Đề thi học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)

Câu 5: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với hiđro dư ở nhiệt độ cao, có niken làm xúc tác thu được:

A. Isobutilen                     B. Isobutan                        C. Butan                            D. Pentan

Câu 6: Dùng nước brom phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. metan, toluen               B. etilen, stiren                 C. etilen, propilen            D. benzen, stiren

Câu 7: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch thuốc tím trong mọi điều kiện?

A. Toluen                          B. Stiren                            C. Benzen                          D. Hexen

Câu 8: Hidrocacbon thơm X có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 92,3%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức phân tử của X là:

A. C8H8                              B. C8H10                             C. C6H6                              D. C7H8

Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đkc) hidrocacbon Y thu được 17,92 lít CO2 (đkc). Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là:

A. CH≡CH                                                                     B. CH3-C≡CH

C. CH2 = CH-CH = CH2                                             D. CH3-CH2-C≡CH.

Câu 10: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C8H8. Biết 3,12g chất này phản ứng hết với dung dịch chứa 4,8g Br2 hoặc với tối đa 2,688 lít H2 (đkc). Hiđro  hóa X theo tỉ lệ mol 1:1 được hodrocacbon cùng loại. X có công thức cấu tạo là:

A. C6H4(CH3)2                  B. C6H5CH2CH3                C. C6H5CH=CH2               D. C6H5CH3

docx 3 trang Yến Phương 23/06/2023 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_hoa_hoc_lop_11_de_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Hóa học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn: Hóa Học Lớp 11 Thời gian: 45 phút (Khối lượng nguyên tử (đvC) các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S=32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80;I=127; Ag = 108; Ba = 137) Câu 1: Ứng với công thức C5H10 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo anken? A. 5 B. 4 C. 7 D. 3. Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. 2-metylbut-2-en. B. Buta-1,3-đien C. But-1-in D. But-2-en. Câu 3: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng với hiđro khi có niken xúc tác? A. Hexan. B. Toluen C. Stiren D. Benzen. Câu 4: Từ khí thiên nhiên người ta tổng hợp polibutađien là thành phần chính của cao su butađien theo sơ đồ: CH4 C2H2 C4H4 C4H6 polibutađien . Để tổng hợp 1 tấn polibutađien cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên chứa 95% khí metan, biết hiệu suất của cả quá trình sản xuất là 55%? A. 2865,993m3 B. 793,904m3 C. 3175,616m3 D. 960,624m3 Câu 5: Khi cho buta-1,3-đien tác dụng với hiđro dư ở nhiệt độ cao, có niken làm xúc tác thu được: A. Isobutilen B. Isobutan C. Butan D. Pentan Câu 6: Dùng nước brom phân biệt được cặp chất nào sau đây? A. metan, toluen B. etilen, stiren C. etilen, propilen D. benzen, stiren Câu 7: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch thuốc tím trong mọi điều kiện? A. Toluen B. Stiren C. Benzen D. Hexen Câu 8: Hidrocacbon thơm X có phần trăm khối lượng cacbon xấp xỉ 92,3%. X tác dụng được với dung dịch brom. Công thức phân tử của X là: A. C8H8 B. C8H10 C. C6H6 D. C7H8 Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đkc) hidrocacbon Y thu được 17,92 lít CO 2 (đkc). Y tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là: A. CH≡CH B. CH3-C≡CH C. CH2 = CH-CH = CH2 D. CH3-CH2-C≡CH. Câu 10: Một hợp chất hữu cơ X có công thức C 8H8. Biết 3,12g chất này phản ứng hết với dung dịch chứa 4,8g Br2 hoặc với tối đa 2,688 lít H2 (đkc). Hiđro hóa X theo tỉ lệ mol 1:1 được hodrocacbon cùng loại. X có công thức cấu tạo là: A. C6H4(CH3)2 B. C6H5CH2CH3 C. C6H5CH=CH2 D. C6H5CH3 Câu 11: Dẫn hỗn hợp 8,96 lít (đkc) gồm metan, etilen và axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 thu được 24g kết tủa, khí thoát ra dẫm qua dung dịch Br2 dư thấy bình tăng thêm 4,2g. Phần trăm thể tích khí metan trong hỗn hợp là: A. 37,5% B. 62,5% C. 25% D. 57,3% Câu 12: Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp X gồm axetilen, hidro và metan chưa phản ứng hết. Tỷ khối của X so với He bằng 2,22. Hiệu suất phản ứng trên là: A. 81,18% B. 80,18% C. 49,01% D. 40,09% Câu 13: Tên thay thế của (CH3)2CHCH2CH2OH là: A. 2-metylbutan-4-ol B. 2-metylbutan-1-ol C. 3-metylbutanol-1 D. 3-metylbutan- 1-ol Câu 14: Ancol etylic không tham gia phản ứng với:
  2. A. Na B. Cu(OH)2 C. HBr có xúc tác D. CuO, đun nóng. Câu 15: Chất nào có thể phản ứng được với Na, dung dịch NaOH và dung dịch HBr? A. CH3OC6H4CH2OH B. HOC6H4COOH C. HOC6H4OH D. HOC6H4CH2OH Câu 16: Nhận xét nào sau đây sai về phenol? A. Phenol là hợp chất hữu cơ có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. B. Phenol dễ phản ứng thế với dung dịch brom do phân tử có nhóm –OH ảnh hưởng đến vòng benzen. C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh, tan được trong dung dịch kiềm do có phản ứng với kiềm. D. Dung dịch phenol trong nước làm quì tím hóa đỏ do nó là axit. Câu 17: Từ 2 tấn tinh bột có chứa 5% chất xơ (không bị biến đổi) có thể sản xuất bao nhiêu lít etanol tinh khiết, biết khối lượng riêng của etanol là 0,8g/ml và hiệu suất chung của cả quá trình sản xuất là 75%? A. 1011,6 lít B. 1348,77 lít C. 505,8 lít D. 674,4 lít Câu 18: Cho hỗn hợp m gam gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 6,72 lít H 2 (đkc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch Br2 vừa đủ thu được 39,72gam kết tủa trắng. Giá trị của m là: A. 36,63gam B. 29,52gam C. 33,36gam D. 15,72gam Câu 19: Cho 20,3 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol đơn chức tác dụng Na dư thu được 5,04 lít khí (đkc). Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 0,05 mol Cu(OH) 2. Công thức ancol là: A. C4H9OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. CH3OH Câu 20: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO thu được hỗn hợp lỏng X gồm anđehit, H 2O và ancol dư. Phân tử khối trung bình của hỗn hợp X bằng 40. Hiệu suất phản ứng oxi hóa etanol là: A. 35% B. 40% C. 60% D. 25% Câu 21: Công thức của anđehit no, đơn chức, mạch hở là: A. CnH2nO2, n 1 B. CnH2n-2O2, n 2 C. CnH2nO, n 2 D. CnH2nO, n 1 Câu 22: Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O. X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra bạc kết tủa. Khi X tác dụng với hidro tạo thành Y. Đun Y với H2SO4 đặc sinh ra anken mạch không nhánh. Tên của X là: A. Butan-2-on B. Anđehit isobutyric. C. 2-metylpropanal D. Butanal Câu 23: X có công thức phân tử là C3H6O2, có khả năng phản ứng với Na và tham gia được phản ứng tráng gương. Hidro hóa X thu được Y, Y có khả năng hòa tan được Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam đặc trưng. Công thức cấu tạo của X là: A. CH2OHCH2CHO B. CH3CH3COOH C. CH3CHOHCHO D. CH3COCH2OH Câu 24: Câu nhận xét nào sau đây không đúng? A. Anđehit bị hidro khử tạo thành ancol bậc 1 B. Anđehit bị dung dịch AgNO3/NH3 oxi hóa tạo thành muối của axit cacboxylic. C. Dung dịch fomon là dung dịch bão hòa của anđehit fomic có nồng độ trong khoảng từ 37% -40%. D. 1 mol anđehit đơn chức bất kỳ phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được 2 mol Ag. Câu 25: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit cacboxylic?
  3. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 26: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. Anđehit axetic. B. Etanol C. Axit axetic D. Đimetyl ete Câu 27: Để trung hòa 300gam dung dịch 7,4% của một axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Công thức phân tử của X là: A. C3H4O2 B. C3H6O2 C. C3H4O D. C4H8O Câu 28: Đun nóng 12gam axit axetic với 12gam ancol etylic trong môi trường axit, hiệu suất phản ứng 75%. Khối lượng este thu được là: A. 12,3gam B. 17,6gam C. 13,2gam D. 17,2gam Câu 29: Phương pháp nào hiện đại nhất để sản xuất axit axetic? A. Oxi hóa butan B. Cho metanol tác dụng với cacbon oxit. C. Lên men giấm D. Oxi hóa anđehit axetic. Câu 30: Cho các chất sau lần lượt phản ứng với nhau từng đôi một (điều kiện có đủ): Na, NaOH, C2H5OH, CH2=CHCOOH, C6H5OH. Hỏi có tối đa bao nhiêu phản ứng xảy ra? A. 6 B. 4 C. 5 D. 7