Đề thi khảo sát chất lượng Vật lí Lớp 11 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

Câu 8: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ 
chuyển động 
A. theo một quỹ đạo bất kỳ. 
B. dọc theo đường sức điện và ngược chiều với đường sức 
C. dọc theo đường sức điện và cùng chiều với đường sức. 
D. vuông góc với đường sức điện. 
Câu 9: Tìm câu sai về đường sức của điện trường tĩnh: 
A. qua một điểm chỉ vẽ được một đường sức 
B. xuất phát từ điện tích âm , kết thúc ở điện tích dương 
C. nơi nào có mật độ đường sức dày thì điện trường mạnh và ngược lại 
D. là những đường cong hở, có điểm xuất phát và kết thúc 
Câu 10: Theo thuyết êlectron thì 
A. vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương, vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích 
âm. 
B. vật nhiễm điện dương là vật chỉ có proton, vật nhiễm điện âm là vật chỉ có êlectron. 
C. vật nhiễm điện dương hay âm là do số êlectron trong nguyên tử nhiều hay ít. 
D. vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron, vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
pdf 5 trang Phan Bảo Khanh 09/08/2023 1260
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng Vật lí Lớp 11 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_vat_li_lop_11_lan_1_nam_hoc_2021.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng Vật lí Lớp 11 (Lần 1) - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ MÔN VẬT LÍ – KHỐI 11 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Lấy g =10m/s2 Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi bị nhiễm điện do tiếp xúc, electron dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện. B. Khi bị nhiễm điện do tiếp xúc, electron dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện. C. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi. D. Khi bị nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện Câu 2: Công của dòng điện có đơn vị là: A. kWh B. J/s C. W D. kVA Câu 3: Tính công lực điện trường đã thực hiện khi điện tích q= 5.10-8C dịch chuyển trong điện trường từ điểm có điện thế V1= 100V đến điểm có điện thế V2= 200V? A. 5.10-6J B. 15.10-6J C. -15.10-6J D. -5.10-6J Câu 4: Câu nào nói về cường độ điện trường E không đúng? A. là đại lượng vecto B. có đơn vị là V/m C. có chiều ngược chiều đường sức điện trường D. cho biết độ mạnh yếu của điện trường về mặt tác dụng lực tại mỗi điểm Câu 5: Tại điểm M trong điện trường đều có cường độ E = 4000 V/m, đặt điện tích q = 1μC, lực điện tác dụng lên điện tích đó là: A. 0,004N B. 2000N C. 4000N D. 0,002N Câu 6: Điện trường đều là điện trường có A. véctơ E tại mọi điểm đều bằng nhau B. độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi C. chỉ độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau D. chiều của vectơ cường độ điện trường không đổi còn độ lớn thay đổi Câu 7: Chọn công thức đúng liên hệ giữa ba đại lượng Q,U,C của tụ điện C C U A. Q =U.C B. U = C. Q = D. C = Q U Q Câu 8: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ chuyển động A. theo một quỹ đạo bất kỳ. B. dọc theo đường sức điện và ngược chiều với đường sức C. dọc theo đường sức điện và cùng chiều với đường sức. D. vuông góc với đường sức điện. Câu 9: Tìm câu sai về đường sức của điện trường tĩnh: A. qua một điểm chỉ vẽ được một đường sức B. xuất phát từ điện tích âm , kết thúc ở điện tích dương C. nơi nào có mật độ đường sức dày thì điện trường mạnh và ngược lại D. là những đường cong hở, có điểm xuất phát và kết thúc Câu 10: Theo thuyết êlectron thì A. vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương, vật nhiễm điện âm là vật chỉ có điện tích âm. B. vật nhiễm điện dương là vật chỉ có proton, vật nhiễm điện âm là vật chỉ có êlectron. C. vật nhiễm điện dương hay âm là do số êlectron trong nguyên tử nhiều hay ít. D. vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron, vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. Câu 11: Công của lực điện trường tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ
  2. A. phụ thuộc vào dạng quỹ đạo. B. chỉ phụ thuộc vào vị trí M. C. phụ thuộc vào vị trí các điểm M và N. D. càng lớn nếu đoạn đường đi càng lớn Câu 12: Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 4cm là A. 2,5.103V/m B. 5625V/m C. 3.104V/m D. 5,625.105V/m Câu 13: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không? A. là lực hút khi hai điện tích trái dấu B. có phương là đường thẳng nối hai điện tích C. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích D. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích -6 -6 Câu 14: Hai điện tích q1 = -10 C; q2 = 10 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 40cm trong không khí. Cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm M của AB là A. 4,5.106V/m B. 4,5.105V/m C. 0 D. 2,25.105V/m Câu 15: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng họat động? A. Bóng đèn dây tóc. B. Quạt điện. C. Ac-quy đang được nạp điện. D. Ấm điện. Câu 16: Một bóng đèn ghi 6 V –6 W khi đèn sáng bình thường điện trở đèn có giá trị là: A. 3 Ω B. 6 Ω C. 12 Ω D. 9 Ω Câu 17: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: A. công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương B. thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy C. thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó D. thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương Câu 18: Trên một công tơ điện ghi “220V- 5A -50Hz - 2500vòng/kWh”. Bạn Vũ dùng đồng hồ đeo tay đo trong 5 phút thấy đĩa quay của đồng hồ quay được 5 vòng. Như vậy, điện năng tiêu thụ trong 5 phút đó là: A. 72J B. 7200J C. 200Wh. D. 0,2kWh Câu 19: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau một lực là 42 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ: A. hút nhau bằng một lực 20N. B. hút nhau bằng một lực 88,2N. C. đẩy nhau bằng một lực 88,2N. D. đẩy nhau bằng một lực 20N. Câu 20: Trong các giá trị sau, giá trị nào có thể là điện tích của một điện tích điểm? A. 1,6.10-20 B. C. 3,2.10-21 C. C. 3,1.10-15 C. D. 10-19 C. Câu 21: Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 10 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 106 V/m là A. 1 mJ. B. 1 J. C. 0 J. D. 1000 J. Câu 22: Chọn phát biểu sai về tụ điện A. Tụ điện dùng để chứa điện tích. Nó có nhiệm vụ tích điện và phóng điện trong mạch điện B. Tụ địên là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau C. Tụ điện thường được dùng như một nguồn điện cho các mạch điện ,nhằm duy trì dòng điện một chiều hoặc xoay chiều D. Tụ điện là một dụng cụ được dùng phổ biến trong các mạch điện xoay chiều và các mạch vô tuyến điện Câu 23: Chọn câu trả lời đúng. Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực F0 khi đặt cách nhau 4 cm Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách nhau 1cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là : A. 16F0 B. F0/4 C. 4F0 D. F0 /16 Câu 24: Điều kiện để có dòng điện là: A. Chỉ cần có một hiệu điện thế. B. Chỉ cần có các vật dẫn nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín. C. Chỉ cần có nguồn điện. D. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
  3. Câu 25: Điện trở R1 mắc vào hiệu điện thế 6 V thì công suất tiêu thụ là P. Khi mắc điện trở R2 vào hiệu điện thế 8 V thì công suất tiêu thụ cũng là P. Nếu mắc R1 nối tiếp với R2 mà muốn công suất tiêu thụ vẫn là P thì phải mắc chúng vào hiệu điện thế A. 10 V. B. 6 V. C. 28 V. D. 14 V. Câu 26: Quả cầu mang điện có khối lượng 0,4g treo trên sợi dây mảnh được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E=2000V/m, khi đó dây treo bị lệch một góc 450 so với phương thẳng đứng, lấy g=10m/s2. Điện tích của quả cầu có độ lớn bằng A. 2.10-3 C B. 2.10-6 C C. 10- 6 C D. 106 C Câu 27: Cho năm điện tích q1 = q2 = -q3 = q4 = q5 = q được đặt trên cùng một đường thẳng sao cho hai điện tích liền nhau cách nhau một đoạn a Theo thứ tự từ trái qua phải là q1; q2; q3; q4; q5 Xác định lực tác dụng vào điện tích q5? 36q2 205q2 133q2 A. Fk B. F 0 C. Fk D. Fk 5 5a2 5 5 144a2 5 144a2 Câu 28: Hai tấm kim loại cùng chiều dài l đặt song song cách nhau khoảng d. Điện tích của hai tấm kim loại có cùng độ lớn nhưng trái dấu, hiệu điện thế của 2 tấm kim loại là U = 200V. Một điện tích q = 1µC -10 có khối lượng m= 10 kg, được phóng vào khoảng không gian giữa hai tấm kim loại với vận tốc v0 = 1km/s, theo phương song song với hai tấm kim loại tại điểm chính giữa hai tấm kim loại. Điện tích ra 3d khỏi khoảng không gian giữa hai tấm kim loại tại điểm cách một tấm kim loại khoảng . Bỏ qua tác 4 dụng của trọng lực. Tốc độ của điện tích khi vừa ra khỏi khoảng không gian giữa hai tấm kim loại là A. 1224,7 m/s B. 1000 2 m/s C. 1000 m/s D. 1000 3 m/s Câu 29: Trong không khí có bốn điểm thẳng hàng theo thứ tự O, M, I, N sao cho MI = IN . Khi tại O đặt điện tích điểm q1 = q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là: 9E và E. Hỏi khi đặt điện tích q2 = 2q tại I thì độ lớn cường độ điện trường tại N bằng bao nhiêu? A. 9E B. 18E C. 45E D. 36E 9 9 Câu 30: Hai điện tích điểm q1 = 10 C và q2 = 4.10 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau 15 cm. Biết cường độ điện trường tổng hợp tại C bằng không. Nếu giữ yên điện tích q1 tại A, đồng thời di chuyển điện tích q2 đến C thì cường độ điện trường tổng hợp do hai điện tích gây ra tại B là A. 5000 V/m B. 4500 V/m C. 4000 V/m D. 5500 V/m Câu 31: Nửa đường tròn đường kính AB=40cm nằm trong vùng không gian có điện trường đều. C, D là hai điểm thuộc nửa đường tròn sao cho A,C,D, B theo thứ tự chia nửa đường tròn thành 3 cung bằng nhau. Tính công lực điện trường đã thực hiện khi điện tích q= 2.10-8C dịch chuyển trên đường tròn từ D   đến A? Biết E = 4.104V/m và Ecùng phương cùng chiều với AB ? A. 1,6.10-4J B. -1,6.10-4J C. 2,4.10-4J D. - 2,4.10-4J -8 -7 Câu 32: Hai điệm tích điểm q1=2.10 C; q2= -1,8.10 C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 12cm trong không khí. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí, dấu và độ lớn của q3 để hệ 3 điện tích q1, q2, q3 cân bằng? -8 -8 A. q3= - 4,5.10 C; CA= 6cm; CB=18cm B. q3= 4,5.10 C; CA= 6cm; CB=18cm -8 -8 C. q3= - 4,5.10 C; CA= 3cm; CB=9cm D. q3= 4,5.10 C; CA= 3cm; CB=9cm Câu 33: Bình nước năng lượng mặt trời hấp thụ năng lượng mặt trời chuyển hóa thành nội năng. Hiệu suất chuyển hóa quang- nhiệt của loại bình này là 50%. Biết rằng năng lượng mặt trời tới bình trong một giờ trong ngày quang mây là 5,25.106J, thời gian hấp thụ năng lượng trong một ngày là 8h. mỗi bình ban đầu chứa 125 lít nước ở 200C, nhiệt dung riêng của nước là 4,2.103 J/kg.K. hỏi sau 1 ngày thì nhiệt độ của nước trong bình là bao nhiêu? A. 800C B. 400C C. 600C D. 690C Câu 34: Bốn quả cầu kim loại kích thước giống nhau mang điện tích + 2μC, -25.10-7C, - 6 μC, + 7,5.10-6C. Cho 4 quả cầu đồng thời tiếp xúc nhau sau đó tách chúng ra. Tìm điện tích mỗi quả cầu? A. 0,25 μC B. - 1,5 μC C. -0,25 μC D. 1,5 μC Câu 35: Một quả cầu nhỏ mang điện tích đang được cân bằng trong điện trường E do tác dụng của trọng lực và lực điện trường. Đột ngột giảm độ lớn điện trường đi còn 3E/4 nhưng vẫn giữ nguyên phương và
  4. chiều của đường sức điện. Tính thời gian để quả cầu di chuyển được 5cm trong điện trường. Lấy g =10m/s2 A. 0, 23s B. 0,14s C. 0,28s D. 0,16s Câu 36: Hai điện tích q1 = q2= 1nF đặt tại A và B trong không khí, biết AB = 10 cm. Tại M trên đường trung trực của AB thì EM có giá trị cực đại. Giá trị cực đại đó là A. 2771,28 V/m B. 28800 V/m C. 5542,56 V/m D. 14400 V/m Câu 37: Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng được treo trong không khí bằng hai sợi dây nhẹ cùng chiều dài ℓ = 1 m vào cùng một điểm. Khi hai quả cầu nhiễm điện giống nhau, chúng đẩy nhau và cách nhau một khoảng d = 8cm. Nhúng hệ thống vào một môi trường cách điện có hằng số điện môi ε = 125, tính khoảng cách giữa hai quả cầu khi hệ cân bằng trở lại? Bỏ qua lực đẩy Acsimet. A. 1 cm. B. 10 cm. C. 6,4 cm. D. 1,6 cm. Câu 38: Một bộ acquy có suất điện động 6 V có dung lượng là 15 Ah. Tính điện năng dự trữ trong acquy A. 162 kJ B. 324 kJ C. 489 kJ D. 648 kJ Câu 39: Cho hai bản kim loại phẳng có độ dài l=5cm đặt nằm ngang, song song, cách nhau một khoảng d =2cm. Giữa hai bản kim loại có một hiệu điện thế U=910V. Một electron bay theo phương nằm ngang 4 vào giữa hai bản với vận tốc ban đầu v0= 5.10 km/s. Tính độ lệch của electron khỏi phương ban đầu khi nó vừa ra khỏi hai bản kim loại. Coi điện trường giữa hai bản kim loại là đều và bỏ qua tác dụng của trọng lực. A. 0,8 cm. B. 1 cm. C. 0,4 cm. D. 0,5 cm. Câu 40: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế vào cường độ dòng điện của dây dẫn R1 (nét đậm) và dây dẫn R2 (nét mảnh) được cho như hình vẽ. Cho hai dây dẫn này mắc song song với nhau rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 220 V thì công suất tỏa nhiệt của đoạn mạch là: A. 363 W B. 80,67 KW C. 1,65 KW D. 80,67 W HẾT
  5. ĐÁP ÁN 1 D 2 A 3 D 4 C 5 A 6 A 7 A 8 C 9 B 10 D 11 C 12 B 13 D 14 B 15 D 16 B 17 C 18 B 19 A 20 C 21 C 22 C 23 A 24 D 25 A 26 B 27 D 28 B 29 B 30 C 31 D 32 A 33 C 34 A 35 C 36 A 37 D 38 B 39 C 40 A