Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 7 - Năm học 2022-2023
Câu 1: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là:
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa, đến các cơ quan nhanh.
B. Máu đi từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạnh kín, từ động mạnh, qua mao mạch, tĩnh mạnh và sau đó về tim.
C. Máu trao đổi chất qua thành mao mạch. D. Máu trộn lẫn với dịch mô.
Câu 2: Ý nghĩa của tuần hoàn máu là:
A. cung cấp các chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động, đồng thời đưa các chất thải đến thải ở thận và phổi…
B . cung cấp các chất glucôzơ, ôxi, khí cácbôníc ( CO2) cho tế bào hoạt động, đồng thời đưa các chất thải đến thải ở thận , phổi …
C . vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác.
D . hút và đẩy máu trong mạch máu.
Câu 3: Cân bằng nội môi là
A. sự duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1%.
B. sự duy trì thân nhiệt người ở 36,7 C.
C. sự duy trì độ pH trong máu người khoảng 7,35 – 7,45.
D. sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_de_7_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 7 - Năm học 2022-2023
- SỞ GD VÀ ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2022– 2023 Môn : Sinh học 11 (Đề gồm 4 trang) Thời gian làm bài: 50 phút; I. Trắc nghiệm (6 điểm): Hãy chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là: A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi xa, đến các cơ quan nhanh. B. Máu đi từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạnh kín, từ động mạnh, qua mao mạch, tĩnh mạnh và sau đó về tim. C. Máu trao đổi chất qua thành mao mạch. D. Máu trộn lẫn với dịch mô. Câu 2: Ý nghĩa của tuần hoàn máu là: A. cung cấp các chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động, đồng thời đưa các chất thải đến thải ở thận và phổi B . cung cấp các chất glucôzơ, ôxi, khí cácbôníc ( CO2) cho tế bào hoạt động, đồng thời đưa các chất thải đến thải ở thận , phổi C . vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác. D . hút và đẩy máu trong mạch máu. Câu 3: Cân bằng nội môi là A. sự duy trì nồng độ glucôzơ trong máu người ở 0,1%. B. sự duy trì thân nhiệt người ở 36,7 C. C. sự duy trì độ pH trong máu người khoảng 7,35 – 7,45. D. sự duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể. Câu 4: Bộ phận điều khiển tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. trung ương thần kinh, tuyến nội tiết. B.cơ quan thụ cảm . C. thụ thể. D .các cơ quan như: thận, gan ,mạch máu, tim, phổi Câu 5: Sau khi chạy hoặc lao động nặng, nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống kích thích tuyến tụy tiết ra hooc môn nào sau đây để biến glicôzen thành glucôzơ ? A. Renin. B. Glucagôn. C . Insulin. D. Anđôstêrôn. Câu 6: Dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao ở rừng nhiệt đới, là kết quả của :
- A. hướng sáng. B. hướng trọng lực âm. C. hướng tiếp xúc. D. hướng đất dương. Câu 7: Khi thân cây uốn cong về phía nguồn sáng thì rễ cây uốn cong ngược lại. Hướng uốn cong của rễ được gọi là : A. Hướng động dương. B. Hướng động âm. C. Hướng sáng dương. D. Hướng sáng âm. Câu 8: Vai trò của ứng động đối với đời sống của cơ thể thực vật là A. thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật đối với môi trường biến đổi để tồn tại và phát triển. B. giúp cây thích nghi với sự hấp thụ ánh sáng cho quang hợp. C. giúp cây thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường. D. giúp cây dễ dàng phát tán khắp nơi. Câu 9 : Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là A. Ứng động sức trương. B. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. C. ứng động tổn thương. D. thủy ứng động. Câu 10: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng lưới ? A. Giun dẹp. B. Đỉa. C. Côn trùng. D. Thủy tức. Câu 11: Khi chạm tay vào gai nhọn, ta có phản ứng rụt tay lại. Bộ phận tiếp nhận kích thích của phản ứng trên là A. thụ quan ở tay. B. tủy sống. C. cơ tay. D. gai nhọn. Câu 12: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì: A. Điện thế chỉ hoạt động ở một số tế bào thần kinh bị kích thích. B. Mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng một vùng xác định của cơ thể. C. Xung thần kinh lan truyền ngắn. D. Năng lượng cung cấp cho hoạt động ít. Câu 13: Khi tế bào thần kinh bị kích thích , điện thế nghỉ biến đổi thành điện thế hoạt động . Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là: A. Mất phân cực – đảo cực – tái phân cực. B. Mất phân cực – tái phân cực – đảo cực. C. Đảo cực – mất phân cực – tái phân cực. D. Đảo cực – tái phân cực – mất phân cực. Câu 14: Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền A. liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. B. liên tục từ bao miêlin sang bao miêlin khác. C. theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. D. theo cách nhảy cóc từ bao miêlin này sang bao miêlin khác. Câu 15: Xi náp là diện tiếp xúc giữa A. tế bào cơ với tế bào cơ. B. tế bào tuyến với tế bào tuyến. C. tế bào cơ với tế bào tuyến. D. tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với tế bào khác ( tế bào cơ, tế bào tuyến) Câu 16: Khi các bóng xi náp bị vỡ , các chất trung gian hóa học sẽ được giải phóng vào
- A. dịch mô. B. dịch bào. C. khe xi náp. D. màng trước xi náp. Câu 17: Tập tính bẩm sinh là gì A. tập tính được di truyền từ bố mẹ, dặc trưng cho loài. B. Tập tính được hình thành trong quá trình sống do học tập. C. Tập tính được hình thành do sự bàn giao giữa các cá thể cùng loài D. Tập tính được hình thành do rút kinh nghiệm trong quá trình sống. Câu 18: Nhện chăng lưới là A. tập tính bẩm sinh. B. tập tính học được C. tập tính hỗn hợp. D. phản xạ có điều kiện. Câu 19: Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. Đây là một ví dụ về hình thức học tập A. quen nhờn. B. điều kiện hóa đáp ứng. C. học khôn. D. điều kiện hóa hành động. Câu 20: Cho các dữ liệu sau: 1. Chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái cặp đôi. 2. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. 3. Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn. 4. vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối với hươu cái. 5. Nhiều loài cá biển ( cá trích, cá mòi) vào cửa sông để đẻ trứng, sau đó quay về biển. Phương án đúng trong tập tính sinh sản của động vật là: A. 1, 4. B. 1,2,5. C. 2,4. D. 2,3,5 . Câu 21: Cho các loại tập tính sau đây của động vật , loại tập tính nào mang tính bẩm sinh? 1. Nhện chăng tơ. 2. Tập tính săn đuổi mồi của hổ. 3. Gà đẻ trứng 4. tập tính sinh sản của chim . 5.Tập tính lẩn trốn, tự vệ của hươu nai. Phương án đúng là: A. 1, 2, 4. B. 1,2,3. C. 1, 4, 5. D. 1, 3, 4. Câu 22: Mô phân sinh đỉnh có ở : A. chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ. B. chồi đỉnh, cuối lá, thân cây. C. đỉnh lá, đài hoa, tràng hoa. D. thân, rễ, lá. Câu 23: Động vật nào sau đây hô hấp bằng mang A. Ruột khoang, côn trùng. B. Côn trùng. C. Giun tròn, giun đất. D. Tôm ,cua, cá. Câu 24: Động vật trên cạn có phổi không sống được dưới nước vì A. nước không có ôxi phân tử . B. nước tràn vào đường dẫn khí nên không lưu thông không khí. C. không thực hiện được động tác hô hấp. D. không hô hấp được ở môi trường có áp suất cao. II. Tự luận ( 4 điểm) Câu 1( 2 điểm) : Sinh trưởng thứ cấp là gì ? Các lớp ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu? Câu 2 (2 điểm) : Nêu cấu tạo của một xináp hóa học ? Tại sao tin truyền qua xi náp chỉ theo một chiều, từ màng trước sang màng sau và không theo chiều ngược lại ?