Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Câu 1: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp đánh vào đâu?

  A. Sài Gòn – Gia Định.   B. Thăng Long – Hà Nội.      C. Tràng Tiền – Huế.     D. Sơn Trà – Đà Nẵng.

Câu 2: Triều Nguyễn đã có hành động nào sau đây sau chiến thắng của quân dân Việt Nam tại Cầu Giấy (1873)?

  A. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.          B. Tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp.
  C. Ra lệnh cho Trương Định bãi binh ở Nam Kì.     D. Thực hiện các cuộc cải cách duy tân đất nước.

Câu 3: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945) có ý nghĩa nào sau đây đối với tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai?

  A. Lực lượng phe Đồng minh bị tiêu diệt.                      B. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
  C. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn.       D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1919-1929 là gì?

  A. Từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế.
  B. Các nước phát xít liên minh với nhau và hình thành phe Trục.
  C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược.
  D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì sự phát triển.

Câu 5: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

  A. Trả thù việc Gác-ni-ê bị giết ở trận Cầu Giấy.
  B. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”.
  C. Trừng phạt nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1862.
  D. Ngăn cản nhà Nguyễn tiến hành cải cách đất nước.
doc 3 trang Yến Phương 27/06/2023 1160
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_2_lich_su_lop_11_ma_de_001_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Lương Ngọc Quyến

  1. SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2, NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT Môn: Lịch sử - Lớp: 11 LƯƠNG NGỌC QUYẾN Thời gian làm bài: 45 phút. (Đề gồm 03 trang) Mã đề 001 Họ, tên học sinh: Lớp: . Phòng: SBD: (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm). I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp đánh vào đâu? A. Sài Gòn – Gia Định. B. Thăng Long – Hà Nội. C. Tràng Tiền – Huế. D. Sơn Trà – Đà Nẵng. Câu 2: Triều Nguyễn đã có hành động nào sau đây sau chiến thắng của quân dân Việt Nam tại Cầu Giấy (1873)? A. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. B. Tiếp tục lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp. C. Ra lệnh cho Trương Định bãi binh ở Nam Kì. D. Thực hiện các cuộc cải cách duy tân đất nước. Câu 3: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945) có ý nghĩa nào sau đây đối với tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Lực lượng phe Đồng minh bị tiêu diệt. B. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. C. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1919-1929 là gì? A. Từng bước ổn định và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế. B. Các nước phát xít liên minh với nhau và hình thành phe Trục. C. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và gây chiến tranh xâm lược. D. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì sự phát triển. Câu 5: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Trả thù việc Gác-ni-ê bị giết ở trận Cầu Giấy. B. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”. C. Trừng phạt nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1862. D. Ngăn cản nhà Nguyễn tiến hành cải cách đất nước. Câu 6: Sau khi chiếm được Nam Kì, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp để chuẩn bị mở rộng chiến tranh ra A. Trung Kì. B. khu vực Đông Dương. C. cả nước. D. Bắc Kì. Câu 7: Với hai hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã A. đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân ta. B. hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam. C. trao trả độc lập cho Việt Nam. D. thừa nhận quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Câu 8: Nội dung nào sau đây là đặc điểm nổi bật của lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945? A. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống hoàn chỉnh trên thế giới. B. Tình trạng đối đầu và cục diện Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới. C. Thế lực phát xít thắng thế tuyệt đối ở phạm vi toàn châu Âu. D. Chủ nghĩa đế quốc hoàn thành việc phân chia thuộc địa trên thế giới. Câu 9: Chính sách nào của nhà Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX đã khiến nước ta bị cô lập với bên ngoài? A. “Ngụ binh ư nông”. B. “Bế quan tỏa cảng”. C. “Dĩ nông vi bản”. D. “Trọng nông ức thương”. Câu 10: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp ở Việt Nam không thực hiện được do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Lực lượng quân Pháp ít. B. Khí hậu không thích hợp. C. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. D. Quân dân Việt Nam chống trả quyết liệt. Câu 11: Năm 1860, Nguyễn Tri Phương chỉ huy trấn giữ mặt trận nào? A. Gia Định. B. Đà Nẵng. C. Bắc Kì. D. Quảng Nam. Câu 12: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh nào? A. Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định. B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. C. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa. Trang 1/3 - Mã đề 001 -
  2. Câu 13: Lực lượng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là A. thủ lĩnh nông dân. B. triều đình. C. các sĩ phu yêu nước. D. quan lại triều đình. Câu 14: Những năm 30 của thế kỉ XX, phe Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô được thành lập gồm những quốc gia nào sau đây? A. Áo, Phần Lan, Trung Quốc. B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. C. Anh, Pháp, Liên Xô. D. Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ. Câu 15: Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản châu Âu đã dẫn tới kết quả nào sau đây? A. Tổ chức Quốc tế Cộng sản ra đời. B. Chủ nghĩa phát xít hình thành. C. Nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới ra đời. D. Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải thủ đoạn của Pháp khi chiếm Bắc kì lần thứ nhất? A. Bắt liên lạc Đuy-puy, một lái buôn đang hoạt động ở vùng này. B. Phái gián điệp ra Bắc, điều tra tình hình bố phòng của ta. C. Lôi kéo, kích động một số tín đồ Công giáo lầm lạc. D. Lợi dụng cái chết của Ri-vi-e, kêu gọi trả thù. Câu 17: Ngày 7-12-1941, phát xít Nhật tấn công vào căn cứ quân sự nào của Mĩ? A. Ô-ki-na-oa. B. Mãn Châu. C. Trân Châu Cảng. D. Xa-kha-lin. Câu 18: Đỉnh cao của chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp đối với phát xít là A. “Cuộc chiến tranh kì quặc”. B. Hội nghị Muy-ních. C. Chính phủ Pê-tanh làm tay sai cho Đức. D. Pháp kí hiệp định đình chiến với Đức. Câu 19: Năm 1883, triều đình Nguyễn đã kí với thực dân Pháp Hiệp ước nào sau đây? A. Hiệp ước Patơnốt. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Hácmăng. D. Hiệp ước Nhâm Tuất. Câu 20: Sự kiện nào sau đây đã mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Đức đánh chiếm Ba Lan. B. Đức đánh chiếm Pháp. C. Đức đánh chiếm Liên Xô. D. Đức đánh chiếm Tiệp Khắc. Câu 21: Đặc điểm nổi bật của phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh miền Tây Nam kì là gì? A. Phong trào đã lôi cuốn nhiều văn thân, sĩ phu tham gia. B. Phong trào do nông dân khởi xướng và lãnh đạo. C. Phong trào vừa chống ngoại xâm với chống phong kiến đầu hàng. D. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh phong phú. Câu 22: Nội dung nào sau đây là thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm 1917-1945? A. Trở thành một cường quốc công nghiệp. B. Là quốc gia đầu tiên trên thế giới chinh phục vũ trụ. C. Đạt sản lượng thép đứng đầu thế giới. D. Là quốc gia đầu tiên chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 23: Khi Pháp đánh vào Đà Nẵng, thái độ của triều đình Huế như thế nào? A. Chấp nhận đầu hàng giặc ngay từ đầu. B. Hoang mang, dao động, thiếu kiên quyết chống giặc. C. Cùng với nhân dân đứng lên chống Pháp. D. Thỏa hiệp với Pháp, đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Câu 24: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Et-pê-răng (tàu Hi vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc thôn Nhật Tảo? A. Nguyễn Hữu Huân. B. Nguyễn Bá Nghi. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 25: Khi chuyển quân từ Đà Nẵng vào tiến đánh Gia Định (1859), thực dân Pháp có âm mưu nào sau đây? A. Muốn làm chủ lưu vực sông Mê Công. B. Cần chiếm lĩnh vùng khoáng sản giàu có. C. Muốn chuyển sang chiến thuật đánh lâu dài. D. Dùng Gia Định làm bàn đạp tấn công Lào. Câu 26: Điểm giống nhau giữa trận Cầu Giấy (19-5-1883) và trận Cầu Giấy (21-12-1873) là A. cách “đánh điểm, diệt viện”. B. cách đánh phục kích. C. có nhiều đội nghĩa dũng tham gia. D. có nhiểu vũ khí hiện đại. Câu 27: Nội dung nào sau đây là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ trên toàn thế giới. B. Lực lượng Đồng minh chống phát xít hình thành. C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. D. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và thành công. Trang 2/3 - Mã đề 001 -
  3. Câu 28: Hồng quân Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang phản công đồng loạt trên các mặt trận sau chiến thắng nào? A. Lê-nin-grát. B. Mát-xcơ-va. C. Cuốc-xcơ. D. Xta-lin-grát. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích thái độ của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Liên Xô trước hành động của phe phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX? Câu 2 (1,0 điểm): Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX. HẾT Trang 3/3 - Mã đề 001 -