Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)
Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. (3đ).
Câu 2: Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? (4đ).
Câu 3: Phát xít Đức và phát xít Nhật bị tiêu diệt như thế nào? (3đ)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_lich_su_lop_11_de_4_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 4 (Có đáp án)
- ĐỀ 4 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian: 45 phút Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. (3đ). Câu 2: Trình bày những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? (4đ). Câu 3: Phát xít Đức và phát xít Nhật bị tiêu diệt như thế nào? (3đ) ĐÁP ÁN Câu 1: * các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương (2đ) + 1885-1888: - Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang An-giê-ri. * 1888-1896: - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. *Nhận xét ưu điểm và hạn chế của phong trào Cần Vương. (1 điểm) - Ưu điểm: + Phát huy cao độ lòng yêu nước, huy động sự ủng hộ của đông đảo nhân dân; tranh thủ sự giúp đỡ mọi mặt của đồng bào + Biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, khai thác sức mạnh tại chỗ, phát huy tính chủ động sáng tạo trong cách đánh, lối đánh của cuộc chiến tranh - Hạn chế: + Chưa liên kết tập họp được lực lượng dân tộc trên quy mô rộng, tạo thành phong trào trong toàn quốc. + Phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, rời rạc; chưa tạo thành sự liên kết giữa các cuộc khởi nghĩa.Thể hiện tư duy phòng ngự bị động của ý thức hệ phong kiến: đào hào, đắp lũy, xây dựng căn cứ ở nơi cố định. Câu 2 *Những chuyển về cơ cấu kinh tế:(1đ)
- -Nông nghiệp: Pháp chiếm đất lập đồn điền -Công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là khai thác mỏ.Một số ngành công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng ra đời. -Thương nghiệp: Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam . -Giao thông vân tải: Xây dựng hệ thống giao thông để phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu và mục đích quân sự. Nguyên nhân: những chuyển biến về kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác lần thứ nhất đã dẫn tới sự chuyển biến về xã hội. *Những chuyển về cơ cấu xã hội:(3đ) * Giai cấp cũ: - Địa chủ phong kiến: một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ ra, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước. - Nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề,căm thù đế quốc và phong kiến * Giai cấp, tầng lớp xã hội mới - Công nhân: ngày càng đông đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy , bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống - Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị tư bản Pháp chèn ép. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, các cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi nhiểu màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX. Câu 3 a. Phát xít Đức bị tiêu diệt (1,5đ) - Năm 1944, Liên Xô phản công và tiến sát nước Đức. - Năm 1944, Anh – Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở đợt tấn công quân Đức. - Từ 16 – 30 / 4 / 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công quân Đứic ở Béclin. - Ngày 9 – 5 – 1945, Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở châu Âu. b. Phát xít Nhật đầu hàng(1,5đ) -Ở Thái Bình Dương, từ năm 1944 liên quân Anh – Mĩ đánh chiếm Miến Điện và Philippin, quân Mĩ uy hiếp các thành phố lớn của Nhật. - Ngày 6 – 8 – 1945, Mĩ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Hi- rô- si- ma - Ngày 8 – 8 – 1945, Liên xô tuyên chiến với Nhật và tiêu diệt gần 1 triệu quân Quan Đông của Nhật. - Ngày 9 – 8 – 1945, Mĩ ném quả bom thứ hai xuống Na- ga- xa – ki - Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật đầu hàng , chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.