Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 1: Khí N2 lẫn khí CO2. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ CO2?

   A. Nước brom dư.                                           B. Nước clo dư.

   C. Dung dịch thuốc tím dư.                            D. Nước vôi trong dư.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối nitrat thu được sau phản ứng là

   A. 39,4 gam.               B. 73,9 gam.               C. 76,6 gam.               D. 67,2 gam.

Câu 3: Photpho trắng là chất độc, ở nhiệt độ thường photpho trắng có khả năng phát quang trong bóng tối. Khi nhiệt độ trên 400C, photpho trắng bốc cháy trong không khí. Để bảo quản photpho trắng ta ngâm trong chất lỏng nào dưới đây?

   A. Xăng.                      B. Nước.                     C. Dầu hoả.                 D. Etanol.

Câu 4: Ở điều kiện thường, khí nitơ monooxit không màu, kết hợp ngay với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit màu nâu đỏ. Công thức hóa học của nitơ monooxit là

   A. NO2.                       B. NO.                         C. N2O.                       D. N2O5.

 

doc 4 trang Yến Phương 27/06/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_ma_de_001_nam_hoc_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT Môn: HOÁ HỌC - LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 001 Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: Cho NTK: H = 1, Na = 23, Mg = 24, Ca = 40, Ba = 137, Cu = 64, O = 16, S = 32, C = 12, N = 14, P = 31, Na = 23, K = 39, F = 9, Cl = 35,5 , Br = 80, I = 127, S=32, Fe = 56, Mn = 55, Ag = 108, Al = 27, Zn = 65 Thể tích các khí đo ở điều kiện tiên chuẩn. PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu/ 7,0 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Khí N2 lẫn khí CO2. Dùng dung dịch nào sau đây để loại bỏ CO2? A. Nước brom dư. B. Nước clo dư. C. Dung dịch thuốc tím dư. D. Nước vôi trong dư. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp Fe và Cu bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 6,72 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối nitrat thu được sau phản ứng là A. 39,4 gam. B. 73,9 gam. C. 76,6 gam. D. 67,2 gam. Câu 3: Photpho trắng là chất độc, ở nhiệt độ thường photpho trắng có khả năng phát quang trong bóng tối. Khi nhiệt độ trên 400C, photpho trắng bốc cháy trong không khí. Để bảo quản photpho trắng ta ngâm trong chất lỏng nào dưới đây? A. Xăng. B. Nước. C. Dầu hoả. D. Etanol. Câu 4: Ở điều kiện thường, khí nitơ monooxit không màu, kết hợp ngay với oxi của không khí, tạo ra khí nitơ đioxit màu nâu đỏ. Công thức hóa học của nitơ monooxit là A. NO2. B. NO. C. N2O. D. N2O5. Câu 5: Ở nhiệt độ cao, khí CO có thể khử được cặp oxit nào sau đây? A. MgO, Al2O3. B. Fe2O3, CuO. C. CaO, SiO2. D. ZnO, Al2O3. to Câu 6: Cho phản ứng: C + HNO3(đặc)  X + Y + H2O Các chất X, Y là A. CO2 và NO. B. CO và NO2. C. CO và NO. D. CO2 và NO2. Câu 7: Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm chứa 4 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 và NaHCO3. Hiện tượng xảy ra là A. ngay lập tức có khí không màu thoát ra. Trang 1/4 - Mã đề thi 001 -
  2. B. lúc đầu chưa có hiện tượng, sau 1 thời gian có khí không màu thoát ra. C. không có hiện tượng gì. D. xuất hiện bọt khí màu nâu đỏ. Câu 8: Cho 500 ml dung dịch KOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H 3PO4 1M. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là A. 47,06 gam. B. 34,08 gam. C. 31,00 gam. D. 38,60 gam. Câu 9: Hóa chất nào sau đây để điều chế axit photphoric trong công nghiệp? A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 (loãng). B. Ca2HPO4 và H2SO4 (đặc). C. P2O5 và H2SO4 (đặc). D. H2SO4 (đặc) và Ca3(PO4)2. Câu 10: Thành phần hoá học chính của khoáng photphorit là A. CaSO4. B. CaC2. C. Ca3(PO4)2. D. 3Ca3(PO4)2.CaF2 Câu 11: Giá trị pH của dung dịch HCl 0,01M là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 12: Cho 0,3 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol H3PO4. Muối thu được sau phản ứng là A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4. C. Na2HPO4 và Na3PO4. D. Na3PO4. Câu 13: Công thức hóa học của phân đạm urê là A. (NH2)2CO. B. (NH4)3PO4. C. (NH4)2SO4. D. NH4HCO3. Câu 14: Trong công nghiệp, khí X được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng. Khí X có thể là A. NO. B. N2O. C. NO2 D. N2. Câu 15: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của A. N2O5. B. N. C. NH3. D. khối lượng muối. Câu 16: Chọn phát biểu đúng? A. Photpho đỏ không có khả năng phát quang trong bóng tối. B. Photpho đỏ tan tốt trong nước. C. Photpho đỏ độc, kém bền trong không khí ở nhiệt độ thường. D. Khi làm lạnh, hơi của photpho đỏ chuyển thành photpho trắng. Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. NaOH. B. HCl. C. KCl. D. Na2SO4. Câu 18: Cho 0,1 mol CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Chất tan trong dung dịch thu được là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaHCO3 và Na2CO3. D. Na2CO3 và NaOH dư. Câu 19: Khi nói về CO, nhận định nào sau đây đúng? A. CO là oxit trung tính. B. CO là oxit axit. C. CO là oxit bazơ. D. CO là oxit lưỡng tính. Câu 20: Công thức hoá học của axit photphoric là A. P2O5. B. Ca3P2. C. Na3PO4 D. H3PO4. Câu 21: Tính oxi hóa của cacbon thể hiện ở phản ứng Trang 2/4 - Mã đề thi 001 -
  3. to to A. C + O2  CO2. B. C + 2CuO  2Cu + CO2. to to C. 3C + 4Al  Al4C3. D. C + H2O  CO + H2. Câu 22: Kim loại nào sau đây bị động hóa trong dung dịch HNO3 đặc nguội? A. Na. B. Ca. C. Fe. D. Cu. Câu 23: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được A. KNO2, O2. B. K2O, NO2, O2. C. K, NO2, O2. D. K2O, N2O, O2. Câu 24: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện? A. Dung dịch muối ăn. B. Dung dịch rượu. C. Dung dịch benzen trong ancol. D. Dung dịch đường glucozơ. Câu 25: Silicagen là vật liệu xốp, có khả năng hấp phụ mạnh, thường được dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hoá. Silicagen được tạo ra bằng cách sấy khô chất nào dưới đây? A. Na2SiO3. B. K2SiO3. C. H2SiO3. D. SiO2. Câu 26: Silic tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí nào sau đây? A. NH3. B. O2. C. CO2. D. H2. Câu 27: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit nào sau đây? A. HCl. B. H2SO4. C. HF. D. HNO3. Câu 28: Cacbon trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa cao nhất? A. CO2. B. Al4C3. C. CaC2. D. CO. PHẦN II - TỰ LUẬN (04 Bài /3,0 Điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tương ứng với ban đăng ký học. Làm không đúng ban học sẽ không được tính điểm 1. Phần dành riêng cho ban cơ bản A, B. Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu có) (1) (2) (3) (4) NH3  NH4Cl  NH3  NH4NO3  N2O Bài 2: (1điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M thu được 39,40 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung 7,52 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian đưa bình về nhiệt độ ban đầu thu được 5,36 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 400 ml dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. Trang 3/4 - Mã đề thi 001 -
  4. 2. Phần dành riêng cho ban cơ bản D. Bài 1: (1 điểm) Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau đây, ghi rõ điều kiện (nếu có) (1) (2) (3) (4) NH3  NH4Cl  NH3  NH4NO3  N2O Bài 2: (1 điểm) Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 20 gam kết tủa. Tính giá trị của V. Bài 3: (0,5 điểm) Nung nóng m gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối lượng giảm 64,8 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 75%. Tính giá trị của m. Bài 4: (0,5 điểm) Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 001 -