Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Lớp 11
Câu 1: Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì?
A. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
B. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội.
C. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
D. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
Câu 2: Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là
A. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc.
B. đòi quyền lãnh đạo cách mạng.
C. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị.
D. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình.
Câu 3: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 - 1939 được thể hiện ở sự kiện nào?
A. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương.
B. Sự ra đời của Đảng CSVN (từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương).
C. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
D. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương.
Câu 4: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918-1929 đặt dưới sự lãnh đạo của
A. Đảng Quốc xã.
B. Đảng Cộng sản.
C. Đảng Quốc đại.
D. Đảng tự do.
File đính kèm:
- de_thi_giua_hoc_ki_2_lich_su_lop_11.doc
Nội dung text: Đề thi giữa học kì 2 Lịch sử Lớp 11
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 11 1. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 số 1: * Phần đề thi I. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1: Sau thất bại trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) thực dân Pháp làm gì? A. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta. B. Tăng viện binh từ Pháp sang để tái chiếm Hà Nội. C. cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng. D. Càng củng cố quyết tâm xâm chiếm toàn bộ Việt Nam. Câu 2: Mục tiêu đấu tranh mà giai cấp tư sản dân tộc đề ra trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á là A. đoàn kết các lược lượng để chống đế quốc. B. đòi quyền lãnh đạo cách mạng. C. đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị. D. đấu tranh giành độc lập bằng con đường hòa bình. Câu 3: Liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 - 1939 được thể hiện ở sự kiện nào? A. Cuộc vận động dân chủ Đông Dương đã tập hợp đông đảo nhân dân Đông Dương. B. Sự ra đời của Đảng CSVN (từ 10/1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương). C. Sự ra đời của Đảng CS Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Đông Dương. D. Một số cơ sở bí mật đầu tiên của Đảng được thành lập ở 3 nước Đông Dương. Câu 4: Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1918-1929 đặt dưới sự lãnh đạo của A. Đảng Quốc xã. B. Đảng Cộng sản. C. Đảng Quốc đại. D. Đảng tự do. Câu 5: Từ ngày 20 đến 24/6/1867, thực dân Pháp đã chiếm ba tỉnh nào ở Nam Kì A. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên. B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa. C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. D. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Câu 6: Lấy cớ gì thực dân Pháp đem quân tấn công Hà Nội lần thứ nhất? A. Vì nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công, B. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. C. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh. D. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy. Câu 7: Đâu không phải là lí do để Pháp chọn Đà Nẵng là mục tiêu tấn công nước ta đầu tiên? A. Là vựa lúa lớn của Việt Nam. B. Cảng biển sâu, rộng. C. Gần kinh thành Huế. D. Gần đồng bằng Nam-Ngãi. Câu 8: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng (từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859) đã A. bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. B. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. C. bước đầu làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp. D. làm thất bại âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ” của Pháp. Câu 9: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nhằm A. hoàn thành xâm chiếm các nước châu Á. B. bù đắp những thiệt hại do chiến tranh. C. biến Việt Nam thành thuộc địa. D. giúp Nhà Nguyễn củng cố chính quyền phong kiến.
- Câu 10: Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chỉ có xu hướng cải cách. B. Chỉ có xu hướng tư sản phát triển manh. C. Tồn tại và phát triển song song hai xu hướng tư sản và vô sản. D. Chỉ có xu hướng vô sản. Câu 11: Tháng 7/1921, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì? A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. B. Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Trung Quốc. C. Cuộc nội chiến Quốc-Cộng nổ ra. D. Cuộc chiến tranh Bắc phạt bùng nổ. Câu 12: Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia A. nửa thuộc địa nửa phong kiến. B. thuộc địa. C. phong kiến lệ thuộc vào nước ngoài. D. phong kiến độc lập, có chủ quyền. Câu 13: Bản Hiệp ước đầu hàng đầu tiên nhà Nguyễn kí với Pháp là A. Giáp Tuất. B. Hắc Măng. C. Nhâm Tuất. D. Tân Sửu. Câu 14: Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là gì? A. Cạo điều kiện cho tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc. B. Dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1921. C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc. D. Tạo điều kiện cho cho chủ nghĩa Mác-Lê nin được truyền bá vào Trung Quốc. Câu 15: Nhà Nguyễn ký hiệp ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp trong hoàn cảnh nào? A. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh. B. Pháp đã chiếm xong 6 tỉnh Nam Kì. C. Phong trào kháng chiến của ta dâng cao, quân giặc bối rối. D. Quân dân ta đã giành chiến thắng Cầu Giấy lần thư nhất. Câu 16: Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của ba nước Đông Dương so với các nước Đông Nam Á từ thập niên 30 của thế kỉ XX trở đi là A. sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. B. lãnh đạo của giai cấp tư sản dân tộc. C. lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. D. sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, xã hội. Câu 17: Lực lượng chính tham gia vào phong trào Ngũ tứ ngay từ ngày đầu bùng nổ là A. Tư sản dân tộc và nông dân. B. Sinh viên yêu nước ở Bắc Kinh. C. Tất cả các tầng lớp nhân dân. D. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam? A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết. B. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế. D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. Câu 19: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là A. Tôn Thất Thuyết. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Diệu.
- D. Phan Thanh Giản. Câu 20: Quy luật nào rút ra từ phong trào đấu tranh giành và giữ nền độc lập dân tộc của cá nước trên bán đảo Đông Dương trên bán đảo Đông Dương? A. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. B. Liên minh, đoàn kết chiến đấu cùng chống kẻ thù chung. C. Sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc thống nhất. D. Sự lãnh đạo của đảng Dân tộc tư sản. Câu 21: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận A. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp. B. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp. C. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp. D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp. Câu 22: Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống lại thế lực nào ở Trung Quốc? A. Đế quốc và bọn phản cách mạng. B. Đế quốc và phong kiến. C. Đế quốc và tư sản mại bản. D. Tư sản và phong kiến. Câu 23: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì? A. Giai cấp vô sản bắt đầu trưởng thành từ thập niên 1920. B. Các Đảng Cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh. C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào đấu tranh. D. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi. Câu 24: Phong trào Ngũ tứ được coi là A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản. C. Cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Câu 25: Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta? A. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch. B. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta. D. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta. Câu 26: Trận Cầu Giấy năm 1873 (Hà Nội) đã gây cho Pháp tổn thất nặng nề nhất là A. quân Pháp bị bao vây, uy hiếp. B. quân Pháp phải bỏ thành Hà Nội về trấn giữ ở Nam Định. C. quân Pháp phải rút quân khỏi Miền Bắc. D. Gác-ni-ê bị chết tại trận. Câu 27: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? A. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất. B. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội. C. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa. D. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai. Câu 28: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng? A. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp. II. Phần tự luận (3 điểm)
- Câu 1 (1 điểm): Vì sao kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp lại thất bại trong quá trình xâm lược Việt Nam? Câu 2 (2 điểm): Trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược? Hãy cho biết suy nghĩ của em trong việc nước ta trở thành thuộc địa của Pháp vào cuối thế kỉ XX? * Hướng dẫn chấm điểm đề số 1: Câu Đáp án 1 D 2 C 3 C 4 C 5 D 6 D 7 A 8 A 9 C 10 C 11 A 12 D 13 C 14 B 15 C 16 A 17 B 18 A 19 B 20 B 21 B 22 B 23 B 24 D 25 D 26 D 27 A
- 28 A 2. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 số 2: * Phần đề thi: Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ) Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ) * Hướng dẫn chấm điểm đề số 2: Câu 1: Vì sao phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng trong chiến tranh thế giới thứ hai? (4đ) • Phát xít Đức đầu hàng: • 1944 cuộc tổng phản công LX, giải phóng các nước Trung, Đông Âu. • 6/1944 Anh - Mĩ mở mặt trận thứ 2 ở Tây Âu. Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm Đông - Tây. • Tháng 2/1945 Hội nghị nguyên thủ ba cường quốc M, A, LX họp tại Ianta phân chia khu vực chiếm đóng nước Đức và Đông Âu • Tháng 2/1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945 HQLX tấn công Béc lin • 09/5/1945 Đức đầu hàng → CTTG II kết thúc Châu Âu. • Quân phiệt Nhật đầu hàng • Liên quân Anh-Mĩ mở cuộc tấn công TBD. • 08/8/1945 LX tuyên chiến Nhật tấn công 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu. • 15/8/1945 Nhật đầu hàng vô điều kiện. Câu 2: Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? (4đ) • Không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định vì đây là một vị trí chiến lược quan trọng, có hệ thống giao thông đường thuỷ thuận lợi, • Chiếm vùng Nam Kỳ giàu có, uy hiếp CPC, chiếm lưu vực sông Mê Công gây khó khăn về lương thực cho triều đình Huế. • Ngày 17/2/ 1859 Pháp đánh thành Gia Định → Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. Quân ta chống cự quyết liệt, Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, đánh chếm VN từng bước. • Triều đình không biết tận dụng thời cơ đánh Pháp và thắng Pháp. • Giữa lúc tiến thoái lưỡng nan thì đại quân Pháp ở VN bị điều động sang chiến trường TQ, chỉ để lại một lực lượng nhỏ giữ các vị trí quanh Gia Định. • Tháng 3/1860, NTP vào Gia Định nhưng chỉ chú trọng xây dựng đồn Chí Hoà, không chủ động tấn công quân Pháp. Cơ hội tiêu diệt quân Pháp qua đi. Câu 3: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta năm 1858? (2đ) • Cuộc kháng chiến nổ ra kịp thời, ngay khi Pháp nổ súng xâm lược. • Lòng yêu nước và ý thức về một đất nước thống nhất của toàn dân. • Ý chí quyết tâm cao. 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 số 3: * Phần đề thi A. Phần trắc nghiệm khách quan (2 điểm) (Học sinh đọc kỹ câu hỏi và chọn một đáp án duy nhất đúng rồi đánh dấu X vào ô tương ứng của câu trong phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm) Câu 1: Người chỉ huy quân triều đình phối hợp chiến đấu cùng nhân dân Đà Nẵng trong những ngày đầu Pháp đặt chân xâm lược là: a. Lưu Vĩnh Phúc. c. Nguyễn Tri Phương. b. Hoàng Diệu. d. Hoàng Tá Viêm. Câu 2: Hệ quả bao trùm nhất của cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp là: a. Hàng loạt nông dân mất ruộng đất, đời sống trở nên bần cùng.
- b. Phương thức bóc lột phong kiến vẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. c. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam. d. Nền kinh tế công nghiệp ở nước ta phát triển nhanh. Câu 3: Người bất chấp "lệnh bãi binh" của triều đình tiếp tục chống Pháp là: a. Nguyễn Hữu Huân. b. Nguyễn Trung Trực. c. Nguyễn Tri Phương. d. Trương Định. Câu 4: Kế hoạch của Pháp khi tiến hành xâm lược nước ta là: a. Chiếm Đà Nẵng làm căn cứ rồi tấn công ra Huế, nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. b. Đe doạ, khống chế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải từ bỏ chính sách cấm đạo. c. Bao vây, cấm vận, từng bước buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. d. Phối hợp với quân đội của triều đình nhà Nguyễn, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Câu 5: Tại Gia Định, kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp bị thất bại là vì: a. Sự chiến đấu anh dũng của quân đội triều đình, quân xâm lược bị thiệt hại nặng nề. b. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân ta. c. Các đội dân binh chiến đấu dũng cảm, ngày đêm bám sát địch, quấy rối tiêu diệt chúng. d. Tất cả các vấn đề trên. Câu 6: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là: a. Khởi nghĩa Hương Khê. b. Khởi nghĩa YênThế. c. Khởi nghĩa Bãi Sậy. d. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc – hạ lưu sông Đà. Câu 7: Tính chất xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX là: a. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến. c. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. b. Xã Hội thuộc địa. d. Xã hội tư bản chủ nghĩa. Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là: a. Triều đình phong kiến đã đầu hàng hoàn toàn. b. Thiếu một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực để lãnh đạo phong trào. c. Kẻ thù đã áp đặt được ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. d. Nhà Thanh bắt tay với Pháp. B. Phần tự luận (8 điểm) Câu 1 (3 điểm) Thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ 1787 đến 1858? Câu 2 (5 điểm) Hãy trình bày khái quát cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ hai trong những năm 1882-1883? * Hướng dẫn chấm điểm đề số 3: A. Đáp án trắc nghiệm 01 02 03 04 05 06 07 08 a x x b x x x c x x d x B. Đáp án tự luận
- Câu 1 (3 điểm) Thực dân Pháp tìm cách can thiệp vào Việt Nam như thế nào từ năm 1787 đến năm 1858? Nội dung trả lời và tính điểm như sau: (Nội dung năm hoàn toàn trong bài 19 SGK Lịch sử lớp 11 chuẩn NXBGD 1997) Thực dân Pháp tìm cách can thiệp vào Việt Nam • Từ thế kỉ XVIII thực dân Pháp đã tìm cách can thiệp vào Việt Nam chúng âm mưu sử dụng các điều khoản tại hiệp ước Véc xai (1787) để đem quân vào Việt Nam hợp pháp nhưng vì nhiều lí do âm mưu trên Pháp chưa thực hiện được. (1 điểm) • Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, nên ráo riết xâm lược Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực Châu Á. (0,75 điểm) • Năm 1867 Napoleong II lập Hội đồng Nam kì để tìm cách can thiệp vào nước ta; tiếp sau đó đưa sứ thần vào Huế đòi được "tự do buôn bán và truyền đạo", ngay sau khi chiếm được Quảng Châu, thực dân Pháp chuẩn bị tấn công nước ta. (0,75 điểm) • Lấy cớ triều đình Huế không nhận Quốc thư và cho rằng đạo Thiên chúa bị triều đình khủng bố. Sáng ngày 1/9/1858 liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng (0,5 điểm) Câu 2 (3 điểm) Khái quát cuộc chiến của nhân dân Bắc Kì • Ngay từ đầu tháng 4 năm 1882, khi quân Pháp nổ súng đánh Bắc Kì nhân dân Bắc Kì đã anh dũng chống Pháp (0,75 điểm) •Ở Hà Nội quân và dân ta tự tay đốt các dẫy phố, tạo thành hàng rào lửa ngăn cản giặc khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành. Tổng đốc Hoàng Diệu đã đứng lên mặt thành chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm (1 điểm) • Dù thành Hà Nội rơi vào tay giặc nhưng các sĩ phu văn thân vẫn tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu như cuộc kháng chiến của Hoàng Tá Viêm, Trương Quảng Đảm nhân dân không bán lương thực cho Pháp. (1 điểm) • Nhiều đội nghĩa dũng thành lập ở các tỉnh (0,5 điểm) •Ở Nam Định, nhân dân đốt các dãy phố dọc sông Vị Hoàng tạo thành bức tường lửa ngăn cản giặc. (0,75 điểm) • Đặc biệt là trận Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883) đã làm cho quân Pháp bị đánh bại còn Rivie phải bỏ mạng. Chiến thắng Cầu Giấy đã thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc cùa nhân dân ta, đẩy quân Pháp vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết. (1 điểm) 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 số 4: * Phần đề thi: Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao? Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào? (4đ) Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật (giai đoạn 1944 – 1945). (4đ) Câu 3: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam? (2đ) * Hướng dẫn chấm điểm đề số 4: Câu 1: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất ra sao? Phong trào kháng chiến ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào? • Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất: • Âm mưu của Pháp: đánh chiếm Bắc Kì và toàn bộ Việt Nam. • Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị đánh chiếm Bắc Kì. • Pháp dựng lên vụ "Đuy-puy" ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy, Pháp đem quân ra đánh thành Hà Nội (20/11/1873) và sau đó chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (từ 23/11 đến 12/12/1873). • Cuộc kháng chiến của quân và dân ta trong những năm 1873 – 1874:
- • Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu đến người cuối cùng tại ô Quan Chưởng. • Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân sĩ chiến đấu và đã anh dũng hy sinh. • Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. • Trận Cầu Giấy (21/12/1873), Gácniê tử trận. Pháp lo sợ, tìm cách thương lượng với triều đình Huế. • Hiệp ước 15/3/1874 (Giáp Tuất) được kí, quân Pháp rút khỏi Bắc Kì, triều đình dâng sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật giai đoạn 1944 -1945. • Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: • CNPX Đức, Italia, Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống CNPX. • Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX. • Gây hậu quả và tổn thất nặng nề: Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá • CTTG thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới • Vai trò quyết định của Liên Xô và Đồng minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít Đức – Nhật giai đoạn 1944 – 1945: • Liên Xô: • Đầu năm 1944, sau 10 chiến dịch của cuộc tổng phản công, Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát biên giới Đức, mở mặt trận phía Đông và trực tiếp đánh bại hơn 1 triệu quân Đức ở Bec-lin. • Đánh bại đạo quân Quan Đông 70 vạn của Nhật Bản ở Mãn Châu 7/1945. • Đồng minh: • 6/1944, mở mặt trận thứ hai ở phía Tây, giải phóng Pháp và các nước Bỉ, Hà Lan, Lúc xăm bua. Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm và nhanh chóng thất bại. • Cuộc tấn công của Mĩ – Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á từ năm 1944, đặc biệt là việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật có tác dụng phá hủy lực lượng Nhật. Câu 3: Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam? • Đà Nẵng có cảng nước sâu => tàu chiến hoạt động dễ dàng. • Đà Nẵng gần kinh đô Huế (cách Huế 100km về phía Bắc), vì vậy dùng Đà Nẵng làm bàn đạp để tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. • Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo đạo Thiên chúa, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. • Hậu phương Quảng Nam giàu có và đông dân, Pháp sẽ thực hiện được âm mưu "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh".