Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 5: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô 
không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là 
A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2. 
Câu 6: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch 
A. NaCl. B. KCl. C. BaCl2. D. NaNO3. 
Câu 7: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. 
Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là 
A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4 và K2HPO4. 
C. KH2PO4 và H3PO4. D. K3PO4 và KOH. 
Câu 8: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc 
khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây? 
A. H2. B. O2. C. N2. D. CO. 
Câu 9: Khí CO khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao? 
A. MgO. B. FeO. C. Al2O3. D. Na2O. 
Câu 10: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố 
A. cacbon. B. kali. C. nitơ. D. photpho.
pdf 3 trang Phan Bảo Khanh 09/08/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: HÓA HỌC – Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) * Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; Ca=40; Fe=56; Ba=137. * Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Chất X ở điều kiện thường là chất khí không màu, có mùi khai và xốc. Chất X là A. NH3. B. H2S. C. N2. D. SO2. Câu 2: Chất nào sau đây là muối axit? A. CuSO4. B. Na2CO3. C. NaHCO3. D. NaNO3. Câu 3: Dung dịch nào sau đây có pH > 7? A. HCl. B. KOH. C. NaCl. D. H2SO4. Câu 4: Tính oxi hóa của silic thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau? t0 t0 A. Si + 2F2  → SiF4. B. Si + O2  → SiO2. t0 C. 2Mg + Si  → Mg2Si. D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2. Câu 5: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2. Câu 6: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch A. NaCl. B. KCl. C. BaCl2. D. NaNO3. Câu 7: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là A. KH2PO4 và K3PO4. B. KH2PO4 và K2HPO4. C. KH2PO4 và H3PO4. D. K3PO4 và KOH. Câu 8: Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây? A. H2. B. O2. C. N2. D. CO. Câu 9: Khí CO khử được oxit nào sau đây ở nhiệt độ cao? A. MgO. B. FeO. C. Al2O3. D. Na2O. Câu 10: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố A. cacbon. B. kali. C. nitơ. D. photpho. Câu 11: Natri cacbonat là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi, Công thức của natri cacbonat là A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaNO3. D. NaCl. Câu 12: Cho 10,0 gam đá vôi (chứa 80% CaCO3 theo khối lượng, còn lại là tạp chất trơ) vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được V ml khí CO2. Giá trị của V là A. 1792. B. 2240. C. 2800. D. 4480.
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2,0 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau, ghi rõ điều kiện của phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) C  → CO2  → CaCO3  → Ca(HCO3)2  → CaCO3 Câu 14: (3,0 điểm) Nêu hiện tượng xảy ra trong mỗi thí nghiệm, viết phương trình hóa học để giải thích hiện tượng. a) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl dư. b) Sục từ từ khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4. Câu 15: (2,0 điểm) Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 10,8 gam FeO nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X và m gam chất rắn Y. a) Tính m. b) Sục hỗn hợp khí X thu được ở trên vào 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,4M và Ba(OH)2 0,8M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được x gam kết tủa. Tính x. Chú ý: Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hết
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Hóa Học – Lớp - 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C D C B D B C B A PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 7. 2,0 đ 0 t → a) C + O2 CO2 0,5 đ b) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O 0,5 đ c) CO2+ H2O + CaCO3 → Ca(HCO3)2 0,5 đ 0 t → d) Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 0,5 đ Câu 8. 3,0 đ a) CaCO3 tan ra, có khí bay ra 0,5 đ CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O 0,5 đ b) Có kết tủa trắng tăng dần đến cực đại 0,5 đ CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O 0,5 đ c) Có kết tủa màu vàng nhạt 0,5 đ 3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3 0,5 đ Câu 9. 2,0 đ a) nFeO = 10,8/72 = 0,15 mol; 0,25 đ 0 t → CO + FeO Fe + CO2↑ 0,25 đ 0,15 → 0,15→ 0,15 mol => m = 0,15.56 = 8,4 gam 0,5 đ b) nNaOH = 0,1.0,4 = 0,04 mol; nBa(OH)2 = 0,1.0,8 = 0,08 mol => Na+: 0,04 mol; Ba2+: 0,08 mol; OH-: 0,20 mol; 0,25 đ - Phương trình phản ứng: - 2- CO2 + 2OH → CO3 + H2O 0,10 ← 0,20 → 0,10 mol 2- - CO2 + CO3 + H2O → 2HCO3 0,05→ 0,05 → 0,10 mol 2+ 2- Ba + CO3 → BaCO3↓ 0,25 đ 0,08 ↔ 0,05 → 0,05 mol => x = mBaCO3 = 0,05.197 = 9,85 gam 0,5 đ Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa. Hết