Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. Quốc gia nào sau đây phải chịu một phần trách nhiệm dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới 
thứ hai? 
A. Áo - Hung. B. Liên Xô. C. Tiệp Khắc. D. Pháp. 
Câu 2. Quốc gia nào sau đây là một trong những lực lượng có vai trò trụ cột trong việc tiêu diệt chủ 
nghĩa phát xít? 
A. Liên Xô. B. Pháp. C. Nhật Bản. D. Nam Phi. 
Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam? 
A. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). 
B. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (1882). 
C. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).  
D. Phong trào Cần vương chấm dứt (1896). 
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?  
A. Yên Thế. B. Bãi Sậy. C. Bắc Sơn. D. Nam Kì. 
Câu 5. Ai là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)? 
A. Hoàng Hoa Thám. B. Hàm Nghi. C. Phan Bội Châu. D. Phan Đình Phùng. 
Câu 6. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương?  
A. Địa chủ phong kiến.                                              B. Văn thân, sĩ phu yêu nước.  
C. Giai cấp tư sản.                                                     D. Giai cấp công nhân. 
Câu 7. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam 
trong bối cảnh nào sau đây? 
A. Cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự.          B. Sau khi hoàn thành đánh chiếm Bắc Kì. 
C. Giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành.             D. Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Câu 8. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất 
hiện giai cấp mới nào?  
A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tư sản.
pdf 2 trang Yến Phương 27/06/2023 3580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_lich_su_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng: Câu 1. Quốc gia nào sau đây phải chịu một phần trách nhiệm dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Áo - Hung. B. Liên Xô. C. Tiệp Khắc. D. Pháp. Câu 2. Quốc gia nào sau đây là một trong những lực lượng có vai trò trụ cột trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô. B. Pháp. C. Nhật Bản. D. Nam Phi. Câu 3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam? A. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). B. Quân Pháp đánh chiếm thành Hà Nội (1882). C. Nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874). D. Phong trào Cần vương chấm dứt (1896). Câu 4. Cuộc khởi nghĩa nào sau đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Yên Thế. B. Bãi Sậy. C. Bắc Sơn. D. Nam Kì. Câu 5. Ai là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)? A. Hoàng Hoa Thám. B. Hàm Nghi. C. Phan Bội Châu. D. Phan Đình Phùng. Câu 6. Lực lượng nào giữ vai trò lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? A. Địa chủ phong kiến. B. Văn thân, sĩ phu yêu nước. C. Giai cấp tư sản. D. Giai cấp công nhân. Câu 7. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam trong bối cảnh nào sau đây? A. Cơ bản bình định Việt Nam bằng quân sự. B. Sau khi hoàn thành đánh chiếm Bắc Kì. C. Giai cấp tư sản Việt Nam đã hình thành. D. Pháp tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Câu 8. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện giai cấp mới nào? A. Địa chủ. B. Nông dân. C. Công nhân. D. Tư sản. Câu 9. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) có điểm khác biệt nào so với khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)? A. Đặt dưới sự chỉ huy của các sĩ phu yêu nước. B. Lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân. C. Chủ yếu đấu tranh dưới hình thức vũ trang. D. Dựa vào địa thế hiểm trở để xây dựng căn cứ. Câu 10. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX? A. Hiệp ước Hác-măng được kí kết. B. Khởi nghĩa Trương Định bùng nổ. C. Hội Duy tân được thành lập. D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 11. Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào nào để đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập? A. Chấn hưng thực nghiệp. B. Duy tân. C. Đông du. D. Đông Kinh nghĩa thục. Câu 12. Thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam? A. Thương nghiệp. B. Công nghiệp nặng. C. Du lịch và dịch vụ. D. Khai thác mỏ. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (1885 - 1896). Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế có nét tương đồng nào về mục tiêu cao nhất và phương pháp đấu tranh? Câu 2. (3,0 điểm) Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hãy rút ra nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. === Hết ===
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 - 2023 Môn: Lịch sử 11 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A A B D B A C A C C D II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Hướng dẫn Điểm Câu 1. Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương (1885 - 1896). Các 4,0 cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế có nét tương đồng nào về mục tiêu cao nhất và phương pháp đấu tranh? * Tóm tắt các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. - Giai đoạn 1885 – 1888 + Phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết 0,5 + Nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa trên phạm vi cả nước 0,5 + Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi bị bắt 0,5 - Giai đoạn 1888 – 1896 + Lãnh đạo: Các văn thân sĩ phu yêu nước 0,5 + Địa bàn: thu hẹp ở đồng bằng, quy tụ thành các trung tâm lớn ở trung du và miền núi 0,5 + Kết cục: Năm 1896, khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần vương coi như 0,5 chấm dứt. * Điểm tương đồng - Mục tiêu cao nhất: Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. 0,5 - Phương pháp: dựa vào địa hình hiểm trở xây dựng căn cứ, khởi nghĩa vũ trang. 0,5 Câu 2. Nêu chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Hãy rút ra 3,0 nhận xét về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? * Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh - Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu: Dùng bạo động đánh đuổi thực dân Pháp, 1 giành độc lập thiết lập chính thể mới - Chủ trương cứu nước của Phan Chu Trinh: cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ chế độ phong kiến, xem đó như 1 là điều kiện tiến quyết để giành độc lập * Nhận xét - Các phong trào có sự khác nhau về phương pháp và cách thức hoạt động nhưng đều 0,5 hướng đến mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc . - Các phong trào đều đi đến thất bại, song đã thể hiện tinh thần yêu nước và để lại 0,5 nhiều bài học quý báu