Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)

Câu 1: Pháp thực hiện tiến công mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam vào ngày tháng năm nào?

31/08/1858             B. 01/09/1858                              C. 24/03/1858                              D. 30/04/1858

Câu 2: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào?

15/08/1945             B. 30/08/1945                              C. 25/08/1945                              D. 05/08/1945

Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa:

Có vị trí địa lí thuận lợi

Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội

Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng

Cả 3 đều đúng

Câu 4: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây?

Anh, Pháp, Nhật, Italia                                           B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp

C.  Đức, Áo, Hung, Bỉ                                                 D. Anh, Pháp, Đức, Italia

Câu 5: Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người kinh khủng như thế nào?

1 triệu người chết, 500.000 người bị thương            B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

C.  120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương          D. Hàng vạn người chết và bị thương

docx 6 trang Yến Phương 27/06/2023 1680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_2_lich_su_lop_11_de_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian: 45 phút Phần 1: Trắc nghiệm (20 câu x 0.25 = 5 điểm) Câu 1: Pháp thực hiện tiến công mở màn cho cuộc xâm lược Việt Nam vào ngày tháng năm nào? A. 31/08/1858 B. 01/09/1858 C. 24/03/1858 D. 30/04/1858 Câu 2: Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vào ngày tháng năm nào? A. 15/08/1945 B. 30/08/1945 C. 25/08/1945 D. 05/08/1945 Câu 3: Tại sao Pháp lại chọn Việt Nam là nơi xâm lược để làm thuộc địa: A. Có vị trí địa lí thuận lợi B. Chế độ phong kiến đang suy yếu, khủng hoảng trầm trọng vừa về kinh tế, quân sự, đối ngoại và xã hội C. Là một quốc gia độc lập, nhưng điều kiện chế độ không phù hợp nên khủng hoảng D. Cả 3 đều đúng Câu 4: Hội nghị Muy-nich với sự tham gia của các quốc gia nào sau đây? A. Anh, Pháp, Nhật, Italia B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp C. Đức, Áo, Hung, Bỉ D. Anh, Pháp, Đức, Italia Câu 5: Hậu quả của Đệ Nhị thế chiến đối với con người kinh khủng như thế nào? A. 1 triệu người chết, 500.000 người bị thương B. 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương C. 120 triệu người chết, 5 triệu người bị thương D. Hàng vạn người chết và bị thương Câu 6: Hiệp ước Nhâm Tuất được hoàn thành kí kết vào ngày/tháng/năm nào? A. 05/06/1862 B. 06/05/1862 C. 26/05/1862 D. 26/06/1862 Câu 7: Bản chất sự liên kết các nước trong phe “Trục” là gì? A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa Câu 8: Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ
  2. C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 9: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 10: Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điếu trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân? A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Trường Tộ C. Tôn Thất Thuyết D. Hoàng Diệu Câu 11: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì? A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì B. Tăng cường viện binh C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới Câu 12: Tướng Pháp chỉ huy cuộc tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là A. Gácniê B. Bôlaéc C. Rivie D. Rơve Câu 13: Vì sao quân đội triều đình nhanh chóng thất thủ tại thành Hà Nội năm 1873? A. Triều đình đã đầu hàng B. Quân triều đình chống cự yếu ớt C. Quân triều đình đã thực hiện chiến thuật phòng thủ, dựa vào thành đợi giặc, chưa kết hợp với nhân dân kháng chiến D. Triều đình mải lo đối phó vơi phong trào đấu tranh của nhân dân Câu 14: Cuối năm 1913, cách mạng Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn là do A. Thực dân Pháp tăng cường khủng bố trước những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, Phan Bội Châu bị bắt B. Hoạt động của Việt Nam Quang phục hội không đạt hiệu quả C. Thực dân Pháp cấu kết với giới quân phiệt Trung Quốc trục xuất những thành viên của Việt Nam Quang phục hội D. Việt Nam Quang phục hội không có đường lối, mục tiêu rõ ràng
  3. Câu 15: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là A. Địa chủ nhỏ và công nhân B. Công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản C. Công nhân, nông dân và tư sản dân tộc D. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản Câu 16: Chiến tranh thế giới thứ nhất làm cho việc trao đổi hàng hóa giữa Pháp với Đông Dương thế nào? A. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương giảm B. Hàng hóa nhập khẩu từ Pháp sang Đông Dương tăng lên C. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp giảm D. Hàng hóa xuất khẩu từ Đông Dương sang Pháp tăng lên Câu 17: Đối với các nhà yêu nước tiền bối, Nguyễn Tất Thành có thái độ như thế nào? A. Khâm phục tinh thần yêu nước của họ B. Không tán thành con đường cứu nước của họ C. Khâm phục tinh thần yêu nước, nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ D. Tán thành con đường cứu nước của họ Câu 18: Bối cảnh lịch sử nào quyết định việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ C. Các tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta D. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát Câu 19: Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành, khác với các nhà yêu nước đi trước là A. Cần phải đoàn kết các lực lượng dân tộc để đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược B. Ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man C. Cần phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh giành độc lập D. Cần phải đoàn kết với nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh giành độc lập Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là gì? A. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn B. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam
  4. C. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực và đề ra đường lối đúng để lãnh đạo phong trào D. Việt Nam là một nước phong kiến lạc hậu Phần 2: Tự luận (5 điểm) Câu 1: Em hãy trình bày kết cục của Chiến tranh Thế giới thứ 2 (1đ) Câu 2: Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, em có nhận định như thế nào về vai trò của Liên Xô? (1đ) Câu 3: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ nhất như thế nào? (2đ) Câu 4: Ngày nay, nước ta đang trong quá trình mở cửa và hội nhập. Em hãy phân tích những tác động của quá trình này đối với kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta như thế nào? (1đ) ĐÁP ÁN Mội câu đúng tương ứng với 0,25 điểm A B C D A B C D Câu 1     Câu 2     Câu 3     Câu 4     Câu 5     Câu 6     Câu 7     Câu 8     Câu 9     Câu 10     Câu 11     Câu 12     Câu 13     Câu 14     Câu 15     Câu 16     Câu 17     Câu 18     Câu 19     Câu 20     Phần 2: Tự luận Câu Hướng dẫn chấm bài Điểm 1 Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của 3 nước phát 0,25 xít (Đức, Ialia, Nhật). Thắng lợi vĩ đại thuộc về các quốc gia dân tộc đã kiên cường chống phát xít; 0,25
  5. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít; 0,25 Hậu quả vô cùng nặng nề: khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế. Nhiều thành phố làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, nhiều công trình 0,25 văn hóa bị tiêu hủy; Chiến tranh kết thức đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra giai đoạn mới trong lịch sử Thế giới hiện đại. 2 - Là một trong ba trụ cột chính cùng với Mĩ, Anh giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít; - Đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho phát xít Đức suy yếu và giải phóng các nước ở Đông Âu; - Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít; - Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh; - Có thái độ kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, vẫn duy trì chủ trương của mình dù bị đàn áp từ nhiều phía; * Chú ý: Đúng 3/5 ý như trên chấm trọn điểm. 3 - Quân triều đình: 0,25 • Khi Pháp đánh thành Hà Nội, khoảng 100 binh lính đã chiến đấu và hi sinh ở Ô Quan Chưởng. • Trong thành, Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng 0,25 → Khi Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. - Nhân dân ta: 0,25 • Khi Pháp đến Hà Nội nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với Pháp. • Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng 0,25 Bắc bộ vẫn tiếp tục chiến đấu → buộc Pháp rút lui về các tỉnh cố thủ. 0,25 • 21/12/1873, ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê tử trận (chiến thắng Cầu Giấy lần 1) 0,25 → Ý nghĩa: thực dân Pháp hoang mang, lo sợ, chủ động thương lượng với triều đình, nhân dân ta vô cùng phấn khởi.
  6. - 1874, triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. 0,5 * Hậu quả: Hiệp ước đã gây ra làn sóng bất bình trong nhân dân. Phong trào kháng chiến kết hợp vừa chống Pháp, vừa chống phong kiến đầu hàng. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Tấn, Đặng Như Mai, 4 * Chú ý: Tùy theo ý kiến của mỗi thí sinh. Nhưng phải bám sát vào một số gợi ý sau: - Giúp Việt Nam hội nhập giao lưu và học hỏi sự tiến bộ của các nước phát triển trên Thế giới - Hạn chế tình trạng thất nghiệp ở nước ta, vì thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. - Giúp nền kinh tế của Việt Nam phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. - Tuy vậy, nó vẫn có 1 số thách thức: Nếu chậm phát triển sẽ bị thụt lùi và phải đầu tư vô cùng lớn để có thể chạy đua trên thương trường thế giới. Có thể bị phai nhạt dần các bản sắc văn hóa dân tộc, . Nếu bài dự thi đáp ứng đủ 2 yêu cầu về “thời cơ” và “thách thức” thì sẽ được trọn điểm.