Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 3: Toluen là một đồng đẳng của benzen, được sử dụng làm dung môi hòa tan cho nhiều 
vật liệu khác nhau như sơn, mực, cao su, keo dán .... Công thức phân tử của toluen là: 
A. C6H6. B. C6H5CH3. 
C. C6H5CH=CH2. D. CH3-C6H4-CH3. 
Câu 4: Để phân biệt các chất lỏng toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch: 
A. NaOH. B. HCl. C. Br2. D. KMnO4. 
Câu 5: Chất nào sau đây là ancol etylic? 
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO. 
Câu 6: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với: 
A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. 
C. nước brom. D. dung dịch NaCl. 
Câu 7: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo CH3CH2CH(OH)CH3 là: 
A. butan–2–ol. B. butan–3–ol. 
C. ancol butylic. D. 1-metylpropan-1-ol. 
Câu 8: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? 
A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH.
pdf 4 trang Phan Bảo Khanh 09/08/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_nam_hoc_2021_2022_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Hóa học - Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Ở điều kiện thường hiđrocacbon nào sau đây ở thể lỏng? A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12. Câu 2: Công thức chung của ankin là: A. CnH2n (n≥2) B. CnH2n-2 (n≥2) C. CnH2n+2 (n≥1) D. CnH2n-6 (n≥6) Câu 3: Toluen là một đồng đẳng của benzen, được sử dụng làm dung môi hòa tan cho nhiều vật liệu khác nhau như sơn, mực, cao su, keo dán Công thức phân tử của toluen là: A. C6H6. B. C6H5CH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH3-C6H4-CH3. Câu 4: Để phân biệt các chất lỏng toluen, benzen, stiren chỉ cần dùng dung dịch: A. NaOH. B. HCl. C. Br2. D. KMnO4. Câu 5: Chất nào sau đây là ancol etylic? A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. HCHO. Câu 6: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với: A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl. Câu 7: Tên thay thế của ancol có công thức cấu tạo CH3CH2CH(OH)CH3 là: A. butan–2–ol. B. butan–3–ol. C. ancol butylic. D. 1-metylpropan-1-ol. Câu 8: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc? A. CH3CHO. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH. Câu 9: Axit axetic có công thức phân tử là: A. HCOOH. B. CH3COOH. C. C6H5OH. D. C2H5COOH. Câu 10: Trùng hợp hidrocacbon nào sau đây dùng để sản xuất cao su buna? A. etilen. B. isopren. C. buta-1,3-đien. D. axetilen. Câu 11: Cho 9,2 gam axit fomic phản ứng với dung dịch KOH (dư). Khối lượng muối khan thu được là: A. 13,6 gam. B. 16,8 gam. C. 9,2 gam. D. 10,2 gam. Câu 12: Khí etilen điều chế trong phòng thí nghiệm từ phản ứng tách nước C2H5OH (xt: 0 H2SO4 đặc, 170 C) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Để loại bỏ tạp chất, ta cần dẫn hỗn hợp khí đi qua: A. dd brom dư. B. dd HCl dư. C. dd NaOH dư. D. dd KMnO4 loãng dư 1
  2. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau: t0 a) etilen + dd nước brom  b) toluen + Br2  c) phenol + Na  d) axit axetic + CaCO3 Câu 2. (2,0 điểm) Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của Y axetilen được thực hiện theo sơ đồ bên: a) Biết X là CaC2, xác định chất Y và hiện tượng quan sát được trong bình tam giác. b) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên. Câu 3. (3,0 điểm) 1. (2,0 điểm). Cho a gam hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng hết với kim loại Na thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, a gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M. a) Xác định thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. b) Cho a gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với nước brom dư. Tính khối lượng kết tủa thu được. 2. (1,0 điểm). Hỗn hợp Y gồm metanol, etilen glicol và glixerol. Cho m gam hỗn hợp Y tác dụng với kim loại Na (dư), sau khi phản ứng kết thúc thu được 25,76 lít khí H2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 2m gam Y thì thu được CO2 và 122,4 gam H2O. Xác định m. === Hết === Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: H=1; O=16; C=12; Na=23; K=39; Br=80. 2
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: Hóa học - Lớp 11 I. Phần trắc nghiệm 1D 2B 3B 4D 5A 6D 7A 8A 9B 10C 11B 12C II. Phần tự luận Câu Hướng dẫn giải Điểm a) CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br 0.5 Câu 1 t0 0.5 b) C6H5CH3 + Br2  C6H5CH2Br + HBr c) 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2↑ 0.5 d) 2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑+ H2O 0.5 - Y là H2O (HS cũng có thể chọn Y là dd axit HCl, H2SO4, ) 0,5 - Hiện tượng: Bình tam giác có xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt 0,5 Câu 2 Viết PTPƯ: CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑ 0,5 C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2Ag2↓ + 2NH4NO3 0,5 a) Xác định số mol: nH2 =0,3 mol; nNaOH =0,2 mol 0,25 PTPƯ: (1) 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2 ↑ (2) 2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa + H2↑ 0,75 (3) C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O Từ pư (3) → nC6H5OH = nNaOH = 0,2 mol 1. → nH2 (2) = 0,1 mol → nH2 (1) = 0,2 mol Từ pư (1) → nC2H5OH = 0,4 mol Vậy: % mC2H5OH = 49,46%; %mC6H5OH = 50,54% 0,5 b) PTPƯ: C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3(OH)↓ + 3HBr 0,25 Ta có: n↓ = n C6H5OH = 0,2 mol Câu 3 → m↓ = 0,2* 331 = 66,2 gam 0,25 2. nH2 = 1,15 mol; nH2O = 6,8 mol - Khi tác dụng với Na dư: - OH + Na → - ONa + 1/2H2↑ → n-OH = 2nH2 = 2*1,15 = 2,3 mol 0,25 3
  4. - Khi đốt cháy m gam Y sẽ cho nH2O = 3,4 mol → nH = 6,8 mol 0,25 - Dễ thấy trong Y có số nguyên tử C bằng số nhóm OH → nC=2,3 mol 0,25 Vậy mY = m(C+H+O) = 2,3*12 + 6,8*1 + 2,3*16 = 71,2 gam 0,25 Lưu ý: Nếu HS làm cách khác đúng vẫn cho số điểm tối đa! 4