Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 6: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?
A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch  song song và ngược chiều với dòng nước.
C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch  song song và cùng chiều với dòng nước.
D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch  song song với dòng nước.
Câu 7: Cho các nhận định sau:
1. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu để cân bằng áp suất thẩm thấu.
2. Cân bằng nội môi là: Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào.
3. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng: điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.
4. Trung ương thần kinh là bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi.
Có bao nhiêu nhận định sai?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 8: Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt?
A. Dạ dày đơn.
B. Ruột ngắn.
C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
D. Manh tràng phát triển.
Câu 9: Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là
1. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào
2. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp
3. tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa
4. tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao.
A. 2, 3. B. 1, 4. C. 1, 3. D. 2, 4.
doc 4 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1120
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_001_nam_hoc_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GDĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT Môn: SINH HỌC - LỚP 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi có 04 trang) Mã đề 001 Họ và tên học sinh: Lớp: SBD: Phòng: PHẦN A: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (28 Câu = 7 Điểm) Tất cả các thí sinh đều phải làm phần này. Đối với mỗi câu hỏi, thí sinh chọn 01 phương án trả lời đúng nhất và tô kín một ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với phương án trả lời đúng. Các em nhớ tô Số báo danh và Mã đề thi trên phiếu Trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở? A. Sứa, giun tròn, giun dẹp. B. Thân mềm, giáp xác, côn trùng. C. Giun tròn, giun dẹp, giun đốt D. Sâu bọ, thân mềm, bạch tuộc. Câu 2: Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt A. cực đại. B. cực tiểu. C. mức trung bình D. trên mức trung bình. Câu 3: Điểm bù CO2 là nồng độ CO2 đạt A. tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. B. tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. C. tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. D. tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp. Câu 4: Bào quan thực hiện quang hợp là: A. lục lạp. B. lá cây. C. ti thể. D. ribôxôm. Câu 5: Một chu kì hoạt động của tim bao gồm các pha theo thứ tự nào sau đây? A. Pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung -> pha co tâm thất. B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha dãn chung. C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha dãn chung. D. Pha dãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ. Câu 6: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang? A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước. B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước. C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước. D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước. Câu 7: Cho các nhận định sau: 1. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng cao thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu để cân bằng áp suất thẩm thấu. 2. Cân bằng nội môi là: Duy trì sự ổn định của môi trường trong tế bào. 3. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng: điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. 4. Trung ương thần kinh là bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi. Có bao nhiêu nhận định sai? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 8: Đặc điểm tiêu hóa nào không có ở thú ăn thịt? A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ. D. Manh tràng phát triển. Trang 1/4 - Mã đề thi 001 -
  2. Câu 9: Sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào là 1. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào 2. tiêu hóa nội bào là sự tiêu hóa thức ăn xảy ra bên trong của tế bào. Thức ăn được tiêu hóa hóa học trong không bào tiêu hóa nhờ hệ thống enzim do lizôxôm cung cấp 3. tiêu hóa ngoại bào là tiêu hóa thức ăn ở bên ngoài tế bào, thức ăn có thể được tiêu hóa hóa học trong túi tiêu hóa hoặc được tiêu hóa cả về mặt cơ học và hóa học trong ống tiêu hóa 4. tiêu hóa ngoại bào là sự tiêu hóa xảy ra bên ngoài tế bào ở các loài động vật bậc cao. A. 2, 3. B. 1, 4. C. 1, 3. D. 2, 4. Câu 10: Lá cây có màu xanh lục vì A. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ. B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 11: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được? - - - - + - + A. NO2 và NO3 . B. NO2 và N2. C. NO2 và NH4 . D. NO3 và NH4 . Câu 12: Chức năng nào sao đây không đúng với răng của thú ăn cỏ? A. Răng cửa giữ và giật cỏ. B. Răng nanh nghiền nát cỏ. C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ. D. Răng nanh giữ và giật cỏ. Câu 13: Côn trùng có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Câu 14: Trong phương trình tổng quát của quang hợp phân tử CO2 cây lấy từ A. đất qua tế bào lông hút của rễ. B. nước qua tế bào lông hút của rễ. C. chất hữu cơ bởi quá trình tổng hợp của cây. D. không khí qua khí khổng của lá. Câu 15: Trong ống tiêu hóa, biến đổi sinh học là quá trình A. phân giải thức ăn trong cơ thể sống B. tiêu hóa nhờ enzim C. phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật D. phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng Câu 16: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được A. tiêu hóa ngoại bào. B. tiêu hoá nội bào. C. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào. D. một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. Câu 17: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây? A. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ B. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá. C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá. Câu 18: Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người do: (1) Nhịp tim tăng. (2) Độ quánh của máu tăng, xơ vữa động mạch. (3) Vận tốc máu chảy chậm. (4) Tuổi cao, di truyền, chế độ ăn, bệnh lí. Số phương án đúng: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 19: Chức năng của hệ tuần hoàn là A. vận chuyển CO2. B. vận chuyển các chất dinh dưỡng từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. C. vận chuyển O2. D. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 20: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng Trang 2/4 - Mã đề thi 001 -
  3. A. tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào kết hợp với nội bào → tiêu hóa nội bào. B. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào. C. tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. D. tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào. Câu 21: Ở côn trùng, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào? A. Vận chuyển dinh dưỡng. B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết. Câu 22: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính? A. Diệp lục a và xantôphyl. B. Diệp lục a và diệp lục b C. B. Diệp lục a và carôten. D. Diệp lục và carôtênôit. Câu 23: Giả sử môi trường có đủ CO2 cho quang hợp, khi cường độ ánh sáng tăng cao hơn điểm bù ánh sáng nhưng chưa đạt tới điểm bão hoà ánh sáng thì: A. Cường độ quang hợp đạt tối đa. B. Cường độ quang hợp giảm dần tỉ lệ nghịch với cường độ ánh sáng. C. Cường độ quang hợp tăng dần tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng. D. Cường độ quang hợp không thay đổi. Câu 24: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành? A. Tế bào nội bì. B. Tế bào mạch rây ở rễ. C. Tế bào biểu bì. D. Tế bào mạch gỗ ở rễ. Câu 25: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn. B. làm biến đổi điều kiện lí hoá của môi trường trong cơ thể. C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thần xung thần kinh. D. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định. Câu 26: Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tụy tiết ra là gì? A. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu thấp. B. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cao. C. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu cao, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng cao. D. Insulin tham gia điều tiết khi hàm lượng glucôzơ trong máu thấp, còn glucagôn điều tiết khi nồng độ glucôzơ trong máu cũng thấp. Câu 27: Vì sao tốc độ máu cần chảy chậm ở mao mạch? A. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với nhau. B. Do lực ma sát giữa các phân tử máu với thành mạch. C. Do mạch máu mao mạch nhỏ nên máu chảy chậm. D. Do máu cần thời gian trao đổi vật chất với tế bào. Câu 28: Vì sao thú sống trên cạn không hô hấp dưới nước được? A. Vì cấu tạo phổi không phù hợp với việc hô hấp trong nước. B. Vì phổi không thải được CO2 trong nước. C. Vì nước tràn vào đường dẫn khí cản trở lưu thông khí nên không hô hấp được. D. Vì phổi không hấp thụ được O2 trong nước. PHẦN B: TỰ LUẬN (4 Câu = 3 Điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tương ứng với ban đăng ký học. I. Phần dành riêng cho ban cơ bản A, D. Bài 1 (1 điểm): Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn? Bài 2(1 điểm): Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn đơn, hệ tuần hoàn kép về các tiêu chí sau: Đại diện, cấu tạo tim, số vòng tuần hoàn, vận tốc và áp lực máu, chất lượng máu nuôi cơ thể Trang 3/4 - Mã đề thi 001 -
  4. Đặc điểm so sánh Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép 1.Đại diện 2. Cấu tạo tim 3. Số vòng tuần hoàn 4. Vận tốc, áp lực máu 5. Chất lượng máu nuôi cơ thể Bài 3(0,5 điểm): Thực vật CAM sống trong vùng khô hạn có giảm năng suất quang hợp không ? Vì sao? Bài 4(0,5 điểm): Trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ. Chúng có tác dụng gì? II. Phần dành riêng cho ban cơ bản B. Bài 1(1 điểm): Vì sao khi trời mưa giun đất thường ngoi lên khỏi mặt đất? Tại sao bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết? Bài 2(1 điểm): Tại sao cùng là động vật có xương sống, cá có hệ tuần hoàn đơn còn chim, thú có hệ tuần hoàn kép? Bài 3(0,5 điểm): Thực vật CAM sống trong vùng khô hạn có giảm năng suất quang hợp không ? Vì sao? Bài 4(0,5 điểm): Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn với số lượng thức ăn rất lớn? HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Trang 4/4 - Mã đề thi 001 -