Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô 
như thế nào? 
A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương. B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. 
C. Diễn ra ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo. D. Diễn ra ở nơi nào có chính đảng giai cấp tư sản lãnh đạo. 
Câu 2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? 
A. Bí mật. B. Hợp pháp. C. Sôi nổi, quyết liệt. D. Dưới hình thức bất hợp tác. 
Câu 3. Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực thực dân Pháp Việt Nam trở thành nước 
A. lệ thuộc. B. bị “bảo hộ”. C. thuộc địa hoàn toàn. D. thuộc địa nửa phong kiến. 
Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì? 
A. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ. B. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến. 
C. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc. 
D. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. 
Câu 5. Chủ trương của Liên Xô với tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít? 
A. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp.     B. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. 
C. Hợp tác với Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Khộng hợp tác với tư bản vì tư bản dung dưỡng phe phát xít.  
Câu 6. Sau các Hiệp ước Nhâm Tuất 1862; Giáp Tuất 1874; Hác măng 1883; Patơnốt 1884 thái độ của nhân 
dân ta là 
A. tuân theo triều đình.  B. muốn lật đổ triều đình. C. chấm dứt  chống Pháp.   D. phản đối, tiếp tục đấu tranh.            
Câu 7. Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là 
A. Liên Xô.        B. Anh, Mỹ.        C. Anh, Mỹ, Liên Xô.         D. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp.  
Câu 8. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô? 
A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô.  B. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức. 
C. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô. 
D. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận.
pdf 3 trang Yến Phương 27/06/2023 1240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_2_lich_su_lop_11_ma_de_01_nam_hoc_2021_2.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: LỊCH SỬ - Lớp: 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm A. TRẮC NGHIỆM: (7đ). Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á phát triển với quy mô như thế nào? A. Diễn ra ở ba nước Đông Dương. B. Diễn ra ở hầu khắp các nước Đông Nam Á. C. Diễn ra ở nơi nào có Đảng Cộng sản lãnh đạo. D. Diễn ra ở nơi nào có chính đảng giai cấp tư sản lãnh đạo. Câu 2. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á diễn ra như thế nào? A. Bí mật. B. Hợp pháp. C. Sôi nổi, quyết liệt. D. Dưới hình thức bất hợp tác. Câu 3. Sau khi triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực thực dân Pháp Việt Nam trở thành nước A. lệ thuộc. B. bị “bảo hộ”. C. thuộc địa hoàn toàn. D. thuộc địa nửa phong kiến. Câu 4. Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì? A. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ. B. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc. D. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Câu 5. Chủ trương của Liên Xô với tư bản sau khi Đức, Italia, Nhật hình thành liên minh phát xít? A. Đối đầu với các nước tư bản Anh, Pháp. B. Liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít. C. Hợp tác với Anh, Pháp trên mọi lĩnh vực. D. Khộng hợp tác với tư bản vì tư bản dung dưỡng phe phát xít. Câu 6. Sau các Hiệp ước Nhâm Tuất 1862; Giáp Tuất 1874; Hác măng 1883; Patơnốt 1884 thái độ của nhân dân ta là A. tuân theo triều đình. B. muốn lật đổ triều đình. C. chấm dứt chống Pháp. D. phản đối, tiếp tục đấu tranh. Câu 7. Lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là A. Liên Xô. B. Anh, Mỹ. C. Anh, Mỹ, Liên Xô. D. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp. Câu 8. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô? A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô. B. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức. C. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô. D. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận. Câu 9. Người chỉ huy quân ta chống lại thực dân Pháp ở Gia Định là ai? A. Trương Định. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Võ Duy Dương. Câu 10. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân miền Đông Nam Kì chống Pháp sau năm 1862 là A. Khởi nghĩa Trương Định. B. Khởi nghĩa Trương Quyền. C. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực. D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân. Câu 11. Với hiệp ước Giáp Tuất ( ký năm 1874), Pháp có điều kiện thuận lợi gì để tiếp tục xây dựng cơ sở thực hiện các bước xâm lược về sau? A. Được triều đình thừa nhận cho phép ở lại Bắc Kì. B. Được triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ là đất thuộc Pháp. C. Được triều đình thừa nhận ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là đất thuộc Pháp. D. Được triều đình công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam. Câu 12. Mục đích của tổ chức Việt Nam Quang phục hội là gì? A. Đánh đuổi thực dân Pháp và chế độ phong kiến Việt Nam. B. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền. C. Đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất. D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Câu 13. Nội dung nào không đúng khi nói về tầm quan trọng của Gia Định và Nam Kì? A. Là vựa lúa của Việt Nam. B. Có vị trí chiến lược quan trọng. C Hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi. D. Là trung tâm chính trị lớn nhất của Việt Nam. Câu 14. Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì sau năm 1862 là A. các cuộc khởi nghĩa nổ ra với qui mô nhỏ và phân tán. B. lực lượng khởi nghĩa qui tụ gồm nhiều thành phần xã hội. C. không tiếp tục kháng chiến vì lệnh bãi binh của triều đình. D. qui tụ thành những trung tâm kháng chiến lớn, tổ chức chặt chẽ. Câu 15. Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới ? KTCK2 – Môn Lịch sử lớp 11 – Mã đề 01 1
  2. A. Điều kiện chiến đấu của quân dân ta trở nên khó khăn, gian khổ. B. Phong trào thiếu người lãnh đạo, thiếu chỗ dựa tinh thần, thiếu vũ khí. C. Các lực lượng kháng chiến của triều đình ở ba tỉnh miền Đông buộc phải giải tán. D. Phong trào kháng chiến mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng. Câu 16. Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì? A. Tìm cách xoa dịu nhân dân. B. Tìm cách mua chuộc triều đình nhà Nguyễn. C. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến để củng cố lực lượng. D. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì. Câu 17. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. B. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy” gây rối ở Hà Nội. C. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp. D. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Câu 18. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)? A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến. C. Tiến hành cải cách duy tân đất nước. D. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến. Câu 19. Nguyên nhân thực dân Pháp đem quân đánh Bắc Kì lần thứ hai là A. giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy. B. nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. C. nhà Nguyễn liên lạc với nhà Thanh. D. nhu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cấp thiết. Câu 20. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. B. Vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874). C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. D. Nhà Nguyễn tiếp tục có sự giao hảo với nhà Thanh ở Trung Quốc. Câu 21. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) và thứ hai (1883) là chiến công của lực lượng nào? A. Dân binh Hà Nội. B. Quan quân binh sĩ triều đình. C. Quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. D. Quân Cờ đen Lưu Vĩnh Phúc kết hợp với quân của Hoàng Tá Viêm. Câu 22. Sau 1884, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào? A. Toàn thể giai cấp nông dân trong cả nước. B. Quan lại và nhân dân yêu nước ở Bắc kì. C. Các quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước ở kinh thành Huế. D. Quan lại, văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân ở các địa phương. Câu 23. Hoạt động của các nghĩa quân ở Hà Nội và các tỉnh lân cận trong 1884 đã khiến cho quân Pháp A. ăn không ngon, ngủ không yên. B. hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng. C. càng củng cố quyết tâm chiếm toàn bộ Việt Nam. D. bổ sung lực lượng quân sự và lập bộ máy cai trị. Câu 24. Mục tiêu tấn công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế trong rạng sáng ngày 5/7/1885 là A. tòa Khâm sứ và Đại nội. B. đồn Mang cá và Hoàng thành. C. tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. D. Hoàng thành và điện Kính Thiên. Câu 25. Chiếu Cần vương ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Tình hình chính trị ở Pháp gặp nhiều bất ổn. B. Cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế thất bại. C. Phong trào chống Pháp của nhân dân ta trong cả nước đang phát triển. D. Phái chủ chiến đã chuẩn bị xong mọi điều kiện cho kháng chiến lâu dài. Câu 26. Điểm giống nhau trong hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là A. noi gương Nhật Bản để tự cường. B. chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. C. chủ trương dùng bạo lực đánh đuổi Pháp. D. chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? A. Do thực dân Pháp còn mạnh. B. Không có sự viện trợ từ bên ngoài. C. Chưa lôi kéo đông đảo nhân nhân cả nước. D. Hạn chế về đường lối, phương pháp tổ chức và lãnh đạo. Câu 28. Một trong những nguyên nhân các nhà yêu nước đầu thế kỉ lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản là A. dựa vào lực lượng bên ngoài để giành độc lập. B. nh m giành độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến thất bại. D. triều đình phong kiến ngã theo hướng quân chủ lập hiến. B. TỰ LUẬN: (3 điểm). Em hãy chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản b ng phương pháp bạo động. HẾT KTCK2 – Môn Lịch sử lớp 11 – Mã đề 01 2
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: LỊCH SỬ - Lớp: 11 Mã đề: 01 A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) 1B 2C 3D 4D 5B 6D 7C 8D 9B 10A 11D 12D 13D 14D 15D 16D 17B 18A 19D 20B 21D 22D 23A 24C 25B 26D 27D 28C B. TỰ LUẬN: (3 điểm) Em hãy chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản b ng phương pháp bạo động. Nội dung Điểm * Chủ trương: - Dùng bạo lực để giành độc lập. 1 - Dựa vào Nhật để đánh Pháp. * Hoạt động: - 1904 lập Hội duy tân, mục đích đánh Pháp, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - 1905 tổ chức Phong trào Đông du, năm 1908 phong trào thất bại do Pháp-Nhật cấu kết đàn áp. 2 - 1912 lập Việt Nam Quang phục hội, mục đích đánh Pháp, thành lập Cộng hòa dân quốc Việt Nam. KTCK2 – Môn Lịch sử lớp 11 – Mã đề 01 3