Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Khối 11 - Đề 5 (Có đáp án)

Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?

    A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.

    B. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân

    C. Tăng cường nhận thức, thông tin

    D. Nâng cao hiểu biết của người dân

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam?

    A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

    B. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp.

    C. Nền xản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng.

    D. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn két, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển.

docx 7 trang Yến Phương 06/04/2023 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Khối 11 - Đề 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_giao_duc_cong_dan_khoi_11_de_5_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Giáo dục công dân Khối 11 - Đề 5 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 5 ĐỀ THI HỌC KỲ 2 Môn GDCD 11 Thời gian: 45 phút I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì? A. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số. B. Nâng cao hiệu quả đời sống nhân dân C. Tăng cường nhận thức, thông tin D. Nâng cao hiểu biết của người dân Câu 2: Ý nào dưới đây không phải đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam? A. Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. B. Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp. C. Nền xản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ, tạo ra năng suất lao động rất cao và ngày càng tăng. D. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn két, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Câu 3: Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội theo hình thức quá độ nào? A. Từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. B. Từ xã hội tiền tư bản lên chủ nghĩa xã hội. C. từ xã hội phong kiến lên chủ nghĩa xã hội. D. Từ xã hội chiếm hữu nô lệ lên chủ nghĩa xã hội. Câu 4: Trong quá trình khai thác tài nguyên chúng ta cần phải chú ý điều gì? A. Chỉ được khai thác những tài nguyên có thể phục hồi và tài nguyên vô tận. B. Chỉ nên dùng máy móc công suất nhỏ khi khai thác để tránh lãng phí. C. Khai thác nhưng vẫn phải bớt lại một phần để dự trữ. D. Áp dụng công nghệ hiện đại khi khai thác để tránh lãng phí và bảo vệ môi trường. Câu 5: Nhiệm vụ của giáo dục là gì? A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. B. Nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
  2. C. Phát triển quy mô giáo dục. D. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Câu 6: Là một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện chính dân số A. Thực hiện sinh con theo quy định. B. Nâng cao chất lượng dân số. C. Phân bố dân cư hợp lí. D. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí. Câu 7: Nước ta xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa do ai làm chủ? A. Do đảng cầm quyền làm chủ. B. Do nhân dân làm chủ. C. Do giai cấp thống trị làm chủ. D. Do tầng lớp trí thức làm chủ. Câu 8: Để đạt được mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường Nhà nước ta cần phải làm gì? A. Tăng cường công tác quản lí của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường. B. Dừng việc khai thác tài nguyên một thời gian. C. Tăng cường kiểm tra trữ lượng tài nguyên và tình hình môi trường. D. Yêu cầu người dân hạn chế sử dụng tài nguyên. Câu 9: Nhận xét nào sau đây không đúng về mục tiêu của chính sách việc làm? A. Mở rộng thị trường lao động. B. Đào tạo để tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề. C. Tập trung giải quyết việc làm ở thành thị, nông thôn. D. Xây dựng nhiều cơ sở sản xuất đề tạo việc làm. Câu 10: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào? A. Gắn lợi ích và quyền. B. Xử lí kịp thời những hành vi vi phạm. C. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ. D. Tài nguyên đưa vào sử dụng phải nộp thuế và trả tiền thuê. Câu 11: Chức năng giữ vai trò quyết định của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là: A. Trấn áp và xây dựng. B. Đảm bảo an ninh chính trị.
  3. C. Bạo lực và trấn áp. D. Tổ chức và xây dựng. Câu 12: Tại cuộc họp ở khóm A, mọi người dân trong khóm đã bàn bạc và quyết định mức đóng góp đề xây dựng nhà văn hóa của khóm. Đây là biểu hiện của hình thức dân chủ: A. Trực tiếp. B. Quyết định. C. Gián tiếp. D. Đại diện. Câu 13: Nội dung nào sau đây không thuộc mục tiêu để thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm? A. Sử dụng tiết kiệm nguồn vốn. B. Mở rộng thị trường lao động. C. Ra sức giải quyết việc làm. D. Phát triển nguồn nhân lực. Câu 14: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào? A. Thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn. B. Không thiếu việc làm. C. Thiếu việc làm trầm trọng ở thành thị. D. Thiếu việc làm ở cả thành thị lẫn nông thôn. Câu 15: Lĩnh vực nào dưới đây được hà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu? A. Kinh tế. B. Quốc phòng và an ninh. C. Bảo vệ môi trường. D. Giáo dục và đào tạo. Câu 16: H nhận được giấy báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nhưng H không thi hành nghĩa vụ quân sự. Nếu là bạn của H em sẽ: A. Khuyên H nên thực hiện nghĩa vụ của mình. B. Đăng kí đi nghĩa vụ thay H C. Khuyên H đi lo lót để khỏi bị phạt D. Đồng tình với việc làm của H Câu 17: Nếu phát hiện thấy nước sông, suối, hồ, giếng, mương . có màu hoặc bốc mùi lạ, em cần làm gì? A. Báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm ở địa phương. B. Không làm gì cả. C. Rủ bạn mình đến cùng xem. D. Lấy mẫu nước đó về để thử xem có độc không. Câu 18: Ý nào dưới đay là một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
  4. A. Xây dựng đội ngũ các nhà khoa học tài năng cho đất nước. B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. C. Thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. D. Phát triển kinh tế tri thức. Câu 19: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đến nay có mấy kiểu nhà nước? A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 20: Ý nào dưới đây là một trong những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam? A. Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. B. Là một xã hội lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo. C. Là một xã hội phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao. D. Là một xã hội mà con người làm theo năng lực hưởng theo lao động. Câu 21: Nhà nước pháp quyền là gì? A. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng kinh tế. B. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. C. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng chính trị. D. Là nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng đạo đức. Câu 22: Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang tính sâu sắc. A. Dân tộc và công nhân. B. Nhân dân và nông dân. C. Nhân dân và dân tộc. D. Công nhân và nhân dân. Câu 23: Hình thái xã hội bắt đầu có nhà nước là A. Phong kiến. B. Công xã nguyên thủy. C. Tư bản chủ nghĩa. D. Chiếm hữu nô lệ. Câu 24: Có nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là nói đến sự thể bản chất của? A. Nền dân chủ phong kiến. B. Nền dân chủ tư sản. C. Nền dân chủ trong xã hội nguyên thủy. D. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. II/ PHẦN TỰ LUẬN (4 Điểm)
  5. Câu 1: Trình bày mục tiêu, phương hướng và trách nhiệm của công trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, từ đó liên hệ thực tế bản thân? (2 điểm). Câu 2: Trình bày vai trò, vị trí, nhiệm vụ và phương hướng của chính sách GD& ĐT ? (2điểm). ĐÁP ÁN SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017 - 2018 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐÁP ÁN MÔN GDCD – 11 I/ Phần đáp án câu trắc nghiệm: CÂU 001 1 D 2 C 3 B 4 D 5 A 6 D 7 B 8 A 9 D 10 D 11 D 12 A 13 A 14 D 15 D 16 A 17 A 18 B 19 C 20 A
  6. 21 B 22 C 23 D 24 D II/ Phần đáp án tự luận: Câu 1: Mục tiêu, Phương hướng, Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. *Mục tiêu + Sử dụng hợp lý tài nguyên + Làm tốt công tác bảo vệ môi trường + Bảo tồn đa dạng sinh học + Từng bước nâng cao chất lượng môi trường * Phương hướng + Tăng cường công tác quản lí của nhà nước. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường cho người dân. + Coi trọng nghiên cứu KHCN, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực. + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cãi thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên. + Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. + Áp dụng khoa học hiện đại vào khai thác. * Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Tin tưởng, ủng hộ chính sách và pháp luật của Nhà nước về tài nguyên, môi trường. - Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường - Vận động mọi người cùng tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường. * Học sinh liên hệ thực tế bản thân. Câu 2: Chính sách Giáo dục và Đào tạo a. Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo. * Khái niệm GD&ĐT - Giáo dục: Chỉ sự bồi dưỡng, phát triển con người toàn diện ở bậc mẫu giáo đến phổ thông
  7. - Đào tạo: Chỉ sự bồi dưỡng, chuẩn bị nghề trong các trường chuyên nghiệp và trường nghề. * Nhiệm vụ của GD&ĐT - Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực + Tạo ra đội ngũ lao động + Tạo ra đội ngũ chuyên gia + Tạo ra đội ngũ nhà quản lý - Bồi dưỡng nhân tài * Vị trí của GD&ĐT: GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho sự phát triển vì: - Xây dựng XHCN con người được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. - Góp phần đào tạo, bồi dưỡng con người - Học vấn của nhân dân được nâng cao từ đó nắm bắt và sử dụng được KHCN. b. Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD & ĐT. - Mở rộng quy mô giáo dục - Ưu tiên đầu tư cho GD & ĐT - Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: huy động mọi nguồn lực vật chất và trí tuệ của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáp dục. - Tăng cường hợp tác quốc tế về GD&ĐT: vì để tiếp cận với giáo dục tiên tiến trên thế giới.