Đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Câu 1: Vai trò nào dưới đây cho thấy con người và các sinh vật khác trên Trái Đất phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình quang hợp?

    A. Điều hoà nhiệt độ của không khí.                B. Tích luỹ năng lượng.

    C. Tạo chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.     D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.

Câu 2: Khi nói về động lực vận chuyển nước ở thực vật trên cạn: I-lực đẩy (áp suất rễ); II-lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch dẫn; III-lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá; IV-lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá. 

Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?

   A. 1                     B. 2                                         C. 3                                           D. 4

Câu 3: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục từ dưới lên trên?

    A. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch.

    B. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước.

    C. Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước.

    D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch dẫn phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ.

Câu 4: Nước thoát qua lá bằng con đường nào? 

    A. Qua khí khổng, mô giậu.                               B. Qua cutin, biểu bì.       

    C. Qua khí khổng, cutin.                                   D. Qua cutin, mô giậu.

doc 4 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_001_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Sinh học - Lớp: 11 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 3 trang) Mã đề: 001 Họ và tên học sinh: . . Lớp: Phần I: TNKQ (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Vai trò nào dưới đây cho thấy con người và các sinh vật khác trên Trái Đất phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình quang hợp? A. Điều hoà nhiệt độ của không khí. B. Tích luỹ năng lượng. C. Tạo chất hữu cơ và tích lũy năng lượng. D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. Câu 2: Khi nói về động lực vận chuyển nước ở thực vật trên cạn: I-lực đẩy (áp suất rễ); II-lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch dẫn; III-lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá; IV-lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá. Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 3: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong mạch dẫn tạo thành dòng nước liên tục từ dưới lên trên? A. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch. B. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch dẫn phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ. Câu 4: Nước thoát qua lá bằng con đường nào? A. Qua khí khổng, mô giậu. B. Qua cutin, biểu bì. C. Qua khí khổng, cutin. D. Qua cutin, mô giậu. Câu 5: Các nguyên tố đại lượng (đa lượng) gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. Câu 6: Vai trò của phôtpho đối với thực vật là: A. giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim. B. thành phần của axit nuclêôtit, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. D. thành phần của thành tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 7: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì các nguyên tố vi lượng có vai trò: A. Tham gia cấu trúc nên tế bào. B. Hoạt hóa enzim trong quá trình trao đổi chất. C. Quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào. D. Thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt. Câu 8. Nguồn cung cấp nitơ được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh là: A. phân bón vô cơ. B. quá trình phân giải nitơ hữu cơ trong đất. C. sự phóng điện trong cơn giống. D. quá trình cố định nitơ. Câu 9: Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là: A. Xanh lục. B. Vàng. C. Đỏ. D. Da cam Trang 1/3 – Mã đề: 001 -
  2. Câu 10: Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra là: A. Có vi khuẩn Rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện kị khí. B. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện kị khí. C. Có vi khuẩn Rhizobium, có enzim nitrogenaza, ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. D. Có enzim nitrogenaza, ATP, lực khử mạnh, thực hiện trong điều kiện hiếu khí. Câu 11: Sản phẩm của pha sáng gồm: A. ATP, NADPH VÀ O2. B. ATP, NADPH VÀ CO2. + C. ATP, NADP VÀ O2. D. ATP, NADPH. Câu 12: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: A. Pha oxy hoá nước để hình thành ATP, NADPH, O2. B. Pha oxy hoá nước để hình thành ADP. C. Pha oxy hoá nước để hình thành ATP, NADPH. D. Pha oxy nước để hình thành ATP. Câu 13: Sản phẩm của pha sáng chuyển cho pha tối gồm có: A. ATP, NADPH. B. ATP, NADPH và CO2. C. ATP, NADPH và O2 D. ATP, NADP+. Câu 14: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3? A. Tận dụng được nồng độ CO2. B. Tận dụng được ánh sáng cao. C. Không có hô hấp sáng. D. Nhu cầu nước thấp. Câu 15: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. Câu 16: Quá trình hô hấp ở thực vật là: A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật. C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể. D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 17: Phương trình tổng quát của hô hấp được viết đúng là: A. C6H12O6 + O2 → 12CO2 + 12H2O + năng lượng (nhiệt + ATP). B. C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP). C. C6H12O6 + O2 → 6CO2 + 6H2O + năng lượng (nhiệt + ATP). D. C6H12O6 + O2 →6CO2 + 12H2O + năng lượng (nhiệt + ATP). Câu 18: Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là: A. Cung cấp năng lượng chống chịu. B. Tăng khả năng chống chịu. C. Tạo ra sản phẩm trung gian và ATP. D. Miễn dịch cho cây. Câu 19. Bào quan nào thực hiện chức năng hô hấp? A. Không bào B. Mạng lưới nội chất. C. Lạp thể. D. Ti thể. Câu 20: Vì sao cơ quan tiêu hoá ở động vật ăn thực vật có ruột dài? A. Vì thức ăn thuộc loại khó tiêu. . B. Vì chúng tiết ra ít enzim tiêu hoá. C. Vì thức ăn chứa ít chất dinh dưỡng, nên ruột dài để tiêu hóa hiệu quả, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. D. Vì enzim của chúng hoạt động yếu. Câu 21: Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là gì? A. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể. Trang 2/3 – Mã đề: 001 -
  3. B. Hô hấp hiếu khí khi có mặt O2 còn lên men thì không. C. Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần. D. Sản phẩm hô hấp hiếu khí là hợp chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O. Câu 22: Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì: A. hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản. B. hạt khô không còn hoạt động hô hấp. C. hạt khô sinh vật gây hại không xâm nhập được. D. hạt khô có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh. Câu 23: Quá trình hô hấp ở thực vật có ý nghĩa: A. Đảm bảo sự cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. . B. Tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của các tế bào và cơ thể sinh vật. C. Làm sạch môi trường. . D. Chuyển hóa gluxit thành CO2 và H2O. Câu 24: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng A. từ thức ăn cho cơ thể. B. và năng lượng cho cơ thể. C. có trong thức ăn thành các chất phức tạp mà cơ thể có thể hấp thụ được. D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. Câu 25: Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hoá ngoại bào B. Tiêu hoá nội bào. C. Tiêu hoá ngoại bào, tiêu hoá nội bào. D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Câu 26: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột. C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê. Câu 27: Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ? A. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa. B. Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà. C. Giúp tăng nhu động ruột. D. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề. Câu 28: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được biến đổi cơ học thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Thức ăn được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. Thức ăn được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. Thức ăn được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và không hấp thụ vào máu. Phần II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Tại sao thực vật C4 lại cố định CO2 ở 2 không gian khác nhau(lục lạp tế bào mô giậu và lục lạp tế bào bao bó mạch)? b. Nêu các biện pháp để điều khiển tác nhân ánh sáng nhằm nâng cao năng suất cây trồng thông qua quang hợp? Câu 2: (1.5 điểm) a. Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong cơ quan tiêu hóa? Vì sao? b. Chúng ta cần có chế độ ăn uống như thế nào để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh? HẾT Trang 3/3 – Mã đề: 001 -
  4. Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Trang 4/3 – Mã đề: 001 -