Đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Câu 2: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương ngược chiều điện trường và các ion âm cùng chiều điện trường.
B. các ion dương và các ion âm cùng chiều điện trường.
C. các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
D. các ion dương và các ion âm ngược chiều điện trường.
Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại một điểm là
A. điện thế. B. hiệu điện thế.
C. cường độ điện trường. D. công của lực điện.
Câu 4: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Vôn kế. B. Công tơ điện. C. Ampe kế. D. Tĩnh điện kế.
Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện?
Giữa hai bản kim loại là một lớp
A. mica. B. không khí.
C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D. sứ.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_vat_li_lop_11_nam_hoc_2022_2023_so.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 1 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí - Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) −9 Câu 1: Cho hai điện tích điểm q1 = q2 = 3.10 C đặt cách nhau 9 cm trong chân không. N.m2 Lấy k = 9.109 . Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích là C2 A. 9.10−5 N. B. 10−5 N. C. 9.10−7 N. D. 10−9 N. Câu 2: Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của A. các ion dương ngược chiều điện trường và các ion âm cùng chiều điện trường. B. các ion dương và các ion âm cùng chiều điện trường. C. các ion dương cùng chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường. D. các ion dương và các ion âm ngược chiều điện trường. Câu 3: Đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại một điểm là A. điện thế. B. hiệu điện thế. C. cường độ điện trường. D. công của lực điện. Câu 4: Điện năng tiêu thụ được đo bằng dụng cụ nào sau đây? A. Vôn kế. B. Công tơ điện. C. Ampe kế. D. Tĩnh điện kế. Câu 5: Một prôtôn dịch chuyển dọc theo đường sức điện của một điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường là 1000 V/m. Lấy e =1,6.10−19 C. Khi prôtôn dịch chuyển được 2 cm thì độ lớn công của lực điện trường là A. 0,8.10−16 J. B. 3,2.10−18 J. C. 1,6.10−16 J. D. 3,2.10−16 J. Câu 6: Trong hệ SI, đơn vị của điện thế là A. vôn. B. ampe. C. culông. D. oát. Câu 7: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp A. mica. B. không khí. C. giấy tẩm dung dịch muối ăn. D. sứ. Câu 8: Trong một nguồn điện, công của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường là A. Suất điện động của nguồn điện được tính bằng công thức nào sau đây? A q 1 A. E = . B. E = . C. E = Aq D. E = . q A qA. Câu 9: Mắc một điện trở R vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r. Cường độ dòng điện trong mạch được tính bằng công thức nào sau đây? Rr+ E + r R E A. I = . B. I = . C. I = . D. I = . E R E + r Rr+ Câu 10: Hai nguồn điện giống nhau có suất điện động 6 V mắc song song. Suất điện động của bộ nguồn điện này là A. 6 V. B. 12 V. C. 36 V. D. 3 V. Câu 11: Hạt tải điện trong kim loại là A. ion âm. B. ion dương. C. prôtôn. D. êlectron tự do. Câu 12: Điện phân dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng. Biết đương lượng điện hóa của đồng là k = 3,3.10−4 g/C. Để khối lượng đồng bám vào catốt là 1,65 g thì điện lượng chạy qua bình điện phân là A. 5.103 C. B. 5 C. C. 5,5 10-4 C. D. 5.104 C.
- II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2 điểm) Phát biểu nội dung và viết biểu thức của định luật Jun – Lenxơ. Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng trong biểu thức. Câu 14: (2 điểm) Một bình đun nước được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì cường độ dòng điện chạy qua bình là 5 A. a) Tính công suất tiêu thụ điện của bình. b) Tính số tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình trong 30 ngày. Biết trung bình mỗi ngày bình này được sử dụng trong một giờ và giá điện là 1678 đồng/kWh. Câu 15: (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết E1 = 3V, r1 = 1 Ω, E2 = 6V, r2 = 1 Ω, R là một biến trở. Bỏ qua điện trở của dây nối và ampe kế. a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. b) Khi R = 2,5 Ω, tính hiệu suất của bộ nguồn điện và tìm A số chỉ của ampe kế. R c) Khi R = R0 thì công suất tiêu thụ điện của mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất. Tính R0 và giá trị lớn nhất của công suất này. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: Vật lí – Lớp 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C B B A Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A D A D A II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 13 2đ Phát biểu đúng định luật 1 Viết đúng biểu thức 0,5 Giải thích đúng các đại lượng và nêu đúng đơn vị của các đại lượng trong biểu thức 0,5 Câu 14 2đ a) Viết được công thức P= UI 0,5 Thay số được PW=1100 0,5 b) Tính được điện năng tiêu thụ trong 1 tháng A = P.t = 118800000 J = 33 kWh. 0.5 0,5 Tính được số tiền phải trả 55374 đồng. Câu 15 3đ a) Tính EEEb =12 + = 9.V 0,5 rb = r12 + r =2. 0,5 R b, Viết được biểu thức H = , thay số tính được H= 55,56% 0.5 Rr+ b E Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch: I = b Rr+ b 0,5 Thay số tính được I = 2A là số chỉ của ampe kế c) Viết được biểu thức tính công suất mạch ngoài 2 2 2 EEbb PIRR= = = 2 0,25 rRb + rb ++2rRb R Khi P , áp dụng được bất đẳng thức cosi ta có Rr= =2. max 0 b 0,5 R =2 PW=10,125 Thay 0 tính được max . 0,25 Học sinh làm cách khác, nếu đúng cho điểm tối đa.