Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị
Câu 1. Trong quan hệ với các Mỹ Latinh, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra:
A. Chính sách láng giềng hợp tác. B. Chính sách láng giềng thân thiện.
C. Chính sách láng giềng đoàn kết. D. Chính sách láng giềng hữu nghị.
Câu 2. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là
A. Mít tinh, biểu tình. B. Khởi nghĩa vũ trang.
C. Bãi công, bãi thị. D. Đấu trang nghị trường.
Câu 3. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 197 ở Nga là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc. B. Cách mạng dân tộc dân chủ.
C. Cách mạng dân chủ tư sản. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 4. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên Xô) là:
A. Tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng.
B. Cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang.
C. Hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
D. Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 5. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào?
A. Kinh tế - tài chính và an ninh – quốc phòng.
B. Kinh tế - chính trị và văn hóa – xã hội.
C. Kinh tế - tài chính và chính trị – xã hội.
D. Kinh tế - đối ngoại và chính trị – xã hội.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_lich_su_lop_11_ma_de_101_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị
- SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Lịch sử Lớp: 11 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 04 trang) Mã đề: 101 Họ và tên học sinh: . Lớp: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1. Trong quan hệ với các Mỹ Latinh, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra: A. Chính sách láng giềng hợp tác. B. Chính sách láng giềng thân thiện. C. Chính sách láng giềng đoàn kết. D. Chính sách láng giềng hữu nghị. Câu 2. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là A. Mít tinh, biểu tình. B. Khởi nghĩa vũ trang. C. Bãi công, bãi thị. D. Đấu trang nghị trường. Câu 3. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 197 ở Nga là gì? A. Cách mạng giải phóng dân tộc. B. Cách mạng dân tộc dân chủ. C. Cách mạng dân chủ tư sản. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 4. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên Xô) là: A. Tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng. B. Cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang. C. Hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. D. Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc. Câu 5. Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực nào? A. Kinh tế - tài chính và an ninh – quốc phòng. B. Kinh tế - chính trị và văn hóa – xã hội. C. Kinh tế - tài chính và chính trị – xã hội. D. Kinh tế - đối ngoại và chính trị – xã hội. Câu 6. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã hình thành 2 khối đế quốc đối lập: A. Dân chủ và Đồng Minh. B. Dân chủ và Liên minh. C. Dân chủ và Phát xít. D. Dân chủ và Hiệp ước. Câu 7. Năm 1934, Mĩ đã thực hiện chính sách láng giềng thân thiện với các nước ở khu vực nào? A. Châu phi. B. Đông Nam Á. C. Mỹ Latinh. D. Châu Âu. Trang 1/4 - Mã đề 101 -
- Câu 8. Sau Cách mạng tháng Mười, Chính quyền Xô viết từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với: A. một số nước láng giềng ở châu Á và châu Âu. B. một số nước ở châu Phi và châu Âu. C. một số nước ở Mỹ và châu Âu. D. một số nước ở châu Á và châu Đại Dương. Câu 9. Hội nghị Véc-xai – Oasinhtơn diễn ra trong hoàn cảnh: A. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc. B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt. D. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc. Câu 10. Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt đạo luật để: A. giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. B. ủng hộ các nước phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. C. có thể can thiệp quân sự vào các nước bên ngoài nước Mĩ. D. giúp đỡ các nước tư bản chống lại chủ nghĩa phát xít. Câu 11. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga? A. Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. B. Biểu tình của nữ công nhân thủ đô Pê-tơ-rô-grat. C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông. D. Các Xô viết được thành lập. Câu 12. Thực chất của chính sách Kinh tế mới ở nước Nga là: A. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, thi hành chế độ lao động cưỡng bức. B. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế. C. Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa. D. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát. Câu 13. Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được nhiệm vụ gì ? A. Đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. B. Đánh đổ các nước đế quốc, phản cách mạng. C. Giành lại ưu thế trong chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Đánh đổ chính quyền giai cấp tư sản. Câu 14. Trong Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven, đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất? A. Đạo luật về ngân hàng. B. Đạo luật phục hưng thương mại. C. Đạo luật về tài chính. D. Đạo luật phục hưng công nghiệp. Trang 2/4 - Mã đề 101 -
- Câu 15. Mục đích quan trọng nhất của Hội nghị Véc-xai – Oasinhtơn là: A. Phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận. B. Thành lập tổ chức Hội quốc liên C. Thông qua kế hoạch tấn công nước Nga xã hội chủ nghĩa. D. Quy định những điều khoản bồi thường đối với các nước bại trận. Câu 16. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) các nước Đức,Ý, Nhật đã chọn lối thoát nào sau đây: A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. D. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài. Câu 17. Để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), giới cầm quyền Đức đã chủ trương: A. thực hiện chính sách mới. B. thiết lập nền dân chủ đại nghị. C. thiết lập chế độ độc tài phát xít. D. ứng dụng những thành tựu KHKT. Câu 18 : Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) các nước Anh, Pháp, Mỹ chọn lối thoát nào sau đây: A. Duy trì chế độ dân chủ đại nghị. B. Thiết lập chế độ độc tài. C. Thiết lập chế độ phát xít. D. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa Câu 19. Hội Quốc liên ra đời nhằm mục đích : A. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới. B. Khống chế sự lũng đoạn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia. C. Giải quyết tranh chấp quốc tế. D. Duy trì một trật tự thế giới mới. Câu 20. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là: A. Công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp đường sắt, đóng tàu C. Công nghiệp quân sự. D. Công nghiệp nặng. Câu 21. Trong những năm 30 của thế kỷ XX, Chính phủ Hit-le công khai khủng bố đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là: A. Đảng Xã hội dân chủ. B. Đảng Cộng sản Đức. C. Đảng Dân chủ Đức. D. Đảng dân chủ Tự do. Câu 22. Ý nào không phải là thành tựu văn hóa – xã hội mà Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941)? A. Thực hiện giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. B. Cơ cấu giai cấp trong xã hội thay đổi. C. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất. Trang 3/4 - Mã đề 101 -
- D. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Câu 23. Cách mạng tháng Mười Nga thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào? A. Cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh. B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức vô sản quốc tế. C. Nhân dân lao động Nga làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn là duy nhất. Câu 24. Luận cương tháng Tư của Lê-nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là: A. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. B. Chuyển từ đánh đổ chế độ Nga hoàng sang cách mạng dân chủ tư sản. C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. Câu 25. Với Chính sách mới, tổng thống Ru-dơ-ven đã giúp nước Mỹ duy trì chế độ: A. cộng hòa đại nghị. B. độc tài phát xít. C. dân chủ tư sản. D. cộng hòa tư sản. Câu 26. Một trong những ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là : A. Cổ vũ và để lại nhiều bài học qúy báu cho phong trào cách mạng thế giới. B. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. C. Thay đổi số phận của hàng triệu con người trên đất nước Nga. D. Tạo tiền đề để Lênin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản. Câu 27. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản chống chủ nghĩa quân phiệt đã góp phần: A. làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật. B. làm phá sản quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật. C. làm đẩy nhanh quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật. D. làm chuyển đổi quá trình quân phiệt hóa sang phát xít ở Nhật. Câu 28. Sự kiện mở ra thời kỳ đen tối trong lịch sử nước Đức là: A. Đảng Quốc xã thành lập. B. Thiết lập chế độ phát xít. C. Hin-đen-bua làm tổng thống nước Đức. D. Khủng hoảng kinh tế thế giới. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1 (2 điểm). a. Vì sao đến năm 1917 nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng? b. Liên hệ ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đối với cách mạng Việt Nam. Câu 2 (1 điểm). Phân tích tác động Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven đối với nước Mĩ. HẾT Trang 4/4 - Mã đề 101 -
- Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Trang 5/4 - Mã đề 101 -