Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

Câu 10: Cân bằng nội môi là hiện tượng: 
A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. 
B. thay đổi bất thường các điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể. 
C. mất ổn định làm phá vỡ sự hài hoà của các nhân tố bao quanh sinh vật đó. 
D. dao động có chu kì thành phần dịch mô trong cơ thể sinh vật. 
Câu 11: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiêu hóa ở động vật? 
I. Tiêu hoá nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra trong bên trong tế bào. 
II. Tiêu hoá trong túi tiêu hoá ưu việt hơn tiêu hoá nội bào vì enzim tiêu hoá không bị hoà loãng với nước. 
III. Ống tiêu hoá tiến hoá hơn túi tiêu hoá vì ống tiêu hoá có sự phân hoá và chuyên hoá rõ rệt. 
IV. Tiêu hoá nội bào là hình thức tiêu hoá chủ yếu ở động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày... 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 12: Cảm ứng là phản ứng của 
A. thực vật đối với kích thích. 
B. sinh vật đối với kích thích. 
C. cây đối với tách nhân kích thích không định hướng. 
D. cơ quan thực vật đối với tách nhân kích thích từ một hướng. 
Câu 13: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? 
I. Hướng động âm xảy ra khi các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị 
kích thích. 
II. Hướng động có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật, giúp cây thích nghi với sự thay đổi của môi 
trường sống. 
III. Rễ cây mọc tránh xa các hoá chất độc hại biểu hiện tính hướng hoá dương của rễ. 
IV. Hướng động là vận động sinh trưởng của cây với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. 
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
pdf 4 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_01_nam_hoc_2022.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 11 (Đề có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đ ề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM) Câu 1: Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau? I. Ứng động là hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. II. Ứng động sinh trưởng ở thực vật là kiểu ứng động do sự phân chia và lớn lên của các tế bào xảy ra ở cơ quan thực hiện ứng động. III. Nguyên nhân gây cụp lá ở cây trinh nữ khi bị va chạm là do sự thay đổi sức trương ở các khớp phình nhiều cấp: nữa trên mất nước ít và nữa dưới nước nhiều. IV. Phản ứng bắt mồi của cây gọng vó không liên quan tới sự sinh trưởng của cây nên thuộc kiểu ứng động sinh trưởng. A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 2: Hệ tuần hoàn ở động vật gồm: A. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín. B. hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn đơn. C. hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. D. hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn kép. Câu 3: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Huyết áp là tốc độ máu chảy trong hệ mạch trên một giây. II. Mạch máu có tiết diện càng lớn thì tốc độ lưu thông máu trong mạch càng nhanh. III. Hệ tuần hoàn của động vật có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể IV. Huyết áp tâm thu là huyết áp thấp nhất lúc cơ tim dãn. A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 4: Nhóm động vật hô hấp ngoài qua bề mặt cơ thể là: A. ong, châu chấu, bọ xít, nhện. B. giun đất, thủy tức, sán, giun đũa. C. cá, cua, trai, ốc. D. trâu, bò, lợn, gà. Câu 5: Chim bồ câu hô hấp bằng: A. phổi. B. phổi và mang. C. phổi và túi khí. D. phổi và bề mặt cơ thể. Câu 6: Mô tả nào dưới đây về hiện tượng ứng động sinh trưởng là đúng? A. Vận động phản ứng cây với các tác nhân kích thích theo hướng xác định từ môi trường. B. Vận động do tốc độ sinh trưởng của các tế bào hai phía đối diện của cơ quan khác nhau. C. Vận động không liên quan tới sự phân chia và lớn lên của các tế bào ở cây. D. Vận động cảm ứng mạnh mẽ do các chấn động và va chạm cơ học. Câu 7: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Điểm chung nhất của hướng động và ứng động ở thực vật: đều là sự thích nghi đa dạng của cơ thể thực vật với môi trường giúp cơ thể tồn tại và phát triển. II. Tùy thuộc vào tác nhân kích thích, ứng động được chia thành: quang ứng động, nhiệt ứng động, thủy ứng động, hoá ứng động, ứng động tiếp xúc, ứng động tổn thương, điện ứng động. III. Hướng sáng dương và hướng trọng lực âm của rễ đảm bảo cho rễ mọc vào đất để giữ chặt cây và để hút nước cũng như các chất khoáng có trong đất. IV. Ứng động nở hoa của cây nghệ tây và cây Tulip thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 8: Hướng động có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật là: A. giúp cây vươn lên tìm đến nguồn sáng để quang hợp. B. giúp rễ tìm đến nguồn nước và chất dinh dưỡng để hấp thu. C. giúp cây thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. D. giúp cây đứng vững trên nền đất để hấp thụ nước và chất khoáng. Câu 9: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? + - I. Hệ đệm bicacbonat (H2CO3/NaHCO3) điều hoà cân bằng pH nội môi bằng cách lấy đi H và OH khi các ion này dư trong máu. II. Ở động vật bậc cao, bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế cân bằng nội môi là các thụ thể hoặc các cơ quan thụ cảm. Đề KTCKI – Môn Sinh học 11 - Trang 1/3 - Mã đề thi 01
  2. III. Ở người bình thường, khi glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết insulin làm cho gan tăng cường nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen. IV. Ở người bình thường, khi glucôzơ trong máu giảm, tuyến tụy tiết ra glucagôn để chuyển hoá glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 10: Cân bằng nội môi là hiện tượng: A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. B. thay đổi bất thường các điều kiện lí, hoá của môi trường trong cơ thể. C. mất ổn định làm phá vỡ sự hài hoà của các nhân tố bao quanh sinh vật đó. D. dao động có chu kì thành phần dịch mô trong cơ thể sinh vật. Câu 11: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiêu hóa ở động vật? I. Tiêu hoá nội bào là quá trình biến đổi thức ăn xảy ra trong bên trong tế bào. II. Tiêu hoá trong túi tiêu hoá ưu việt hơn tiêu hoá nội bào vì enzim tiêu hoá không bị hoà loãng với nước. III. Ống tiêu hoá tiến hoá hơn túi tiêu hoá vì ống tiêu hoá có sự phân hoá và chuyên hoá rõ rệt. IV. Tiêu hoá nội bào là hình thức tiêu hoá chủ yếu ở động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 12: Cảm ứng là phản ứng của A. thực vật đối với kích thích. B. sinh vật đối với kích thích. C. cây đối với tách nhân kích thích không định hướng. D. cơ quan thực vật đối với tách nhân kích thích từ một hướng. Câu 13: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Hướng động âm xảy ra khi các tế bào phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn các tế bào phía bị kích thích. II. Hướng động có vai trò quan trọng trong đời sống thực vật, giúp cây thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. III. Rễ cây mọc tránh xa các hoá chất độc hại biểu hiện tính hướng hoá dương của rễ. IV. Hướng động là vận động sinh trưởng của cây với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 14: Động vật sống trên cạn trao đổi khí có hiệu quả nhất là A. con người. B. dơi. C. cá sấu. D. chim. Câu 15: Phản ứng của cây với tác động của phân bón gọi là A. hướng sáng. B. hướng hoá. C. hướng nước. D. hướng trọng lực Câu 16: Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, bộ phận điều khiển có vai trò A. tăng hoặc giảm hoạt động để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng. B. gởi tín hiệu thần kinh hay hormon để điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện. C. hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận tiếp nhận kích thích. D. tiếp nhận kích thích từ môi trường để điều tiết môi trường trở lại trạng thái cân bằng. Câu 17: Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu trong A. dạ lá sách. B. dạ cỏ. C. dạ tổ ong. D. dạ múi khế. Câu 18: Hệ tuần hoàn ở động vật có chức năng: A. vận chuyển O2 đến các tế bào để thực hiện trao đổi khí cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. B. vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết đến các tế bào để thực hiện trao đổi chất. C. vận chuyển CO2 qua trao đổi khí với tế bào về cơ quan hô hấp để thải ra ngoài. D. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho hoạt động sống của cơ thể. Câu 19: Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng gọi là A. ứng động. B. cảm ứng. C. hướng động. D. tính cảm ứng. Câu 20: Ở người bình thường, khi glucôzơ trong máu tăng, tuyến A. tụy tiết glucagôn làm cho glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu. B. trên thận tăng cường thải glucôzơ qua bài tiết để trở lại trạng thái cân bằng. C. tụy tiết insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen. D. tụy tiết glucagôn làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen. Câu 21: Ở người, tiêu hoá cơ học xảy ra trong bộ phận nào sau đây của ống tiêu hoá? 1. Ruột non. 2. Dạ dày. 3. Khoang miệng. 4. Thực quản. 5. Ruột già A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 1,2,3,5 D. 1,2,3,4,5 Đề KTCKI – Môn Sinh học 11 - Trang 2/3 - Mã đề thi 01
  3. Câu 22: Nhóm động vật hô hấp ngoài bằng ống khí là: A. ong, châu chấu, bọ xít, nhện. B. cá, cua, trai, ốc. C. giun đất, thủy tức, sán, giun đũa. D. trâu, bò, lợn, gà. Câu 23: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng? I. Một trong 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật là: bề mặt trao đổi khí rộng (S/V lớn). II. Hô hấp là tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 đồng thời thải CO2 ra ngoài III. Ở các động vật hô hấp bằng mang, sự trao đổi khí diễn ra giữ các cung mang với môi trường nước. IV. Một trong 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí ở động vật là: bề mặt trao đổi khí có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ các khí O2 và CO2. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 24: Loài ăn cỏ nào sau đây có dạ dày đơn? A. Dê, cừu. B. Hươu, nai. C. Thỏ, ngựa. D. Trâu, bò. Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây là đúng? A. Thân cây có tính hướng đất dương. B. Thân cây có tính hướng hoá âm. C. Rễ cây luôn có tính hướng hoá âm. D. Rễ cây luôn hướng nước dương. Câu 26: Hướng sáng là: A. loại hướng động của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích là ánh sáng. B. loại hướng động của cơ quan thực vật đối với tác nhân kích thích là trọng lực. C. loại hướng động của rễ cây đối với tác nhân kích thích là hoá chất. D. loại hướng động của rễ cây đối với tác nhân kích thích là nước. Câu 27: Huyết áp là gì? A. Tốc độ máu chảy trong một giây. B. Áp lực đẩy máu vào động mạch lúc tim co. C. Áp lực máu tác động lên thành mạch. D. Áp lực máu tác động vào thành tim. Câu 28: Ứng động không sinh trưởng ở thực vật là kiểu ứng động A. do sự biến đổi hàm lượng nước trong khí khổng. B. do sự biến đổi sức trương trong cấu trúc phình các cấp của cuống lá. C. do sự tiếp nhận và lan truyền sóng kích thích. D. không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM): Câu 1 (1,0đ).Trình bày hoạt động tiêu hoá thức ăn ở người. Câu 2 (1,0đ). Nêu hoạt động của hệ dẫn truyền tim. Câu 3 (1,0đ). Nêu sự giống nhau giữa hướng động và ứng động ở thực vật. HẾT Đề KTCKI – Môn Sinh học 11 - Trang 3/3 - Mã đề thi 01
  4. ĐÁP ÁN - ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM). Mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng: 0,25đ 1 C 10 A 19 A 2 A 11 B 20 C 3 B 12 B 21 D 4 B 13 A 22 A 5 C 14 D 23 A 6 B 15 B 24 C 7 C 16 B 25 D 8 C 17 D 26 A 9 A 18 D 27 C 28 D II. PHẦN TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1. (1,0 đ) Trình bày hoạt động tiêu hoá thức ăn ở người. Hướng dẫn: - Thức ăn đi qua các bộ phận của ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. (0,5đ) - Các chất không được tiêu hoá trong ống tiêu hoá sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài qua hậu môn. (0,5đ) Câu 2. (1,0 đ) Nêu hoạt động của hệ dẫn truyền tim. Hướng dẫn: - Sau 1 thời gian nhất định, nút xoang nhỉ phát xung điện, xung điện lan truyền đến cơ tâm nhỉ làm tâm nhỉ co, (0,5đ) - Sau đó lan đến nút nhỉ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co. (0,5đ) Câu 3.(1,0 đ) Nêu sự giống nhau giữa hướng động và ứng động ở thực vật. Hướng dẫn: - Hướng động và ứng động sinh trưởng đều xảy ra do tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan thực hiện phản ứng không giống nhau.(0,5đ) + Hướng động và ứng động đều là các phản ứng giúp thực vật thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.(0,5đ) Đề KTCKI – Môn Sinh học 11 - Trang 4/3 - Mã đề thi 01