Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
Câu 3: Lực Lo-ren-xơ là lực từ tác dụng lên
A. một dòng điện đặt trong từ trường.
B. một nam châm đặt trong từ trường.
C. một điện tích đứng yên trong từ trường.
D. một điện tích chuyển động trong từ trường.
Câu 7: Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là
A. một tam giác vuông cân. B. một tam giác cân.
C. một tam giác vuông. D. một tam giác đều.
Câu 8: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh của vật đó là
A. ảnh ảo và cao hơn vật. B. ảnh thật và cao hơn vật.
C. ảnh thật và nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
Câu 9: Đặt một vòng dây dẫn kín, phẳng trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02 s, từ
thông qua vòng dây giảm đều từ 4.10−3 Wb về 0. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong
vòng dây là
A. 2 V. B. 0,2 V. C. 8 V. D. 0,8 V.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_2_vat_li_lop_11_nam_hoc_2022_2023_so.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Lực từ không xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Hai nam châm đặt gần nhau. B. Hai dòng điện đặt gần nhau. C. Một nam châm và một dòng điện đặt gần nhau. D. Hai điện tích đứng yên đặt gần nhau. Câu 2: Cho dòng điện có cường độ I chạy qua một vòng dây tròn có bán kính R. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm của vòng dây được tính bằng công thức nào sau đây? R I A. B = 2 .10−7 . B. B = 2 .10−7 . I R I R C. B = 4 .10−7 . D. B = 4 .10−7 . R I Câu 3: Lực Lo-ren-xơ là lực từ tác dụng lên A. một dòng điện đặt trong từ trường. B. một nam châm đặt trong từ trường. C. một điện tích đứng yên trong từ trường. D. một điện tích chuyển động trong từ trường. Câu 4: Cho một diện tích S phẳng đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B . Biết góc hợp bởi vectơ pháp tuyến của mặt S và là α. Từ thông qua diện tích S được tính bằng công thức nào sau đây? A. Φ = BSsinα. B. Φ = BScosα. C. Φ = BStanα. D. Φ = BS. Câu 5: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. B. độ lớn từ thông qua mạch. C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch. Câu 6: Cho một tia sáng đơn sắc truyền xiên góc từ môi trường (1) đến mặt phân cách giữa môi trường (1) và môi trường (2) dưới góc tới i thì góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của môi trường (1) và môi trường (2) lần lượt là n1 và n2. Hệ thức nào sau đây đúng? A. n21sin i= n sin r . B. n21 i= n r. C. n12sin i= n sin r . D. n12 i= n r. Câu 7: Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là A. một tam giác vuông cân. B. một tam giác cân. C. một tam giác vuông. D. một tam giác đều. Câu 8: Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ. Ảnh của vật đó là A. ảnh ảo và cao hơn vật. B. ảnh thật và cao hơn vật. C. ảnh thật và nhỏ hơn vật. D. ảnh ảo và nhỏ hơn vật. Câu 9: Đặt một vòng dây dẫn kín, phẳng trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ 4.10−3 Wb về 0. Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là A. 2 V. B. 0,2 V. C. 8 V. D. 0,8 V. Câu 10: Cho một ống dây có độ tự cảm 0,2 H có dòng điện. Trong 1 s, cường độ dòng điện trong ống giảm đều từ 5 A xuống 0 thì độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là A. 1 V. B. 2 V. C. 0,1 V. D. 0,2 V. 1
- Câu 11: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một môi trường trong suốt có chiết suất 2 dưới góc tới 45o. Góc khúc xạ của tia sáng là A. 15o. B. 90o. C. 30o. D. 60o. Câu 12: Cho chiết suất của nước, của benzen và của thủy tinh flin lần lượt là 1,3; 1,5; 1,8. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi chiếu một tia sáng A. từ benzen vào nước. B. từ nước vào thủy tinh flin. C. từ benzen vào thủy tinh flin. D. từ nước vào benzen. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) a. Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần? b. Chiếu một tia sáng đơn sắc từ trong nước tới mặt phẳng phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước và của không khí lần lượt là 1,333 và 1. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần. Từ đó suy ra điều kiện của góc tới để có phản xạ toàn phần trong trường hợp này. Câu 2. (3,5 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB cao 1,5 cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính tại A, cách thấu kính 45 cm. a. Xác định vị trí, tính chất và chiều cao của ảnh. b. Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính. c. Giữ nguyên vị trí của vật, di chuyển thấu kính đến vị trí sao cho ảnh tạo bởi thấu kính có chiều cao bằng chiều cao của ảnh ban đầu (khi chưa dịch chuyển). Thấu kính dịch chuyển theo chiều nào và độ dịch chuyển bằng bao nhiêu? Câu 3. (1,0 điểm) Một người có thể nhìn thấy rõ các vật cách mắt từ 10 cm đến 50 cm. a. Hỏi mắt bị tật gì? b. Tính độ tụ kính mà người này cần đeo để nhìn rõ các vật ở vô cực mà không phải điều tiết (kính đeo sát mắt). === Hết === 2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí 11 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D B D B A C A D B A C A án II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. (2,5 điểm) - Nêu đúng điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần 1,0 n2 1 0,5 sinigh == b. n,1 1 333 i,= 48 61o 0,5 gh - Điều kiện của góc tới là 0 i igh i 48,61 0,5 Câu 2 1 1 1 0,5 a, * Vị trí của ảnh, từ công thức =+ (3,5 điểm) f d d , suy ra d , = 90 cm 0,5 * >0 ảnh là ảnh thật. 0,25 d , 0,25 * Số phóng đại k = − = −2 d suy ra chiều cao của ảnh là 3 cm 0,5 b, Vẽ đúng hình 0,5 c, Vì ảnh có chiều cao không đổi nên: k’ = 2 0,25 ' − f 0,25 k = =2 d1 = 15 cm df1 − d = d − d1 = 30 cm. 0,25 Vậy thấu kính dịch chuyển lại gần vật và độ dịch chuyển bằng 30cm 0,25 Câu 3 a. mắt bị tật cận thị 0,5 (1,0 điểm) b. Tiêu cự kính phải đeo: f = -OCv = -0,5 m 0,25 1 Độ tụ D= = −2 dp f 0,25 3