Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 102 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

Câu 1. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra?

     A. Có các lực khử mạnh.

     B. Được cung cấp ATP.

     C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza

     D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí.

Câu 2. Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào?

     A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao.

     B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp.

     C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp.

     D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao.

Câu 3. Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là:

     A. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim

     B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng.

     C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

     D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim.

Câu 4. Sự hút thoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào :

     A. Cung cấp năng lượng.                                                   B. Chênh lệch nồng độ ion

     C. Hoạt động trao đổi chất.                                               D. Hoạt động thầm thấu.

Câu 5. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh  hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào?

     A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

     D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp.

docx 3 trang Phan Bảo Khanh 04/08/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 102 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_102_nam_hoc_202.docx
  • docxKiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Phần đáp án).docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 102 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH 11 Thời gian làm bài: 45 PHÚT (Đề thi có ___ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo danh: Họ và tên: Mã đề 102 I/ TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1. Điều kiện nào dưới đây không đúng để quá trình cố định nitơ trong khí quyển xảy ra? A. Có các lực khử mạnh. B. Được cung cấp ATP. C. Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza D. Thực hiện trong điều kiện hiếu khí. Câu 2. Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? A. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. B. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng, điểm bù CO2 thấp. C. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. D. Cường độ quang hợp, điểm bảo hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. Câu 3. Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là: A. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 4. Sự hút thoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào : A. Cung cấp năng lượng. B. Chênh lệch nồng độ ion C. Hoạt động trao đổi chất. D. Hoạt động thầm thấu. Câu 5. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 6. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng. B. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. C. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 7. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 8. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Đường phân B. Chuỗi chuyền điện tử electron C. Tổng hợp axetyl – CoA D. Chu trình Crep Câu 9. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng? A. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng. B. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng. C. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng. D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng. Câu 10. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là A. APG. B. AM. C. AlPG. D. AOA. Câu 11. Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn các nhóm nguyên tố khoáng thích hợp để bón cho cây là : Mã đề 102 Trang 1/3
  2. A. P, K, Mn. B. S, P, K C. P, K, Fe. D. N, Mg, Fe. Câu 12. Khi nói về hô hấp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) diễn ra ở tất cả các cơ quan thực vật ( rễ, thân, lá và quả). (2) rễ là nơi diễn ra hô hấp mạnh nhất. (3) trong tế bào thực vật, hô hấp diễn ra ở ti thể và tế bào chất. (4) sản phẩm của sự phân giải hoàn toàn chất hữu cơ trong hô hấp thực vật là nước, CO2 và năng lượng (ATP và nhiệt). (5) nhờ quá trình hô hấp, nhiều sản phẩm trung gian được hình thành để tổng hợp nhiều chất khác trong cơ thể. Phương án trả lời đúng là: A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 13. Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3? A. Vì tận dụng được nồng độ CO2 . B. Vì tận dụng được ánh sáng cao. C. Vì không có hô hấp sáng. D. Vì nhu cầu nước thấp. Câu 14. Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào? A. Khi cây thiếu nước. B. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên. C. Khi cây ở trong bóng râm. D. Khi cây ở ngoài ánh sáng Câu 15. Đâu không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật? A. Giải phóng năng lượng ATP. B. Tổng hợp các chất hữu cơ. C. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. D. Tạo các sản phẩm trung gian. Câu 16. Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá A. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hóa ngoại bào D. Tiêu hoá nội bào Câu 17. Thứ tự nào sau đây đúng với chu kì hoạt động của tim? A. Pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha giãn chung (0,4s). B. Pha dãn chung (0,4s) → pha co tâm thất (0,3s) → pha co tâm nhĩ (0,1s). C. Pha co tâm nhĩ (0,1s) → pha dãn chung (0,4s) → pha tâm thất (0,3s). D. Pha co tâm nhĩ (0,1s)→ pha co tâm thất (0,3s) → pha dãn chung (0,4s). Câu 18. Các loài thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp: A. Qua bề mặt cơ thể. B. Bằng phổi. C. Bằng hệ thống ống khí. D. Bằng mang. Câu 19. Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt ? A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học ở ruột non D. Manh tràng phát triển Câu 20. Trong cơ thể động vật, hệ cơ quan đảm nhận chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho nhu cầu cơ thể: A. Hệ hô hấp. B. Hệ tuần hoàn. C. Hệ bài tiết. D. Hệ thần kinh. Câu 21. Trong dạ dày cơ của chim có tìm thấy cả những viên sỏi, điều này được giải thích: A. Sỏi có hình dạng giống các loại hạt, chim ăn nhầm B. Chim nuốt các hạt sỏi vào để tăng hiệu quả nghiền hạt C. Sỏi là một trong các nguồn bổ sung chất khoáng cho chim D. Dạ dày cơ của chim rất khỏe, có thể nghiền nát cả sỏi. Câu 22. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ diễn ra như thế nào ? A. Tiết pépsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. B. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. C. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. D. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. Câu 23. Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào ? Mã đề 102 Trang 2/3
  3. A. Tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá nội bào. B. Tiêu hoá nội bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào. D. Tiêu hoá nội bào kết hợp với ngoại bào Tiêu hoá nội bào tiêu hoá ngoại bào. Câu 24. Vận tốc máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. B. Lượng máu có trong tim. C. Tổng tiết diện của mạch máu. D. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. Câu 25. Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư vì phổi thú có: A. Có kích thước lớn hơn. B. Khối lượng lớn hơn. C. Có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. D. Cấu trúc phức tạp hơn. Câu 26. Sự lưu thông khí trong các ống khí của chim được thực hiện nhờ: A. Sự co dãn của túi khí. B. Sự co dãn của phần bụng. C. Sự di chuyển của chân. D. Sự vận động của cánh. Câu 27. Côn trùng có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. Câu 28. Ý nào không phải là ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? A. Máu đến các cơ quan nhanh, đáp ứng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. C. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. D. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng. II/ TỰ LUẬN (3đ) Câu 1 (1đ). Vì sao trâu, bò được gọi là động vật nhai lại.? Câu 2(1đ). Nêu đặc điểm của hệ tuần hoàn kín ? Câu 3(1đ). Tại sao các loài chim di trú có thể bay được liên tục hàng nghìn ki lô mét.mà vẫn đủ khí đê hô hấp ? HẾT Mã đề 102 Trang 3/3