Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 7 (Có đáp án)
Câu 1 (4 điểm):
Trình bày nguyên nhân vì sao Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858? Theo em việc mất nước có phải là tất yếu không? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm):
Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
Câu 3 (4 điểm):
Nêu những sự kiện chứng minh rằng Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Theo em vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đều thất bại?
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_2_lich_su_lop_11_de_7_co_dap_an.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 7 (Có đáp án)
- ĐỀ 7 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian: 45 phút Câu 1 (4 điểm): Trình bày nguyên nhân vì sao Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858? Theo em việc mất nước có phải là tất yếu không? Vì sao? Câu 2 (2 điểm): Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Câu 3 (4 điểm): Nêu những sự kiện chứng minh rằng Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Theo em vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đều thất bại? II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Đề 1: Câu Nội dung Điểm Trình bày nguyên nhân vì sao Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858? Theo 4.0 Câu 1 em việc mất nước có phải là tất yếu không? Vì sao? a. Nguyên nhân 2.0 - Chủ quan: 1.0 + Việt Nam là quốc gia có giàu tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồi 0.5 dào đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước phương Tây đến xâm lược. + Chế độ phong kiến Việt Nam đang khủng hoảng sâu sắc: kinh tế công 0.5 thương nghiệp sa sút, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhà Nguyễn không chịu canh tân đổi mới đất nước làm cho khả năng phòng thủ suy yếu - Khách quan: Vào thế kỉ XIX, kinh tế tư bản chủ nghĩa của Pháp phát triển mạnh, đặt ra nhu cầu lớn về nguồn nhân công, nguyên liệu, thị 1.0 trường. Vì vậy, giới tư vản Pháp đã đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa b. Giải thích 2.0 - Khẳng định: Mất nước không phải là tất yếu 0.5 - Vì: 1.0 + Ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt của quần chúng nhân dân. Trong quá trình kháng chiến, nhân 1.0 dân ta luôn chiến đấu ngoan cường vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
- Đặc biệt, với những chiến thắng tại Đà Nẵng, Gia Định, Cầu Giấy đã chứng tỏ nhân dân Việt Nam có đủ khả năng đánh thắng Pháp. Trong khi đó: Nhà Nguyễn trong quá trình kháng Pháp chỉ thiên về phòng 0.5 thủ, không biết dựa vào nhân dân để kháng chiến, lại đi hết từ thỏa hiệp này tới thỏa hiệp khác trước thực dân xâm lược thông qua việc các bản hiệp ước. Với bản hiệp ước 1884 đã chấp nhận sự thống trị của Pháp trên đất nước ta. Câu 2 Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? 2.0 - Sau 2 bản hiệp ước Hác - măng và Pa- tơ- nốt (1884) thực dân Pháp đã 0.5 hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược, bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy cai trị ở Bắc Kì và Trung kì. - Phong trào phản đối hai hiệp ước vẫn diễn ra sôi nổi. Dựa vào phong 0.5 trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã mạnh tay hành động. - Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Trước 0.25 âm mưu của Pháp, Tôn Thất Thuyết đã quyết định thực hiện cuộc phản công vào kinh thành Huế nhưng thất bại. - Sau thất bại của cuộc phản công, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm 0.5 Nghi chạy lên sơn phòng Tân Sở ( Quảng Trị). Tại Tân Sở, ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân, sĩ phu cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. - Hưởng ứng chiếu Cần Vương, một phong trào kháng Pháp đã diễn ra sôi 0.25 nổi, liên tục, kéo dài trong những năm cuối thế kỉ XIX- phong trào Cần Vương. Câu 3 Nêu những sự kiện chứng minh rằng Phan Bội Châu chủ trương giải 4.0 phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. Theo em vì sao các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đều thất bại? a. Chứng minh 2.5 - Tiểu sử: Phan Bội Châu là sĩ phu nổi tiếng đất Nghệ An, là lãnh tụ tiêu biểu nhất 0.5 trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX
- - Chủ trương: Phan bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang để đánh 0.5 đuổi Pháp, xây dựng một chế độ chính trị mới ở Việt Nam. - Hoạt động 1.5 +Năm 1904: Phan Bội Châu thành lập hội Duy Tân, chủ trương đánh 0.5 Pháp để giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam - Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du đưa thanh thiếu niên sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp - Năm 1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, khẳng 0.5 định tôn chỉ: "đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc" - Hội đã nhiều lần bí mật cử người về nước để trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai đắc lực của chúng - Năm 1913: Phan Bội Châu bị bắt, Việt Nam Quang phục hội ngừng hoạt 0.5 động. b. Nguyên nhân 1.5 - Khách quan: 0.5 + Do tương quan lực lượng giữa Pháp và ta còn chênh lệch: Pháp mạnh, 0.25 ta yếu + Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế Việt Nam chưa chín muồi, 0.25 chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại - Chủ quan: 1.0 + Các phong trào nổ ra lẻ tẻ, rời rạc, dễ bị áp 0.5 + Giai cấp lãnh đạo vẫn còn những hạn chế, con đường đấu tranh chưa phù 0.5 hợp.