Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Câu 3. Các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?

    A. Mn, Cl, C, O.        B. C, H, O, Cu.             C. C, H, O, Fe.              D. C, O, N, P.

Câu 4. Khi tế bào khí khổng no nước thì:

    A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

    B. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

    C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.

    D. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 5. Ở ngô, quá trình hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu  diễn ra ở cơ quan nào?

    A. Lá.                       B. Thân.                       C. Hoa.                         D. Rễ.

Câu 6. Thực vật C4 được phân bố ở đâu?

    A. Sống ở vùng sa mạc.

    B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

    C. Sống ở vùng nhiệt đới.

    D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới

Câu 7. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?

    A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

    B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

    C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

    D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

Câu 8. Vì sao lá cây có màu xanh lục?

    A. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

    B. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

    C. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

    D. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 9. Trong các nguyên tố khoáng nitơ, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b?

    A. Nitơ, magie.     B. Magie, sắt.                     C. Kali, nitơ, magie.         D. Nitơ, photpho.

doc 3 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_001_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: Sinh học - Lớp: 11 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 3 trang) Mã đề: 001 Họ và tên học sinh: . . Lớp: Phần I: TNKQ (7 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Điều hoà nhiệt độ của không khí. B. Tích luỹ năng lượng C. Tạo chất hữu cơ. D. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. Câu 2. Sản phẩm nào của pha sáng không đi vào pha tối? A. ATP và NADH B. ATP C. O2 D. NADH Câu 3. Các nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng? A. Mn, Cl, C, O. B. C, H, O, Cu. C. C, H, O, Fe. D. C, O, N, P. Câu 4. Khi tế bào khí khổng no nước thì: A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. B. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. D. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. Câu 5. Ở ngô, quá trình hấp thụ nước và muối khoáng chủ yếu diễn ra ở cơ quan nào? A. Lá. B. Thân. C. Hoa. D. Rễ. Câu 6. Thực vật C4 được phân bố ở đâu? A. Sống ở vùng sa mạc. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới Câu 7. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. Câu 8. Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. C. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 9. Trong các nguyên tố khoáng nitơ, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nitơ, magie. B. Magie, sắt. C. Kali, nitơ, magie. D. Nitơ, photpho. Câu 10. Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là: A. giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim. B. thành phần của axit nuclêôtit, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. D. thành phần của thành tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 11. Quá trình hấp thụ các ion khoáng của rễ theo các hình thức cơ bản nào? A. Hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động. B. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ. Trang 1/3 – Mã đề: 001
  2. C. Điện li và hút bám trao đổi. D. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu. Câu 12. Trong các hiện tượng sau đây, có bao nhiêu hiện tượng dẫn đến mất cân bằng nước trong cây? (1) Cây thoát hơi nước quá nhiều. (2) Rễ cây hút nước quá ít. (3) Cây hút nước ít hơn thoát hơi nước. (4) Cây thoát nước ít hơn hút nước. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 13. Sắc tố nào sau đây thuộc nhóm sắc tố phụ? A. Diệp lục và carotenoid. B. Diệp lục a và caroten. C. Diệp lục a và diệp lục b. D. Caroten và xanthophil. Câu 14. Áp suất rễ là: A. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút. B. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. C. lực đẩy nước từ rễ lên thân. D. độ chênh lệch áp suất thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất. Câu 15. Để quá trình cố định nitơ khí quyển xảy ra, phải cần các điều kiện nào? 1. Các lực khử mạnh. 2. Được cung cấp năng lượng là ATP. 3. Có enzim nitrogenaza xúc tác. 4. Thực hiện trong môi trường kị khí. Phương án đúng: A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2. Câu 16. Vai trò của nitơ trong cơ thể thực vật: A. là thành phần của axit nucleic, ATP, cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. là thành phần của thành tế bào, hoạt hóa enzim. C. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim. D. tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP Câu 17: Quá trình chuyển hóa nitơ trong khí quyển không nhờ vào vi khuẩn nào? A. Vi khuẩn cộng sinh Rhizobium. B. Vi khuẩn cộng sinh Anabaena azollae. C. Vi khuẩn phản nitrat hóa. D. Vi khuẩn tự do Azotobacter. Câu 18. Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì: 1. nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng nước này. 2. đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động. 3. đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây. 4. đất tơi xốp chứa dạng nước trọng lực, cây dễ sử dụng . A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 4. Câu 19. Nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây là: A. các trận mưa có sấm sét. B. khí quyển. C. đất. D. phân bón vô cơ. Câu 20. Nhóm thực vật CAM bao gồm các loài cây: A. xương rồng, thanh long, dứa. B. mía, ngô, rau dền. C. cam, bưởi, nhãn. D. xương rồng, mía, cam. Câu 21. Cố định nitơ trong khí quyển là quá trình: A. biến nitơ phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ. B. biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm. C. biến nitơ phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ cạn thiệp của con người. D. biến nitơ phân tử trong không khí thành nito tự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí. Câu 22. Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Chủ động. B. Có tiêu dùng năng lượng ATP. C. Khuếch tán. D. Thẩm thấu. Câu 23. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng trong. B. Ở tilacôit. C. Ở màng ngoài. D. Ở chất nền. Trang 2/3 – Mã đề: 001
  3. Câu 24. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. lực hút của lá. B. lực bám giữa các phân tử với thành mạch dẫn. C. lực đẩy của rễ. D. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau. Câu 25. Nhóm thực vật C3 bao gồm các loài cây: A. xương rồng, thanh long, dứa. B. xương rồng, mía, cam. C. cam, bưởi, nhãn. D. mía, ngô, rau dền. Câu 26. Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100m? 1. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh. 2. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước. 3. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ. 4. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ. Phương án đúng: A. 2, 3. B. 2, 4. C. 1, 4. D. 3, 4. Câu 27. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. chỉ đóng vào giữa trưa. B. đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. C. chỉ mở ra khi hoàng hôn. D. đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. Câu 28. Quang hợp diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào của cây? A. Riboxom. B. Ti thể . C. Lá cây . D. Lục lạp. Phần II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1.5 điểm) a. Trong canh tác, để cây hút nước được dễ dàng cần chú ý những biện pháp kỹ thuật gì? Phân tích tác dụng của từng biên pháp? b. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Câu 2: (1.5 điểm) a. Phân biệt ba quá trình cố định CO2 ở các nhóm thực vật C3 và C4 và CAM (Chất nhận CO2 đầu tiên, hiệu suất quang hợp). b. Tại sao hiệu suất quang hợp ở thực vật C3 thấp hơn nhiều so với thực vật C4? HẾT Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên không giải thích gì thêm. Trang 3/3 – Mã đề: 001