Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 2: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? 
A. Trai sông. B. Chim bồ câu. C. Ốc sên. D. Châu chấu. 
Câu 3: Hoocmôn nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá? 
A. Gibêrelin. B. Xitôkinin. C. Êtilen. D. Florigen. 
Câu 4: Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung thần kinh? 
A. Bó His. B. Mạng Puôckin. C. Nút nhĩ thất. D. Nút xoang nhĩ. 
Câu 5: Để kích thích sự ra rễ ở cành giâm, cành chiết người ta sử dụng hoocmôn nào sau đây? 
 A. Auxin.                    B. Êtilen.                    C. Axit abxixic.             D. Gibêrelin. 
Câu 6: Những hoocmôn nào sau đây kích thích sinh trưởng ở thực vật? 
  A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.                 B. Auxin, gibêrelin, êtilen. 
  C. Auxin, êtilen, axit abxixic.                       D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. 
Câu 7: Hoocmôn sinh trưởng ở người do tuyến nội tiết nào tiết ra? 
 A. Tuyến yên.             B. Tuyến giáp.            C. Tuyến sinh dục.         D. Tuyến tụy.  
Câu 8: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là: 
 A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. 
 B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. 
 C. Mô phân sinh bên có ở thân, rễ của cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở mắt của thân cây 
một lá mầm. 
 D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm.
pdf 2 trang Yến Phương 03/07/2023 3080
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc_2022_2023.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Loài động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể? A. Thủy tức. B. Châu chấu. C. Cá chép. D. Rắn hổ mang. Câu 2: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? A. Trai sông. B. Chim bồ câu. C. Ốc sên. D. Châu chấu. Câu 3: Hoocmôn nào sau đây có vai trò thúc quả chóng chín và rụng lá? A. Gibêrelin. B. Xitôkinin. C. Êtilen. D. Florigen. Câu 4: Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận nào sau đây có khả năng tự phát xung thần kinh? A. Bó His. B. Mạng Puôckin. C. Nút nhĩ thất. D. Nút xoang nhĩ. Câu 5: Để kích thích sự ra rễ ở cành giâm, cành chiết người ta sử dụng hoocmôn nào sau đây? A. Auxin. B. Êtilen. C. Axit abxixic. D. Gibêrelin. Câu 6: Những hoocmôn nào sau đây kích thích sinh trưởng ở thực vật? A. Auxin, axit abxixic, xitôkinin. B. Auxin, gibêrelin, êtilen. C. Auxin, êtilen, axit abxixic. D. Auxin, gibêrelin, xitôkinin. Câu 7: Hoocmôn sinh trưởng ở người do tuyến nội tiết nào tiết ra? A. Tuyến yên. B. Tuyến giáp. C. Tuyến sinh dục. D. Tuyến tụy. Câu 8: Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là: A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân, rễ của cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở mắt của thân cây một lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 9: Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang. II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2. III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch. IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 10: Trong xinap hoá học, thành phần nào sau đây có chứa thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học? A. Chuỳ xinap. B. Khe xinap. C. Màng sau xinap. D. Màng trước xinap. Câu 11: Phần nào của hệ mạch dưới đây sẽ có huyết áp lớn nhất? A. Tiểu tĩnh mạch. B. Tĩnh mạch chủ. C. Tiểu động mach. D. Mao mạch. Câu 12: Mối tương quan nào sau đây kích thích sự ra chồi của mô callus? A. Khi auxin nhiều hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô callus ra chồi. B. Khi auxin ít hơn xitôkinin thì thúc đẩy mô callus ra chồi. C. Khi xitôkinin và auxin bằng nhau thì thúc đẩy mô callus ra chồi. D. Khi xitôkinin ít hơn auxin thì thúc đẩy mô callus ra chồi. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Hoocmôn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày các khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật. Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống. === Hết ===
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Sinh học 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A B C D A D Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C A C C B II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 (4,0 điểm) - Hoocmôn thực vật (phitô hoocmôn): là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật 1,0 tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật: + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. 1,0 Trong cây, hoocmôn được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây. + Chỉ với nồng độ thấp có thể gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. 1,0 + Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao. 1,0 2 (3,0 điểm) - Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do 1,0 tăng số lượng và kích thước tế bào. - Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, 1,0 phân hoá (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể - Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh truưởng và phát triển của động vật có xương sống gồm: + Hoocmôn sinh trưởng. 0,25 + Tirôxin. 0,25 + Ơstrôgen. 0,25 + Testostêron. 0,25