Đề thi giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Câu 1. Bốn trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có 
A. công nghệ sinh học. B. công nghệ năng lượng. 
C. công nghệ hóa học. D. công nghệ vật liệu. 
Câu 2. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là 
A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế. B. tự do hóa thương mại toàn cầu. 
C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. tự chủ về kinh tế, quyền lực. 
Câu 3. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây? 
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. 
C. Thị trường chung Nam Mĩ. D. Liên minh châu Âu. 
Câu 4. Hậu quả của gia tăng dân số tăng nhanh là 
A. tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. B. gia tăng xung đột sắc tộc, tôn giáo. 
C. chi phí lợi xã hội cho người già tăng. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. 
Câu 5. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mĩ Latinh không phải là 
A. kim loại màu. B. kim loại quý. C. nhiên liệu. D. kim loại đen. 
Câu 6. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở 
A. ven biển Đỏ. B. ven vịnh Péc-xich. 
C. ven biển Ca-xpi. D. ven Địa Trung Hải. 
Câu 7. Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là 
A. khô nóng. B. lạnh khô. C. nóng ẩm. D. lạnh ẩm. 
Câu 8. Dấu hiệu đặc trưng củộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là 
A. khoa học được ứng dụng vào sản xuất. B. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa. 
C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ. D. quy trình sản xuất được tự động hóa.
pdf 4 trang Yến Phương 22/03/2023 2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_dia_li_lop_11_de_so_4_nam_hoc_2021_2022.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 Địa lí Lớp 11 - Đề số 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I Đề số 04 NĂM HỌC 2021 - 2022 Bài thi môn: Địa lí 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Bốn trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại không có A. công nghệ sinh học. B. công nghệ năng lượng. C. công nghệ hóa học. D. công nghệ vật liệu. Câu 2. Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia là A. góp phần bảo vệ lợi ích kinh tế. B. tự do hóa thương mại toàn cầu. C. thúc đẩy kinh tế chậm phát triển. D. tự chủ về kinh tế, quyền lực. Câu 3. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây? A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Thị trường chung Nam Mĩ. D. Liên minh châu Âu. Câu 4. Hậu quả của gia tăng dân số tăng nhanh là A. tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. B. gia tăng xung đột sắc tộc, tôn giáo. C. chi phí lợi xã hội cho người già tăng. D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Câu 5. Khoáng sản nổi bật ở khu vực Mĩ Latinh không phải là A. kim loại màu. B. kim loại quý. C. nhiên liệu. D. kim loại đen. Câu 6. Ở Tây Nam Á, dầu mỏ và khí tự nhiên phân bố chủ yếu ở A. ven biển Đỏ. B. ven vịnh Péc-xich. C. ven biển Ca-xpi. D. ven Địa Trung Hải. Câu 7. Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là A. khô nóng. B. lạnh khô. C. nóng ẩm. D. lạnh ẩm. Câu 8. Dấu hiệu đặc trưng củộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là A. khoa học được ứng dụng vào sản xuất. B. sản xuất công nghiệp được chuyên môn hóa. C. xuất hiện và bùng nổ công nghệ. D. quy trình sản xuất được tự động hóa. II. TỰ LUẬN Câu 1 (3,5 điểm) a) Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào? b) Giải thích câu nói, trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.
  2. Câu 2 (2,5 điểm) a) Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác và bảo vệ tự nhiên? b) Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao? HẾT
  3. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI VÀ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu tương đương với 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C D B A D B A C II. TỰ LUẬN (6 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM a) Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở - Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế 0,5 giới. - Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa và xã hội. 0,5 1 - Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau. 0,5 b) Giải thích câu nói, trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương” - Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự 1,0 suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuân theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận của lớp vỏ địa lí. - Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở 1,0 các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau. a) Giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình khai thác, bảo vệ tự nhiên ở châu Phi - Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên. 0,5 - Áp dụng các biện pháp thủy lợi nhằm hạn chế sự khô hạn. 0,5
  4. 2 b) Các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao là do - Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để đã tạo điều kiện cho các chủ trại chiếm 0,5 giữ phần lớn đất canh tác, dân nghèo không có ruộng đất để canh tác. - Các nước này duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, các thế lực 0,5 bảo thủ của Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội. - Chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ nên 0,5 các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc vào tư bản nước ngoài, nhất là Hoa Kì.