Câu 11. Cắt một đoạn thân hoặc cành, cắm xuống đất cho mọc rễ thành cây mới là hình thức A. chiết cành. B. giâm cành. C.cấy mô. D. ghép cành. Câu 12. Ngoài tự nhiên cây tre sinh sản bằng A. lóng. B. đỉnh sinh trưởng. C. rễ phụ. D. thân rễ. Câu 13. Mối tương quan nào sau đây kích thích sự ra chồi của mô calluc ? A. Khi auxin nhiều hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi. B. Khi auxin ít hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi. C. Khi xitôkinin bằng nhau auxin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi. D. Khi xitôkinin ít hơn auxin thì thúc đẩy mô calluc ra chồi. Câu 14. Động vật biến nhiệt sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ môi trường tăng trong giới hạn ? A. Sinh trưởng phát triển chậm tuổi thọ giảm. B. Sinh trưởng phát triển nhanh tuổi thọ giảm. C. Sinh trưởng phát triển nhanh tuổi thọ tăng. D. Sinh trưởng phát triển chậm tuổi thọ tăng.
  2. Câu 15. Biểu hiện nào sau đây thừa hoocmôn sinh trưởng ở người sau khi trưởng thành ? A. To đầu xương ngón, biến dạng xương mặt. B. To lớn trở thành người khổng lồ. C. To các khớp xương, các đốt ngón tay, ngón chân. D. Bị bệnh bướu cổ và đôi mắt bị lồi. Câu 16. Hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường của người là A. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin và hoocmôn sinh dục. B. hoocmôn ơstrôgen, testostêrôn và tirôxin. C. hoocmôn sinh trưởng testostêrôn và tirôxin. D. hoocmôn sinh trưởng, tirôxin và ơstrôgen. Câu 17. Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để A. cành ghép không bị lung lai và không bị rơi khi bị tác động của gió. B. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài. C. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. D. dòng mạch rây dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép. Câu 18. Hình thức sinh của rêu và dương xỉ là A. sinh sản bằng bào tử, có sự xen kẽ giữa giai đoạn giao tử thể và thể giao tử. B. sinh sản bằng bào tử, có sự xen kẽ giữa giai đoạn giao tử thể và bào tử thể. C. sinh sản bằng bào tử, có sự xen kẽ giữa giai đoạn bào tử thể và thể bào tử. D. sinh sản bằng bào tử, có sự xen kẽ giữa giai đoạn bào tử thể và túi bào tử. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1.Trình bày các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. (2.0 điểm) Câu 2. Cho biết vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người? (1.0 điểm) Câu 3. Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép? (1.0 điểm)
  3. ĐÁP ÁN I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1C, 2B, 3A, 4D, 5C, 6A, 7C, 8D, 9D, 10C, 11B, 12D, 13B, 14B, 15A, 16A, 17C, 18B. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. - Hoocmôn sinh trưởng: Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin. Kích thích phát triển xương (xương dài ra và to lên). (0.5 điểm) - Tirôxin: Kích thích chuyển hóa của tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. (0.5 điểm) - Ơstrôgen: Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì nhờ: + Tăng phát triển xương. + Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục thứ cấp. (0.5 điểm) - Testostêrôn: Làm tăng mạnh tổng hợp prôtêin, phát triển mạnh cơ bắp. (0.5 điểm) Câu 2. a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thưc vật: Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát trienr của loài. (0.25 điểm) b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời con người: Cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao, thu hoạch sớm tốn thời gian ít. (0.75 điểm) Câu 3. Ưu điểm của cành chiết và cành giâm: - Ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt là: Giữ nguyên được tính trạng tốt mà con người mong muốn. Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây mọc từ cành chiết và cành giâm sớm ra hoa kết quả chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí của cành chiết và cành giâm. (0.5 điểm) - Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì: Để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào của cành ghép, nhất là các tế bào của mô phân sinh được đảm bảo đầy đủ nước. (0.5 điểm)