Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thống Nhất A (Có đáp án)

Câu 6: Khi bị kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng lan tỏa toàn thân là kiểu phản ứng 
thuộc loài động vật nào sau đây? 
A. Thằn lằn. B. Trùng amip. C. Cánh cam. D. Sứa. 
Câu 7: Trên sợi trục có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo ravie này sang eo 
ranvie kế tiếp do: 
A. sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra ở các bao mielin trên sợi trục. 
B. sợi trục được bao kín bởi bao mielin cách điện. 
C. giữa hai eo ranvie kế tiếp nhau sợi trục được bao bởi bao mielin cách điện, sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra 
ở các eo ranvie. 
D. bao mielin không bao kín hết sợi trục thần kinh, sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra ở một số eo ranvie (nơi 
không có bao mielin bao bọc). 
Câu 8: Phản ứng của cây gọng vó trước tác nhân kích thích là hình thức cảm ứng nào sau đây? 
A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. 
B. Hướng sáng.

C. Hướng hóa. 
D. Ứng động tổn thương.

Câu 9: Ứng động (vận động cảm ứng) là: 
A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích định hướng. 
B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. 
C. Hình thức phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích định hướng và không định hướng. 
D. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích từ một hướng. 
Câu 10: Hướng động là: 
A. Phản ứng của các cơ quan, bộ phận của thực vật đối với các tác nhân kích thích tác động từ nhiều hướng. 
B. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích tác động từ nhiều hướng. 
C. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích tác động từ một hướng xác 
định. 
D. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. 
Câu 11: Cho các đặc điểm sau: 
1- Bề mặt rộng, mỏng và ẩm ướt. 
2- Có nhiều mao mạch máu và có nhiều sắc tố hô hấp. 
3- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ CO2 và O2. 
4- Có hệ thống ống và túi khí. 
Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí là: 
A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. 

pdf 6 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thống Nhất A (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_ma_de_132_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 132 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Thống Nhất A (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 Điểm: Năm học: 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 132 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM(28 CÂU=7 ĐIỂM) Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất? Tập tính động vật là: A. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. C. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. D. Một vài phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. Câu 2: Quy trình hoạt động của các bộ phận tham gia cơ chế cân bằng nội môi: A. Kích thích → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận thực hiện. B. Kích thích → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển. C. Kích thích → Bộ phận thực hiện → Bộ phận điều khiển → Bộ phận tiếp nhận. D. Kích thích → Bộ phận tiếp nhận → Bộ phận điều khiển → Bộ phận thực hiện. Câu 3: Trong sơ đồ khái quát cơ chế cân bằng nội môi, bộ phận có vai trò phân tích kích thích, tổng hợp và đưa ra tín hiệu trả lời kích thích là: A. Bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện. B. Bộ phận thực hiện. C. Bộ phận điều khiển. D. Bộ phận tiếp nhận và bộ phận thực hiện. Câu 4: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn máu gồm: A. Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. B. Tim, động mạch, mao mạch, máu và dịch mô. C. Tim, dịch tuần hoàn, hệ mạch máu. D. Máu, tim, động mạch, tĩnh mạch. Câu 5: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào sau đây? A. Học khôn. B. In vết. C. Học ngầm. D. Quen nhờn. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 6: Khi bị kích thích ở bất kì điểm nào của cơ thể cũng gây phản ứng lan tỏa toàn thân là kiểu phản ứng thuộc loài động vật nào sau đây? A. Thằn lằn. B. Trùng amip. C. Cánh cam. D. Sứa. Câu 7: Trên sợi trục có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo ravie này sang eo ranvie kế tiếp do: A. sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra ở các bao mielin trên sợi trục. B. sợi trục được bao kín bởi bao mielin cách điện. C. giữa hai eo ranvie kế tiếp nhau sợi trục được bao bởi bao mielin cách điện, sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra ở các eo ranvie. D. bao mielin không bao kín hết sợi trục thần kinh, sự thay đổi điện thế chỉ xảy ra ở một số eo ranvie (nơi không có bao mielin bao bọc). Câu 8: Phản ứng của cây gọng vó trước tác nhân kích thích là hình thức cảm ứng nào sau đây? A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. C. Hướng hóa. B. Hướng sáng. D. Ứng động tổn thương. Câu 9: Ứng động (vận động cảm ứng) là: A. Hình thức phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích định hướng. B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. C. Hình thức phản ứng của thực vật trước tác nhân kích thích định hướng và không định hướng. D. Hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích từ một hướng. Câu 10: Hướng động là: A. Phản ứng của các cơ quan, bộ phận của thực vật đối với các tác nhân kích thích tác động từ nhiều hướng. B. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích tác động từ nhiều hướng. C. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích tác động từ một hướng xác định. D. Phản ứng của một cơ quan, bộ phận của thực vật đối với tác nhân kích thích không định hướng. Câu 11: Cho các đặc điểm sau: 1- Bề mặt rộng, mỏng và ẩm ướt. 2- Có nhiều mao mạch máu và có nhiều sắc tố hô hấp. 3- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ CO2 và O2. 4- Có hệ thống ống và túi khí. Các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí là: A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 12: Ứng động không sinh trưởng là: A. Kiểu ứng động có liên quan sự phân chia và lớn lên của các tế bào. B. Kiểu ứng động không liên quan sự phân chia và lớn lên của các tế bào (liên quan chủ yếu đến sự thay đổi sức trương nước). C. Kiểu ứng động liên quan đến sự sinh trưởng không đều từ hai phía cơ quan bộ phận của cây. D. Kiểu ứng động liên quan đến vận động ngủ thức của chồi, mầm, hoa. Câu 13: Phản xạ phức tạp thường là phản xạ: A. Có điều kiện, do một số lượng tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào tủy sống và hạch thần kinh. B. Có điều kiện, do một số ít tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào thần kinh vỏ não. C. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào thần kinh vỏ não. D. không điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào thần kinh vỏ não. Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép? A. Cá heo, cá lóc, lươn, ếch. B. Cá voi, cá sấu, hổ, ếch. C. Cá mập, cá voi, hà mã, chim bồ câu. D. Cá sấu, tắc kè, sư tử, cá mập. Câu 15: Hiện tượng ứng động có vai trò như thế nào đối với đời sống của thực vật? A. Giúp cây thích nghi đa dạng với những tác động của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. B. Giúp cây thích ứng đa dạng với mọi biến đổi của môi trường đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển. C. Giúp cây phản ứng nhanh hơn trước những thay đổi của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển. D. Giúp cây biến đổi hình thái, sinh lí - sinh hoá theo sự thay đổi của môi trường. Câu 16: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, kết luận nào sau đây là đúng? Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. A. Hướng đất dương, hướng sáng âm. B. Hướng đất âm, hướng sáng âm. C. Hướng đất dương, hướng sáng dương. D. Hướng đất âm, hướng sáng dương. Câu 17: Bộ phận cho phép O2 từ môi trường khuếch tán vào trong cơ thể và CO2 khuếch tán từ trong cơ thể ra ngoài môi trường, gọi là: A. Cơ quan hấp thụ khí. B. Bề mặt trao đổi khí. C. Bề mặt cơ thể. D. Sắc tố hô hấp. Câu 18: Xét các tập tính sau: (1) Người thấy đèn đỏ thì dừng lại. (2) Tinh tinh xếp các thùng gỗ lên cao để lấy thức ăn. (3) Ve kêu vào mùa hè. (4) Học sinh nghe kể truyện cảm động thì khóc. (5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là: A. (4) và (5). B. (2) và (5) . C. (3) và (4). D. (3) và (5). Câu 19: Khi chạm tay phải gai nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay? A. Thụ quan đau ở da tay →Đường vận động →Tủy sống →Đường cảm giác → Các cơ ngón tay co. B. Thụ quan đau ở da tay →Đường cảm giác →Tủy sống → Đường vận động → Các cơ ngón tay co. C. Thụ quan đau ở da tay →Tủy sống →Đường cảm giác →Đường vận động → Các cơ ngón tay co. D. Thụ quan đau ở da tay →Đường cảm giác → Đường vận động →Tủy sống →Các cơ ngón tay co. Câu 20: Đặt một chậu cây cạnh cửa sổ(nơi có ánh sáng), sau một thời gian chăm sóc, chồi ngọn của cây sẽ sinh trưởng ra sao? A. Chồi ngọn sinh trưởng vươn về phía cửa sổ. B. Chồi ngọn sinh trưởng tránh xa phía cửa sổ. C. Chồi ngọn sinh trưởng nhanh, cho tán tròn, rộng. D. Chồi ngọn mọc cao, mọc thẳng. Câu 21: Hình thức học tập ở động vật nhằm hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kich thích kết hợp đồng thời, gọi là: A. In vết. B. Điều kiện hóa hành động. C. Điều kiện hóa đáp ứng. D. Học ngầm. Câu 22: Vận tốc máu là: A. Tốc độ máu chảy trong một phút. B. Tốc độ máu chảy trong một giây. C. Áp lực của máu lên thành mạch. D. Tốc độ máu chảy trong một giờ. Câu 23: Khi nói về vận tốc máu trong hệ mạch, nhận định nào sau đây là không đúng? A. Vận tốc máu trong mạch có thể thay đổi theo cường độ vận động của cơ thể. B. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch, và thấp nhất ở tĩnh mạch. C. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. D. Vận tốc máu trong mạch phụ thuộc vào sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch. Câu 24: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp qua mang? A. Cá heo, hải cẩu, hà mã, rắn biển. B. Cá voi, cá rô, châu chấu, rệp. C. Bọ ngựa, cào cào, cá rô, tôm. D. Cá rô, tôm, cua, sò lông. Câu 25: Xinap là: A. diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay với các tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến ) B. diện tiếp xúc giữa các tế bào ở cạnh nhau. C. diện tiếp xúc giữa tế bào tuyến với tế bào tuyến. D. diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào cơ với tế bào cơ Câu 26: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây? A. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp. B. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp. C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp. D. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp. Câu 27: Các yếu tố nào sau đây không thuộc thành phần cấu tạo của xináp hóa học? A. Khe xináp. B. Chùy xináp. C. Các ion Ca2+. D. Màng sau xináp. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 28: Nhóm các động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Giun tròn, giun dẹp, chân khớp. B. Ruột khoang, động vật nguyên sinh, chân khớp. C. Động vật nguyên sinh, thú, chim, cá. D. Thú, bò sát, ruột khoang. II. PHẦN TỰ LUẬN(3 điểm) Câu 1(1 điểm): Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Câu 2(1 điểm): Cho các trường hợp sau: - Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. - Cây sống ở bìa rừng có thân và tán lá nghiêng ra phía ngoài bìa rừng - Vận động nở hoa của hoa bồ công anh. - Rễ cây đâm sâu lan rộng để tìm nguồn nước trong đất. Trường hợp nào là hướng động, trường hợp nào là ứng động? Câu 3(0,5 điểm): Hãy cho biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh. Câu 4(0,5 điểm): Bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín), dẫn đến lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ giảm, vì khi tim co một phần máu quay trở lại tâm nhĩ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan trong cơ thể: Thời gian đầu nhịp tim tăng, về sau suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. Dựa vào thông tin trên, em hãy cho biết huyết áp động mạch của bệnh nhân hở van tim sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian? Trang 4/4 - Mã đề thi 132
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 GIỮA KÌ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HỌC 11 GIỮA KÌ 2 MÔN CÂU MÃ ĐÁP MÃ ĐÁP MÃ ĐÁP MÃ ĐÁP HỎI ÁN ÁN ÁN ÁN SINH 11 1 132 A 209 A 357 B 485 A SINH 11 2 132 D 209 A 357 A 485 C SINH 11 3 132 C 209 D 357 B 485 C SINH 11 4 132 C 209 B 357 C 485 A SINH 11 5 132 D 209 D 357 D 485 D SINH 11 6 132 D 209 A 357 D 485 C SINH 11 7 132 C 209 D 357 A 485 A SINH 11 8 132 A 209 C 357 D 485 D SINH 11 9 132 B 209 C 357 A 485 B SINH 11 10 132 C 209 B 357 D 485 B SINH 11 11 132 D 209 A 357 C 485 C SINH 11 12 132 B 209 C 357 C 485 A SINH 11 13 132 C 209 C 357 D 485 C SINH 11 14 132 B 209 D 357 C 485 C SINH 11 15 132 A 209 A 357 C 485 D SINH 11 16 132 A 209 B 357 A 485 B SINH 11 17 132 B 209 D 357 B 485 A SINH 11 18 132 D 209 C 357 B 485 A SINH 11 19 132 B 209 A 357 A 485 B SINH 11 20 132 A 209 B 357 B 485 B SINH 11 21 132 C 209 B 357 B 485 B SINH 11 22 132 B 209 B 357 C 485 C SINH 11 23 132 B 209 D 357 C 485 D SINH 11 24 132 D 209 B 357 B 485 D SINH 11 25 132 A 209 D 357 A 485 D SINH 11 26 132 D 209 A 357 D 485 D SINH 11 27 132 C 209 C 357 D 485 A SINH 11 28 132 A 209 C 357 A 485 B II. PHẦN TỰ LUẬN Nội dung Điểm Câu 1(1 điểm): Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép. Điểm phân biệt HTH đơn HTH kép Mỗi điểm Cấu tạo tim 2 ngăn 3 hoặc 4 ngăn đúng Số vòng tuần hoàn 1 vòng 2 vòng: lớn và nhỏ đúng 0,25 Tốc độ máu chảy Máu chảy với áp lực Máu chảy với áp lực điểm trung bình cao
  6. Máu nuôi cơ thể Máu giàu O2 Máu giàu O2 hoặc máu pha Câu 2(1 điểm): Cho các trường hợp sau: - Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. - Cây sống ở bìa rừng có thân và tán lá nghiêng ra phía ngoài bìa rừng - Vận động nở hoa của hoa bồ công anh. - Rễ cây đâm sâu lan rộng để tìm nguồn nước trong đất. Trường hợp nào là hướng động, trường hợp nào là ứng động? - Hướng động: 0,5 điểm + Cây sống ở bìa rừng có thân và tán lá nghiêng ra phía ngoài bìa rừng + Rễ cây đâm sâu lan rộng để tìm nguồn nước trong đất. - Ứng động: 0,5 điểm + Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. + Vận động nở hoa của hoa bồ công anh. Câu 3(0,5 điểm): Hãy cho biết chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh. - Sự tăng số lượng tế bào thần kinh 0,25 điểm - Sự tập hóa tế bào thần kinh theo hướng hình thành các trung khu thần 0,25 điểm kinh Câu 4(0,5 điểm): Bệnh nhân bị hở van tim(van nhĩ thất đóng không kín), dẫn đến lượng máu đi nuôi cơ thể sẽ giảm, vì khi tim co một phần máu quay trở lại tâm nhĩ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan trong cơ thể: Thời gian đầu nhịp tim tăng, về sau suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. Dựa vào thông tin trên, em hãy cho biết huyết áp động mạch của bệnh nhân hở van tim sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian? - Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi 0,25 điểm