Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Câu 1. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm trong chân không có độ lớn
A. tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích.  
B. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích.
C. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.
D. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng.
Câu 2. Chất nào sau đây không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do?
A. Dung dịch axit. B. Kim loại. C. Dung dịch muối. D. Thủy tinh.
Câu 3. Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là
A. vôn. B. vôn nhân mét. C. niutơn. D. vôn trên mét.
Câu 5. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường không phụ thuộc vào
      A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. B. cường độ điện trường.
      C. hình dạng của đường đi. D. điện tích di chuyển.
docx 2 trang Phan Bảo Khanh 09/08/2023 1140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_vat_li_lop_11_nam_hoc_2022_2023_so.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: Vật lí - Lớp 11 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1. Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm trong chân không có độ lớn A. tỉ lệ nghịch với tích độ lớn của hai điện tích. B. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích. C. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng. D. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa chúng. Câu 2. Chất nào sau đây không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do? A. Dung dịch axit.B. Kim loại.C. Dung dịch muối.D. Thủy tinh. Câu 3. Trong hệ SI, đơn vị đo cường độ điện trường là A. vôn.B. vôn nhân mét.C. niutơn.D. vôn trên mét. 2 9 N.m Câu 4. Đặt một điện tích điểm Q trong chân không. Lấy k 9.10 2 . Cường độ điện trường tại một C điểm cách Q một khoảng r được tính bằng công thức nào sau đây? Q Q Q2 Q2 A. E k 2 . B. E k . C. E k 2 . D. E k . r r r r Câu 5. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường không phụ thuộc vào A. vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.B. cường độ điện trường. C. hình dạng của đường đi.D. điện tích di chuyển. Câu 6. Xét hai điểm M và N trên một đường sức của một điện trường đều có độ lớn cường độ điện trường là E. Biết đường sức có chiều từ M đến N và khoảng cách từ M đến N là d. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là E 1 d A. U Ed. B. U . C. U . D. U . MN MN d MN Ed MN E Câu 7. Trong khoảng thời gian t, điện lượng di chuyển qua tiết diện thẳng của một vật dẫn là q. Cường độ dòng điện trong vật dẫn được tính bằng công thức nào sau đây? q t 1 A. I . B. I . C. I q. t. D. I . t q q. t Câu 8. Trong nguồn điện, lực làm các điện tích dịch chuyển có hướng là lực nào sau đây? A. Trọng lực. B. Lực đàn hồi. C. Lực lạ. D. Lực điện. Câu 9. Cho một điện tích q = 1 μC dịch chuyển dọc theo chiều của một đường sức điện trong một điện trường đều có cường độ 1000 V/m. Khi điện tích di chuyển được 10 cm thì công của lực điện là A. 1000 J.B. 1 J.C. 0,1 mJ.D. 1 μJ. Câu 10.Một tụ điện điện dung 5 μF được tích điện dưới hiệu điện thế 30 V. Điện tích của tụ điện là A. 150 μC. B. 6 μC. C. 35 μC. D. 25 μC. Câu 11. Đặt hai điện tích điểm q 1 và q2 trong chân không thì chúng hút nhau bằng một lực có độ lớn 4.10-6 N. Nếu đặt hai điện tích này trong điện môi có hằng số điện môi  = 2 và giữ nguyên khoảng cách giữa hai điện tích thì độ lớn lực hút giữa chúng là A. 2.10-6 N.B. 8.10 -6 N. C. 6.10-6 N. D. 4.10-6 N. Câu 12.Xét hai điểm M và N trong điện trường, hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế U MN và UNM là 1 1 A. UMN = UNM.B. U MN = - UNM. C. UMN . D. UMN . U NM U NM
  2. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13: (2 điểm) Phát biểu định nghĩa và viết biểu thức tính điện dung của tụ điện. Giải thích và nêu đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức. Câu 14: (3,5 điểm) -6 -6 Đặt hai điện tích điểm q1 = 4.10 C và q2 = 16.10 C tại hai điểm A và B cách nhau 30 cm trong chân không. a) Tính độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích. b) Gọi C là điểm cách A, B lần lượt là 10 cm và 40 cm. Xác định hướng và độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp do q1 và q2 gây ra tại C. c) Tìm vị trí điểm M mà tại đó cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích q 1 và q2 gây ra bằng không. Câu 15: (1,5 điểm) Một quả cầu có khối lượng 1 g mang điện tích 10-5 C được được treo vào đầu một sợi dây nhẹ, cách điện. Lấy g = 10 m/s 2. Hệ thống đặt vào trong điện trường đều. Biết vectơ cường độ điện trường có phương ngang và có độ lớn là 2000 V/m. a) Tính lực điện tác dụng lên quả cầu. b) Tính góc mà sợi dây hợp với phương thẳng đứng. Hết