Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)

Câu 1. Tirôxin được sản sinh ra ở

   A. tuyến giáp.            B. tuyến yên.                C. tuyến thượng thận.               D. tinh hoàn.

Câu 2. Hoocmôn nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở ngư­ời?

   A. ơstrôgen, ecđisơn.                                       B. ơstrôgen, testôterôn.

   C. Tirôxin, ơstrôgen.                                       D. Tirôxin, testôterôn.

Câu 3. Hạt do

   A. bầu nhụy phát triển thành.                          B. vòi nhụy phát triển thành.

   C. noãn đã thụ tinh phát triển thành.              D. phôi  nhũ phát triển thành.

Câu 4. Cơ sở sinh học của sinh sản hữu tính là:

  A. Giảm phân, phân chia.                                B. Thụ tinh, nguyên phân.

  C. Giảm phân, thụ tinh.                                   D. Giảm phân, thụ tinh, nguyên phân.

Câu 5. Tác dụng nào không phải của auxin?

  A. Kích thích cành giâm ra rễ.                        B. Kích thích nguyên phân.

   C. Thúc quả chóng chín.                                 D. Kích thích sinh trưởng giãn dài của tế bào.

docx 7 trang Yến Phương 03/07/2023 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_de_6_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Đề 6 (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ II ĐỀ 6 Môn Sinh Học Lớp 11 Thời gian: 45 phút I. phần trắc nghiệm (Chung cho tất cả học sinh) Câu 1. Tirôxin được sản sinh ra ở A. tuyến giáp. B. tuyến yên. C. tuyến thượng thận. D. tinh hoàn. Câu 2. Hoocmôn nào kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh vào giai đoạn dậy thì ở người? A. ơstrôgen, ecđisơn. B. ơstrôgen, testôterôn. C. Tirôxin, ơstrôgen. D. Tirôxin, testôterôn. Câu 3. Hạt do A. bầu nhụy phát triển thành. B. vòi nhụy phát triển thành. C. noãn đã thụ tinh phát triển thành. D. phôi nhũ phát triển thành. Câu 4. Cơ sở sinh học của sinh sản hữu tính là: A. Giảm phân, phân chia. B. Thụ tinh, nguyên phân. C. Giảm phân, thụ tinh. D. Giảm phân, thụ tinh, nguyên phân. Câu 5. Tác dụng nào không phải của auxin? A. Kích thích cành giâm ra rễ. B. Kích thích nguyên phân. C. Thúc quả chóng chín. D. Kích thích sinh trưởng giãn dài của tế bào. Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc ấp trứng ở hầu hết các loài chim là A. bảo vệ trứng khỏi sự tấn công của động vật khác. B. đảm bảo nhiệt độ thích hợp để phôi phát triển. C. không cho trứng tiếp xúc với ánh sáng. D. tăng sự gắn kết giữa chim bố và chim mẹ. Câu 7. Hoocmôn thúc quả xanh chóng chín ở cây dứa là A. êtilen. B. giberelin. C. axit abxixic. D. auxin.
  2. Câu 8. Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính? A. Bộ NST của loài không thay đổi. B. Có cơ chế nguyên phân. C. Có cơ chế giảm phân và thụ tinh. D. Kiểu gen của thế hệ sau giống thế hệ trước. Câu 9. Phát biểu nào đúng? A. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngắn ngày. B. Hướng dương, lúa mì, cà rốt, cà phê, cà tím, cà chua, đại mạch, sen cạn là những cây trung tính. C. Những loài cây chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ. ngày (điều kiện ngày ngắn) gọi là cây ngày dài. D. Những loài cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn (thời gian chiếu sáng ít hơn hoặc bằng hoặc hơn 12 giờ. ngày) gọi là cây trung tính. Câu 10. Mối quan hệ giữa 2 dạng phitôcrôm Pđ và Pđx là: A. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của ánh sáng. B. hai dạng chuyển hoá lẫn nhau do tác động của nhiệt độ. C. hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau. D. chỉ Pđx chuyển hoá thành Pđ do tác động của ánh sáng. Câu 11. Giao phấn là hiện tượng A. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu nhụy của cùng 1 hoa. B. hạt phấn của hoa này rơi vào đầu nhụy của hoa khác. C. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác. D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống đầu nhụy của cùng 1 hoa. Câu 12. ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép? A. Tạo 2 phôi trong cùng 1 hạt. B. Hình thành nội nhũ tam bội. C. Hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển. D. Tiết kiệm vật liệu di truyền. Câu 13. Đặc điểm nào không đúng với sinh trưởng thứ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
  3. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). D. Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm. Câu 14. Bằng cách nào thực vật nhận biết được các mùa trong năm? A. Qua cảm nhận quang chu kì. B. Qua cảm nhận nhiệt độ. C. Qua độ dài chiếu sáng trong ngày. D. Qua đồng hồ sinh học. Câu 15. Đặc điểm nào không đúng khi nói về ưu điểm của sinh sản vô tính? A. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. B. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về đặc điểm di truyền. C. Con giữ được các đặc tính của mẹ. D. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. Câu 16. Tự thụ phấn là hiện tượng A. hạt phấn của cây này rơi vào đầu nhụy hoa của cây khác. B. hạt phấn chuyển từ vòi nhụy xuống bầu nhụy của cùng 1 hoa. C. hạt phấn chuyển từ đầu nhị của hoa này xuống vòi nhụy hoa khác cùng cây. D. hạt phấn chuyển từ đầu nhị xuống vòi nhụy của cùng 1 hoa hoặc của hoa khác cùng cây. Câu 17. Cơ sở sinh học của sinh sản vô tính là: A. Giảm phân, thụ tinh. B. Giảm phân. C. Thụ tinh. D. Nguyên phân. Câu 18. Bào tử thường nằm ở A. mép lá. B. mặt dưới của lá cây. C. mặt trên của lá cây. D. thân cây. Câu 19. Phát biểu nào đúng? A. Phát triển không qua biến thái khác với phát triển qua biến thái ở chỗ không có giai đoạn con non. B. Phát triển không qua biến thái có ở đa số động vật có xương sống và nhiều loài động vật không xương sống. C. Phát triển của châu chấu là một ví dụ điển hình về phát triển qua biến thái hoàn toàn.
  4. D. Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng, lưỡng cư và bò sát. Câu 20. Đặc điểm nào không phải của các tế bào mô phân sinh? A. Tế bào chất chứa nhiều không bào lớn. B. Tế bào non. C. Tế bào chưa phân hóa. D. Chất tế bào đặc. Câu 21. Tia tử ngoại có tác dụng A. đẩy nhanh quá trình phân bào. B. giúp chuyển hoá tiền vitamin D thành vitamin D. C. đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục. D. chuyển hoá canxi thành xương. Câu 22. Hiện tượng thạch sùng đứt đuôi sau đó lại mọc đuôi mới A. là hình thức sinh sản vô tính kiểu phân đôi. B. là hình thức sinh sản vô tính kiểu nảy chồi. C. không phải là một hình thức sinh sản. D. là hình thức sinh sản vô tính kiểu trinh sinh. Câu 23. Vì sao không sử dụng auxin nhân tạo đối với nông phẩm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn? A. Vì không có enzim phân giải nên auxin tích lũy trong nông phẩm sẽ độc hại cho con người. B. Vì auxin làm giảm năng suất của cây lấy lá, lấy thân và cây lấy quả. C. Vì giá thành của auxin cao do việc sản xuất auxin nhân tạo rất khó khăn. D. Vì auxin không có tác dụng tăng năng suất đối với cây lấy lá và cây lấy củ. II. phần tự luận A. Phần dành cho học sinh học chương trình cơ bản Câu 1. Trình bày nguồn gốc của hạt và quả. Vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người. Câu 2. So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? B. Phần dành cho học sinh học chương trình nâng cao Câu 1. Nêu cơ sở khoa học, phương pháp tiến hành và ưu điểm nổi bật của phương pháp nuôi cấy mô. Câu 2. So sánh quá trình hình thành hạt phấn và quá trình hình thành túi phôi.
  5. ___ Hết ___
  6. ĐÁP ÁN 01 18 02 19 03 20 04 21 05 22 06 23 07 08 09 10 11 12
  7. 13 14 15 16 17