Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 Cơ bản (Có đáp án)

Câu 17: Oxi hóa hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X mạch hở thì thu được 26,4 gam 
CO2 và 10,8 gam nước. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? 
A. Ankađien. B. Ankin. C. Ankan. D. Anken. 
Câu 18: Sản phẩm chính của phản ứng cộng HX (X là OH, Cl, Br,…) vào anken bất đối 
xứng tuân theo quy tắc nào sau đây? 
A. Hund. B. Lơ Sa-tơ-li-ê. C. Mac-côp-nhi-côp. D. Zai-xep. 
Câu 19: Phenol có thể phản ứng với dung dịch NaOH, chứng tỏ 
A. Phenol có tính chất của một ancol. B. Phenol có tính axit. 
C. Phenol có thể làm đổi màu quì tím. D. Phenol là một chất lưỡng tính. 
Câu 20: Hợp chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc? 
A. Ankan. B. Anđehit. C. Ancol. D. Anken. 
Câu 21: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? 
A. Metan. B. Benzen. C. Ancol etylic. D. Etilen. 
Câu 22: Vì sao ancol có thể phản ứng với kim loại Na, còn các hiđrocacbon (ankan, anken, 
ankin,…) thì không thể? 
A. Vì ancol ở thể lỏng, còn các hiđrocacbon ở thể khí hoặc rắn. 
B. Vì ancol có nguyên tử H trong nhóm –OH rất linh động, dễ bị thay thế. 
C. Vì ancol có thể tạo liên kết hiđro với nước. 
D. Vì ancol có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa các kim loại như Na.
pdf 5 trang Yến Phương 23/06/2023 3600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 Cơ bản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_co_ban_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học Lớp 11 Cơ bản (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Hóa học 11 – Cơ bản Thời gian làm bài: 60 phút; không kể thời gian phát đề Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của một số nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Br = 80; Ag = 108. Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại ankađien liên hợp? A. CH2=C=CH–CH3. B. CH2=C=CH2. C. CH2=CH–CH=CH2. D. CH2=CH–CH2–CH=CH2. Câu 2: Trong công thức cấu tạo của chất dưới đây, hai nguyên tử clo nằm ở vị trí nào trên vòng benzen? A. Vị trí meta. B. Vị trí ortho. C. Vị trí para. D. Vị trí . Câu 3: Công thức của glixerol là A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C2H4(OH)2. D. C3H5(OH)3. Câu 4: Công thức phân tử chung của anđehit no, đơn chức là A. CnH2n–1O (n 1). B. CnH2n+1O (n 1). C. CnH2n+2O (n 1). D. CnH2nO (n 1). Câu 5: Hiđrocacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết đôi được gọi là A. Ankan. B. Anken. C. Ankin. D. Ancol. Câu 6: Cho polime có công thức dưới đây. Khẳng định nào dưới đây là sai? A. Phần trong dấu ngoặc –CH2–CH2– gọi là mắt xích của polime. B. n là hệ số trùng hợp. C. Polime này là polietan, viết tắt là PE. D. Monome của polime này là C2H4. Câu 7: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở thể khí? A. Metan. B. Benzen. C. Toluen. D. Phenol. Câu 8: Chất nào dưới đây là ankan? A. C2H2. B. C6H12. C. C4H10. D. C3H4. Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của ancol etylic ? A. Dùng làm cồn sát trùng trong y tế. B. Sản xuất rượu, bia. C. Làm nhiên liệu cho động cơ. D. Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Câu 10: Metanol là một chất thuộc nhóm A. Ancol. B. Ankan. C. Anđehit. D. Ankylbenzen. Câu 11: Điều kiện để một ankin có thể phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là gì? A. Ankin phải có liên kết ba CC đầu mạch. B. Ankin phải có từ 3 cacbon trở lên. C. Tất cả các ankin đều phản ứng được. D. Phải có mặt chất xúc tác Ni, nhiệt độ. Câu 12: Loại ancol nào sau đây không thể là ancol mạch hở? A. Ancol no, đơn chức. B. Ancol không no, đơn chức. C. Ancol thơm, đơn chức. D. Ancol đa chức.
  2. Câu 13: Công thức phân tử của benzen là A. C6H12. B. C6H10. C. C6H6. D. C7H8. Câu 14: Ancol đơn chức nghĩa là A. Ancol bậc I. B. Ancol có một nguyên tử C trong phân tử. C. Ancol có một liên kết đôi trong phân tử. D. Ancol có một nhóm –OH trong phân tử. Câu 15: Phản ứng nào sau đây chuyển anken thành ankan? A. Phản ứng hiđro hóa. B. Phản ứng hiđrat hóa. C. Phản ứng cháy. D. Phản ứng trùng hợp. Câu 16: Một ancol no đơn chức có chứa 21,62% nguyên tố oxi về khối lượng. Công thức phân tử của ancol là A. C3H7OH. B. C5H11OH. C. C2H5OH. D. C4H9OH. Câu 17: Oxi hóa hoàn toàn m gam một hiđrocacbon X mạch hở thì thu được 26,4 gam CO2 và 10,8 gam nước. X thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây? A. Ankađien. B. Ankin. C. Ankan. D. Anken. Câu 18: Sản phẩm chính của phản ứng cộng HX (X là OH, Cl, Br, ) vào anken bất đối xứng tuân theo quy tắc nào sau đây? A. Hund. B. Lơ Sa-tơ-li-ê. C. Mac-côp-nhi-côp. D. Zai-xep. Câu 19: Phenol có thể phản ứng với dung dịch NaOH, chứng tỏ A. Phenol có tính chất của một ancol. B. Phenol có tính axit. C. Phenol có thể làm đổi màu quì tím. D. Phenol là một chất lưỡng tính. Câu 20: Hợp chất nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc? A. Ankan. B. Anđehit. C. Ancol. D. Anken. Câu 21: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. Metan. B. Benzen. C. Ancol etylic. D. Etilen. Câu 22: Vì sao ancol có thể phản ứng với kim loại Na, còn các hiđrocacbon (ankan, anken, ankin, ) thì không thể? A. Vì ancol ở thể lỏng, còn các hiđrocacbon ở thể khí hoặc rắn. B. Vì ancol có nguyên tử H trong nhóm –OH rất linh động, dễ bị thay thế. C. Vì ancol có thể tạo liên kết hiđro với nước. D. Vì ancol có tính oxi hóa mạnh, có thể oxi hóa các kim loại như Na. Câu 23: Thực hiện thí nghiệm sau: lấy 2 ống nghiệm (1) và (2) to bằng nhau, ống (1) chứa đầy khí Cl2, ống (2) chứa đầy khí CH4. Úp miệng ống nghiệm (1) vào miệng ống nghiệm (2) để hai khí trộn lẫn vào nhau như hình vẽ. Đưa ống nghiệm đựng hỗn hợp các chất phản ứng ra ánh sáng khuếch tán. Nhúng đũa thuỷ tinh có tẩm dung dịch NH3 đặc vào ống nghiệm đựng hỗn hợp sau phản ứng. Hiện tượng gì xảy ra ? A. Có khói trắng tạo thành. B. Xuất hiện kết tủa trắng. C. Có muội than bám đầy ống nghiệm. D. Xuất hiện kết tủa vàng.
  3. Câu 24: Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp HCl vào propen là A. CH3CHClCH3. B. CH3CH2CH2Cl. C. CH2ClCH2CH3. D. ClCH2CH2CH3. Câu 25: Ancol nào sau đây là ancol bậc 2? A. CH3CH2CH2OH. B. . C. . D. CH3CH2OH. Câu 26: Metanal, anđehit fomic, fomanđehit, toluen, metylbenzen là tên gọi của bao nhiêu chất khác nhau? A. 4. B. 2. C. 3. D. 5. Câu 27: Cho các phát biểu dưới đây (a) Glixerol hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch phức đồng màu xanh lam. (b) Oxi hóa ancol bậc 1 bằng CuO nung nóng thì thu được anđehit. (c) Hiđro hóa anđehit (xúc tác Ni, nung nóng) thì thu được ancol tương ứng. (d) Benzen phản ứng với khí clo (khi có ánh sáng) thì thu được clobenzen. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 31,8 gam một ankylbenzen Y cần dùng 70,56 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của Y là A. C8H10. B. C9H12. C. C10H14. D. C7H8. Câu 29: Cho 0,02 mol ancol X phản ứng hết với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc). Số nhóm chức của ancol X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Cho sơ đồ chuyển hóa như sau: CHCH → CH2=CH2→ CH3–CH3. Chất X và Y lần lượt là A. CCl4 và Ni. B. Ni và HgCl2. C. Bột Fe và Ni. D. Pd/PbCO3 và Ni. Câu 31: 0,5 mol stiren có thể phản ứng tối đa với V ml dung dịch Br2 2M. Giá trị của V là A. 400. B. 250. C. 300. D. 200. Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam metanal CH2O thì thu được V lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của V là A. 1,344. B. 2,688. C. 1,008. D. 1,568. Câu 33: Có bao nhiêu đồng phân ancol có công thức phân tử C3H8O? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 34: Để phân biệt benzen và ancol etylic có thể sử dụng hóa chất nào sau đây? A. Quì tím. B. Na. C. Cu(OH)2. D. Dung dịch Br2. Câu 35: Cho 37,6 gam phenol phản ứng với HNO3 lấy dư. Nếu hiệu suất phản ứng đạt 90% thì khối lượng axit picric (2,4,6-trinitrophenol) thu được là A. 84,19 gam. B. 82,44 gam. C. 93,54 gam. D. 91,6 gam. Câu 36: Cho các sơ đồ chuyển hóa sau: (a) 2C2H4 + 4H2O + 2KMnO4 3X + 2MnO2 + 2KOH (b) X + 2Na Y + Z Điều nào sau đây sai khi nói về chất Y? A. Phân tử khối của Y là 106 đvC.
  4. B. Chất Y được tạo nên từ 4 nguyên tố. C. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được . D. Chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2. Câu 37: Tính chất hóa học của ba chất X, Y, Z được thể hiện trong bảng dưới đây: X Y Z H2, xúc tác Ni + + + Br2 (dung dịch) + Br2 có Fe, đun nóng + + + Dung dịch KMnO4, đun nóng + + HCl + Chú thích: dấu (+) nghĩa là có tham gia phản ứng. X, Y, Z lần lượt là A. Stiren, benzen, toluen. B. Hexen, toluen, benzen. C. Toluen, benzen, stiren. D. Hexen, benzen, stiren. Câu 38: Cho 76,8 gam hỗn hợp gồm ancol metylic và một ancol đơn chức X tác dụng với Na dư thì thu được 11,2 lít H2 (đktc). X có thể là chất nào trong các chất dưới đây? A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. C4H9OH. D. C5H11OH. Câu 39: Dẫn hoàn toàn 1,792 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 qua bình đựng nước brom. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng bình brom tăng 1,66 gam và có 0,448 lít khí thoát ra ngoài. Các thể tích khí đo ở đktc. Phần trăm về thể tích của C2H2 trong hỗn hợp X là A. 25%. B. 60%. C. 12,5%. D. 30%. Câu 40: Lấy m gam hỗn hợp X gồm HCHO và CH3CHO cho phản ứng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được lượng kết tủa lớn gấp 10 lần khối lượng hỗn hợp X đã phản ứng. Thành phần phần trăm về khối lượng của HCHO trong m gam hỗn hợp X là A. 45,58%. B. 53,64%. C. 64,07%. D. 50,15%. HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Môn: Hóa học 11 – Cơ bản Câu Đáp án Câu Đáp án 1 C 21 D 2 A 22 B 3 D 23 A 4 D 24 A 5 B 25 C 6 C 26 B 7 A 27 C 8 C 28 A 9 D 29 C 10 A 30 D 11 A 31 B 12 C 32 A 13 C 33 B 14 D 34 B 15 A 35 B 16 D 36 D 17 D 37 A 18 C 38 D 19 B 39 C 20 B 40 B