Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)
Câu 1: Các loại mô phân sinh nào sau đây có ở thực vật Một lá mầm?
A. Mô phân sinh lóng và mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. Mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Câu 2: Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân.
C. mô phân sinh đỉnh. D. mô phân sinh lóng.
Câu 3: Hoocmôn thực vật là gì?
A. Là các chất hữu cơ có ở trong cây với liều lượng nhỏ, kích thích sự sinh trưởng của cây.
B. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, điều tiết sự sinh trưởng của cây.
C. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, ức chế sự sinh trưởng của cây.
D. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng lớn, điều tiết sự sinh trưởng của cây.
Câu 4: Hoocmôn nào dưới đây được đưa vào ứng dụng trong công nghệ sản xuất đồ uống?
A. Auxin. B. Xitôkinin. C. Axit abxixic D. Giberelin.
Câu 5: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quang chu kì là hiện tượng ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
II. Florigen là hoocmôn ra hoa được hình thành từ thân của cây.
III. Xuân hóa là hiện tượng nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh
hoặc chịu tác động của nhiệt độ dương thấp.
IV. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì và sắc tố cảm nhận ánh sáng của loại hạt nảy mầm cần
ánh sáng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
A. Mô phân sinh lóng và mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.
C. Mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng.
Câu 2: Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của
A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân.
C. mô phân sinh đỉnh. D. mô phân sinh lóng.
Câu 3: Hoocmôn thực vật là gì?
A. Là các chất hữu cơ có ở trong cây với liều lượng nhỏ, kích thích sự sinh trưởng của cây.
B. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, điều tiết sự sinh trưởng của cây.
C. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, ức chế sự sinh trưởng của cây.
D. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng lớn, điều tiết sự sinh trưởng của cây.
Câu 4: Hoocmôn nào dưới đây được đưa vào ứng dụng trong công nghệ sản xuất đồ uống?
A. Auxin. B. Xitôkinin. C. Axit abxixic D. Giberelin.
Câu 5: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quang chu kì là hiện tượng ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.
II. Florigen là hoocmôn ra hoa được hình thành từ thân của cây.
III. Xuân hóa là hiện tượng nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh
hoặc chịu tác động của nhiệt độ dương thấp.
IV. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì và sắc tố cảm nhận ánh sáng của loại hạt nảy mầm cần
ánh sáng.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_ki_2_sinh_hoc_lop_11_ma_de_01_nam_hoc_2021.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 01 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lạc Long Quân (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN MÔN: SINH HỌC - Lớp: 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian giao đề Mã đề: 01 Học sinh làm bài trên Phiếu trả lời trắc nghiệm I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Các loại mô phân sinh nào sau đây có ở thực vật Một lá mầm? A. Mô phân sinh lóng và mô phân sinh đỉnh. B. Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. C. Mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng. Câu 2: Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của A. mô phân sinh bên. B. mô phân sinh đỉnh thân. C. mô phân sinh đỉnh. D. mô phân sinh lóng. Câu 3: Hoocmôn thực vật là gì? A. Là các chất hữu cơ có ở trong cây với liều lượng nhỏ, kích thích sự sinh trưởng của cây. B. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, điều tiết sự sinh trưởng của cây. C. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng nhỏ, ức chế sự sinh trưởng của cây. D. Là các chất hữu cơ có mặt trong cây với liều lượng lớn, điều tiết sự sinh trưởng của cây. Câu 4: Hoocmôn nào dưới đây được đưa vào ứng dụng trong công nghệ sản xuất đồ uống? A. Auxin. B. Xitôkinin. C. Axit abxixic D. Giberelin. Câu 5: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Quang chu kì là hiện tượng ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm. II. Florigen là hoocmôn ra hoa được hình thành từ thân của cây. III. Xuân hóa là hiện tượng nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh hoặc chịu tác động của nhiệt độ dương thấp. IV. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì và sắc tố cảm nhận ánh sáng của loại hạt nảy mầm cần ánh sáng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Biến thái là sự thay đổi A. đột ngột về hình thái, cấu tạo trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. B. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra. C. về hình thái, cấu tạo và sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. D. đột ngột về hình thái, sinh lí trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. Câu 7: Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về sinh trưởng, phát triển của động vật? I. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. II. Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. III. Phát triển ở muỗi là kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn. IV. Phát triển ở châu chấu là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Ở người, hoocmôn tirôxin được tiết ra từ A. tuyến giáp. B. tinh hoàn. C. tuyến yên. D. buồng trứng. Câu 9: Cây khoai mở, khoai lăng được trồng bằng hình thức A. giâm hom. B. giâm ngọn. C. giâm củ. D. chiết cành. Câu 10: Cơ sở khoa học của công nghệ nuôi cấy tế bào, mô thực vật là dựa vào đặc tính gì của tế bào? A. Tính chuyên hoá. B. Tính phân hoá. C. Tính toàn năng. D. Tính cảm ứng. Câu 11: Hình thức sinh sản vô tính của cây rêu là sinh sản bằng A. bào tử. B. phân đôi. C. sinh dưỡng. D. nẩy chồi. Câu 12: Sinh sản là gì? A. Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới bằng nhiều hình thức khác nhau. Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 1/2
- B. Sinh sản là quá trình phát triển liên tục của loài qua các thế hệ. C. Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài. D. Sinh sản là quá trình kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ của loài. Câu 13: Câu nào sau đây không phản ảnh đúng ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật? A. Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. B. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về măt di truyền. C. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống luôn thay đổi. Câu 14: Thụ phấn là quá trình A. vận chuyển hạt phấn từ núm nhụy đến nhị. B. hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng. C. vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy. D. hợp nhất hai nhân tinh trùng với tế bào trứng. Câu 15: Từ thời điểm thụ phấn đến lúc thụ tinh ở thực vật có hoa xảy ra hiện tượng A. hạt phấn giải phóng hai nhân đực trên núm nhuỵ, hai nhân này theo vòi nhuỵ vào túi phôi. B. hạt phấn nảy mầm hình thành ống phấn trên núm nhuỵ, giải phóng hai nhân đực, hai nhân này theo vòi nhuỵ vào túi phôi. C. hạt phấn theo vòi nhuỵ, xâm nhập qua lỗ phôi vào trong túi phôi và giải phóng ra hai tinh tử. D. hạt phấn nảy mầm hình thành ống phấn theo vòi nhuỵ vào túi phôi, giải phóng ra hai tinh tử. Câu 16: Hạt được hình thành từ A. bầu nhuỵ. B. vòi nhuỵ. C. hạt phấn. D. noãn đã thụ tinh. Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về hình thức trinh sinh ở động vật? A. Nguyên phân nhiều lần để tạo thành chồi con, chồi tách ra tạo cá thể mới. B. Trứng không thụ tinh tiếp tục nguyên phân tạo cơ thể con đơn tính. C. Từ mỗi mảnh vụn của cơ thể, tế bào nguyên phân tạo cơ thể mới. D. Phân chia đơn giản tế bào chất và nhân. Câu 18: Hình thức sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi gặp ở nhóm động vật nào sau đây? A. Ruột khoang, giun dẹp. B. Động vật nguyên sinh. C. Bọt biển, giun dẹp. D. Bọt biển, ruột khoang. Câu 19: Sự phát triển phôi thai trong cơ thể động vật có ý nghĩa gì? A. Phôi thai có nhiệt độ ổn định để phát triển. B. Giúp phôi thai tránh được những kẻ thù của loài. C. Giúp phôi thai phát triển cực thuận, tránh các bất lợi, tỉ lệ sống cao. D. Giúp phôi thai được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Câu 20: Hoocmôn nào sau đây được sản sinh ra trong thể vàng của buồng trứng? A. FSH và LH. B. Prôgestêrôn. C. Ơstrôgen. D. Ơstrôgen, prôgestêrôn. Câu 21: Điều hoà trực tiếp nồng độ các hoocmôn sinh dục đực và cái nhờ A. hoocmôn FSH và LH của tuyến yên. B. hoocmôn GnRH của vùng dưới đồi. C. tác động của thần kinh và môi trường. D. mối liên hệ ngược của hoocmôn sinh dục. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2đ) Trình bày đặc điểm của các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính ở động vật? Câu 2: (1đ) Tại sao gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục ? HẾT Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 2/2
- Đ P N ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn: SINH HỌC - Lớp: 11 Mã đề: 01 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng: 0,33đ 1 A 8 A 15 D 2 C 9 C 16 D 3 B 10 C 17 B 4 D 11 A 18 D 5 C 12 C 19 C 6 B 13 D 20 D 7 B 14 C 21 A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) - Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng (1,0đ) + 1 tế bào sinh tinh (2n) giảm phân tạo 4 tinh trùng (n) + 1 tế bào sinh trứng (2n) giảm phân tạo 1 trứng (n) và 3 thể cực (n) - Giai đoạn thụ tinh tạo hợp tử (0,5đ) 1 tinh trùng (n) kết hợp với 1 trứng (n) 1 hợp tử (2n) - Giai đoạn phát triển phôi hình thành cơ thể (0,5đ) Hợp tử (2n) trải qua quá trình nguyên phân tạo thành phôi, phân hóa hình thành cơ thể mới (2n) Câu 2: (1,0 điểm) Gà trống con sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thường: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục vì sau khi bị cắt bỏ tinh hoàn, gà trống này không còn khả năng tiết testostêron để kích thích phân hoá tế bào hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. Đề kiểm tra cuối kỳ II- Môn SINH HỌC 11 – Mã đề 01 Trang 3/2