Đề thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)

Câu 1: Cơ tim hoạt động không theo tính chất nào sau đây:

A. Co dãn mang tính chu kì

B. Có khả năng hoạt động tự động

C. Hoạt động tuân theo qui luật “ tất cả hoặc không có gì”

D. Co rút liên tục, không nghỉ ngơi

Câu 2: Điều chứng minh hô hấp cần thiết cho quang hợp là:

A. Năng lượng ATP của hô hấp tạo ra cần cho quang hợp

B. Hô hấp sử dụng sản phẩm của quang hợp

C. ATP và NADH được tạo ra trong giai đoạn đường phân cần cho quang hợp

D. Sản phẩm của hô hấp là CO2 và H2O cần cho quang hợp

Câu 3: Ý nghĩa sinh học của sự hình thành amít

A. Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất và là nguồn NH3 dự trữ cho các quá trình tổng hợp axit amin

B. Giải độc NH3 bằng cách loại bỏ NH3­ ra khỏi tế bào

C. Dự trữ nguồn nitơ trong cây dưới dạng NO3-.

D. Tạo nguồn NH3 dự trữ cho quá trình tổng hợp axit nucleic

doc 5 trang Yến Phương 03/07/2023 1380
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_11_de_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học Lớp 11 - Đề 8 (Có đáp án)

  1. Đề thi Học kì 2 Sinh học 11 có đáp án - Đề 8 I. TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Câu 1: Cơ tim hoạt động không theo tính chất nào sau đây: A. Co dãn mang tính chu kì B. Có khả năng hoạt động tự động C. Hoạt động tuân theo qui luật “ tất cả hoặc không có gì” D. Co rút liên tục, không nghỉ ngơi Câu 2: Điều chứng minh hô hấp cần thiết cho quang hợp là: A. Năng lượng ATP của hô hấp tạo ra cần cho quang hợp B. Hô hấp sử dụng sản phẩm của quang hợp C. ATP và NADH được tạo ra trong giai đoạn đường phân cần cho quang hợp D. Sản phẩm của hô hấp là CO2 và H2O cần cho quang hợp Câu 3: Ý nghĩa sinh học của sự hình thành amít A. Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất và là nguồn NH3 dự trữ cho các quá trình tổng hợp axit amin B. Giải độc NH3 bằng cách loại bỏ NH3 ra khỏi tế bào - C. Dự trữ nguồn nitơ trong cây dưới dạng NO3 . D. Tạo nguồn NH3 dự trữ cho quá trình tổng hợp axit nucleic Câu 4: Hoạt động hướng động của thực vật có đặc điểm là: A. Luôn hướng về phía tác dụng của trọng lực B. Diễn ra chậm C. Luôn tránh xa các tác nhân kích thích D. Luôn hướng về phía tác nhân kích thích Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim ?
  2. A. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú B. Lưỡng cư, bò sát, thú C. Lưỡng cư, thú D. Cá xương, chim, thú Câu 6: Chu trình CAM là phản ứng thích nghi sinh lý của thực vật mọng nước đối với môi trường khô hạn ở sa mạc vì: A. Có giai đoạn cố định CO2 thực hiện vào ban đêm B. Có sự tạo thành axit malic C. Có sự tạo thành axit ôxalô axêtic D. Có giai đoạn tái cố định CO2 thực hiện vào ban đêm Câu 7: Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là: A. Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần B. Do sản phẩm hô hấp hiếu khí là chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O C. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể D. Hô hấp hiếu khí trong điều kiện có O2 còn lên men thì trong điều kiện không có O2 Câu 8: Ruột tịt phát triển nhất ở nhóm động vật nào sau đây? A. Động vật ăn thực vật nhai lại B. Động vật ăn tạp C. Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn D. Gia cầm Câu 9: Trong thực tế, khi ngâm ủ hạt giống, người ta thường trộn đảo hạt. Ý nghĩa của việc làm trên là: A. Làm tăng tính thấm khí của hạt B. Để tăng lượng O2 và tránh tích tụ CO2 trong môi trường ủ C. Kích thích hạt ra rễ
  3. D. Làm nhanh quá trình thấm nước vào hạt Câu 10: Đặc điểm nào sau đây của thực vật C4 giúp nó có năng suất quang hợp cao hơn thực vật C3? A. Không có hô hấp sáng B. Tận dụng được ánh sáng cao C. Có nhu cầu nước thấp D. Tận dụng được nồng độ CO2 Câu 11: Lớp động vật nào sau đây có cấu tạo cơ quan hô hấp khác hẳn với các lớp động vật còn lại. A. Chim B. Cá C. Bò sát D. Thú Câu 12: Lọai nhân tố nào sau đây chi phối tính hướng sáng dương của cây? A. Chất kích thích sinh trưởng giberelin B. Tác động của các chất kích thích sinh trưởng C. Chất kích thích sinh trưởng auxin D. Tác động của các chất kìm hãm sinh trưởng II. TỰ LUẬN: ( 6 điểm) Câu 1: (3 điểm) Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp. Vì sao nói, quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên trái đất ? Những cây lá có màu đỏ có quang hợp không ? Vì sao? Câu 2: ( 2 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật? Câu 3: ( 1 điểm) Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?
  4. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm): Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu Đ.án 1 D 2 A 3 A 4 B 5 D 6 A 7 D 8 C 9 B 10 A 11 B 12 C II. TỰ LUẬN ( 6 điểm): Câu 1: (3 điểm) - Đặc điểm hình thái: (0.5 điểm) + Diện tích bề mặt lớn -> hấp thụ nhiều ánh sáng + Biểu bì có nhiều khí khổng -> nhiều CO2 khuyếch tán vào - Đặc điểm giải phẫu: ( 1 điểm) Lớp cutin -> Biểu bì -> Mô giậu -> Hệ gân -> Mô xốp -> Mô khuyết -> Biểu bì -> Lớp cutin Nhấn mạnh: + Biểu bì : chứa nhiều khí khổng, thực hiện quá trình thoát hơi nước, lấy CO2 + Mô giậu, mô xốp : chứa nhiều diệp lục, thực hiện quá trình hấp thụ ánh sáng -> QH + Mô khuyết: tạo thuận lợi cho qua trình thoát hơi nước + lấy CO2 + Hệ gân: gồm mạch gỗ và mạch rây, cung cấp đầy đủ nước , muối khoáng cho QH
  5. -QH giúp: + Điều hoà không khí + Cung cấp thức ăn cho sinh giới + Tích luỹ năng lượng, duy trì sự sống cho sinh giới + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh cho con người → QH quyết định sự sống trên trái đất (1 điểm) - Lá màu đỏ -> cây vẫn quang hợp được vì lá cây có màu đỏ là do hệ sắc tố phụ lấn át diệp lục nên biểu hiện màu đỏ ra bên ngoài. Những cây này vẫn có diệp lục nên vẫn quang hợp được (0.5 điểm) Câu 2 ( 2điểm): Sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hoá của thú ăn thịt và thú ăn thực vật là: Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật -Răng cửa hình nêm -Răng cửa to, bản bằng ( hàm trên chỉ có tấm sừng) Răng (0.5 điểm) -Răng nanh giống răng cửa -Răng nanh nhọn -Răng hàm có nhiều gờ -Răng hàm nhỏ, nhọn, sắc Động vật nhai lại, dạ dày có 4 ngăn -Dạ cỏ Dạ dày ( 0.5 điểm) Dạ dày đơn, to -Dạ tổ ong -Dạ lá sách -Dạ múi khế Ruột non ( 0.5 điểm) Ruột non ngắn Ruột non dài Manh tràng ( 0.5 điểm) Manh tràng nhỏ ( Ruột tịt ) Manh tràng lớn Câu 3 (1 điểm): Ống tiêu hoá của tất cả các loài động vật có xương sống đều không sản xuất ra xenlulaza nên không tiêu hoá được vách xenlulozo của tế bào thực vật. Vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ và manh tràng có khả năng tiết ra xenlulaza. Enzim này sẽ tiêu hoá xenlulozo thành các axit béo và tiêu hoá các chất hữu cơ khác trong tế bào thực vật thành chất dinh dưỡng đơn giản. Các axit béo và các chất dinh dưỡng đơn giản là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho động vật nhai lại và vi sinh vật. Ngoài ra, vi sinh vật cộng sinh từ dạ cỏ xuống dạ múi khế vào ruột. Tại đây chúng sẽ bị tiêu hoá và trở thành nguồn cung cấp protein quan trọng cho động vật nhai lại