Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 431 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có đáp án)

Câu 11: Khi nói về phân bón với năng suất cây trồng và môi trường, ý nào sau đây sai? 
A. Bón phân qua rễ gồm bón lót và bón thúc. 
B. Cung cấp càng nhiều phân bón cho cây trồng thì năng suất cây trồng càng cao. 
C. Bón phân quá mức gây ô nhiễm môi trường. 
D. Có 2 phương pháp bón phân: bón phân qua rễ và bón phân qua lá. 
Câu 12:  Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Khi lượng nước do rễ hút vào bằng lượng nước thoát ra, cây sinh trưởng, phát triển bình thường. 
B. Độ mở của khí khổng giảm dần từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. 
C. Các nguyên tố vi lượng chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim. 
D. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. 
Câu 13: Bộ phận nào trong ống tiêu hóa ở người chỉ xảy ra tiêu hóa cơ học? 
A. Ruột già. B. Dạ dày. C. Miệng. D. Ruột non. 
Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? 
A. Động vật đơn bào. B. Côn trùng, ruột khoang. 
C. Ruột khoang, giun dẹp. D. Giun đất, côn trùng. 
Câu 15: Tiêu hóa ở động vật là gì? 
A. Là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng, đồng thời hình thành phân thải ra ngoài. 
B. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ 
thể hấp thụ được. 
C. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế 
bào và cơ thể hoạt động. 
D. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ phức tạp và tạo ra năng lượng cho tế bào. 
Câu 16: Trong các phát biểu sau: 
(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn. 
(2) Hiệu quả tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa cao hơn trong túi tiêu hóa. 
(3) Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được tiêu hóa ngoại bào. 
(4) Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào.  
Có bao nhiêu phát biểu đúng? 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
pdf 5 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 900
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 431 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_431_nam_hoc_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 431 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 17/12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Sinh học Lớp 11 Mã đề 431 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 03 trang) ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 điểm) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, ghi vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm. Câu 1: Trai, ốc có hình thức hô hấp nào? A. Hô hấp bằng phổi. B. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. Câu 2: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất? A. phổi của bò sát. B. phổi và da của ếch nhái. C. phổi của chim. D. da của giun đất. Câu 3: Hô hấp ở thực vật là quá trình: A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. C. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. D. khử các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Câu 4: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây? (1) Lục lạp; (2) Ribôxôm; (3) Lizôxôm; (4) Perôxixôm; (5) Ti thể Phương án trả lời đúng là: A. (1), (2) và (4). B. (1), (3) và (4). C. (1), (2) và (5). D. (1), (4) và (5). Câu 5: Khi nói về quang hợp ở các nhóm thực vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 là chu trình Canvin. B. Pha tối của thực vật C4 diễn ra cả ban ngày và ban đêm. C. Thực vật C3 có năng suất sinh học cao hơn thực vật C4. D. Ở thực vật CAM, pha tối diễn ra ở 2 loại tế bào. Câu 6: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? A. Tôm, cua. B. Lưỡng cư, bò sát. C. Côn trùng. D. Động vật đơn bào. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp? A. Nếu tăng nồng độ CO2 cao hơn điểm bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp không đổi. B. Nếu tăng nồng độ CO2 cao hơn điểm bù CO2 thì cường độ quang hợp giảm dần đến điểm bão hòa CO2. C. Nếu tăng nồng độ CO2 cao hơn điểm bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp tăng dần đến điểm bù CO2. D. Nếu tăng nồng độ CO2 cao hơn điểm bù CO2 thì cường độ quang hợp tăng dần đến điểm bão hòa CO2. Câu 8: Khi tế bào khí khổng no nước thì: A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra. B. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra. D. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra. Câu 9: Sản phẩm được tạo ra từ pha sáng quang hợp là: A. NADPH, O2. B. ATP, O2. C. ATP, NADPH. D. ATP, NADPH, O2. Câu 10: Đặc điểm răng của thú ăn thịt phù hợp với chức năng: A. tiêu hóa thức ăn cứng, giàu dinh dưỡng. B. cắt, xé nhỏ thức ăn để dễ tiêu hóa. Mã đề: 431 Trang 1/3
  2. C. nhai lại thức ăn khó tiêu hóa. D. nhai và nghiền thức ăn. Câu 11: Khi nói về phân bón với năng suất cây trồng và môi trường, ý nào sau đây sai? A. Bón phân qua rễ gồm bón lót và bón thúc. B. Cung cấp càng nhiều phân bón cho cây trồng thì năng suất cây trồng càng cao. C. Bón phân quá mức gây ô nhiễm môi trường. D. Có 2 phương pháp bón phân: bón phân qua rễ và bón phân qua lá. Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi lượng nước do rễ hút vào bằng lượng nước thoát ra, cây sinh trưởng, phát triển bình thường. B. Độ mở của khí khổng giảm dần từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. C. Các nguyên tố vi lượng chủ yếu đóng vai trò hoạt hóa các enzim. D. Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. Câu 13: Bộ phận nào trong ống tiêu hóa ở người chỉ xảy ra tiêu hóa cơ học? A. Ruột già. B. Dạ dày. C. Miệng. D. Ruột non. Câu 14: Nhóm động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Động vật đơn bào. B. Côn trùng, ruột khoang. C. Ruột khoang, giun dẹp. D. Giun đất, côn trùng. Câu 15: Tiêu hóa ở động vật là gì? A. Là quá trình tạo ra chất dinh dưỡng và năng lượng, đồng thời hình thành phân thải ra ngoài. B. Là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. C. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng cung cấp cho tế bào và cơ thể hoạt động. D. Là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ phức tạp và tạo ra năng lượng cho tế bào. Câu 16: Trong các phát biểu sau: (1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn. (2) Hiệu quả tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa cao hơn trong túi tiêu hóa. (3) Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được tiêu hóa ngoại bào. (4) Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 17: Hô hấp sáng xảy ra trong điều kiện: A. cường độ ánh sáng cao, lượng O2 cạn kiệt, CO2 tích lũy nhiều. B. cường độ ánh sáng cao, O2 cạn kiệt. C. cường độ ánh sáng cao, CO2 tích lũy nhiều. D. cường độ ánh sáng cao, lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều. Câu 18: Ở thú, sự thông khí ở phổi nhờ: A. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng. B. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. C. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang thân. D. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích lồng ngực. Câu 19: Điều không đúng với đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở động vật là: A. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua. B. có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. C. bề mặt trao đổi khí rộng. D. có nhiều mao mạch máu và máu có sắc tố hô hấp. Câu 20: Quang hợp quyết định khoảng: A. 70 - 75% năng suất của cây trồng. B. 80 - 85% năng suất của cây trồng. C. 90 - 95% năng suất của cây trồng. D. 60 - 65% năng suất của cây trồng Câu 21: Hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa là: A. tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. B. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào. C. tiêu hóa nội bào. Mã đề: 431 Trang 2/3
  3. D. tiêu hóa ngoại bào. Câu 22: Năng suất kinh tế là: A. toàn bộ năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. B. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. D. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 23: Các sắc tố quang hợp hấp thụ và truyền năng lượng ánh sáng theo sơ đồ nào sau đây? A. Diệp lục b→ Carôtenôit→ Diệp lục a→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. B. Diệp lục b→ Diệp lục a→ Carôtenôit → Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. C. Carôtenôit→ Diệp lục b→ Diệp lục a→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. D. Carôtenôit→ Diệp lục a→ Diệp lục b→ Diệp lục a ở trung tâm phản ứng. Câu 24: Điểm bù ánh sáng là giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó: A. cường độ quang hợp cao hơn cường độ hô hấp. B. cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp. C. cường độ quang hợp đạt cực đại. D. cây bắt đầu quang hợp. Câu 25: Đặc điểm nào sau đây thuộc về thú ăn thực vật? (1) có ruột non ngắn. (2) đều có dạ dày 4 ngăn. (3) có vi sinh vật cộng sinh tiêu hóa xenlulôzơ trong manh tràng. (4) răng nanh và răng cửa thường giống nhau, răng hàm lớn thích nghi với việc nhai thức ăn. Phương án trả lời đúng là: A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 26: Khi đưa tay vào bao lúa đang nảy mầm thấy nóng hơn bao lúa khô vì: A. hạt nảy mầm được ngâm trong nước “2 sôi 3 lạnh”. B. hạt nảy mầm hô hấp mạnh nên tỏa nhiệt. C. hạt đang quang hợp mạnh nên tỏa nhiệt. D. hạt nảy mầm chứa nhiều nước nên giữ nhiệt tốt. Câu 27: Dạng nitơ nào sau đây cây có thể hấp thụ được? A. Nitơ vô cơ. B. Nitơ phân tử và nitơ vô cơ. C. Nitơ hữu cơ. D. Nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ. Câu 28: Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật? A. Tạo các sản phẩm trung gian. B. Giải phóng năng lượng ATP. C. Giải phóng năng lượng ở dạng nhiệt. D. Tổng hợp các chất hữu cơ. II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm) Học sinh làm bài trên giấy học sinh. Câu 1. (1,0 điểm) Phân biệt con đường phân giải kị khí và phân giải hiếu khí theo các tiêu chí sau: điều kiện xảy ra, nơi xảy ra, các giai đoạn, sản phẩm. Câu 2. (1,0 điểm) Tại sao thú ăn thực vật thường ăn số lượng thức ăn rất lớn và ruột non của chúng rất dài? Câu 3. (1,0 điểm) Những nguyên nhân nào dẫn đến bề mặt trao đổi khí của chim, thú phát triển hơn của lưỡng cư và bò sát? HẾT Mã đề: 431 Trang 3/3
  4. SỞ GD & ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 17 /12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: SINH HỌC - Lớp 11 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. Mã đề: 431 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C C B D A C D A D B B B A C Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C D D B C D D C B D B A D Mã đề: 432 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A A D C D C C A B D D D A B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án B C B B A A D B D B B B A A Mã đề: 433 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án D C D D A B C C A B C D D D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A C A C C A A A B C C D A D Mã đề: 434 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C C B D D B C D C B C D C D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A D D D C A C B D A A D C A Trang 1/2
  5. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm hỏi Nội dung Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí Điều kiện - Thiếu ôxi - Có đủ ôxi xảy ra Mỗi cặp ý Câu 1 Nơi xảy ra - Tế bào chất - Tế bào chất, ti thể đúng (1 - Đường phân, chu trình được điểm) Các giai - Đường phân và lên men. Crep, chuỗi chuyền 0,25 đoạn electron. điểm Rượu êtilic và CO hoặc Sản phẩm 2 - CO , H O, 36-38 ATP axit lactic, 2 ATP 2 2 Thú ăn thực vật thường ăn số lượng thức ăn rất lớn và ruột non của chúng rất dài vì: Thức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu 0,5 Câu 2 hóa nên: (1 + phải ăn số lượng lớn mới đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. 0,25 điểm) + ruột non dài giúp thức ăn di chuyển trong ruột non lâu hơn → thức ăn 0,25 được tiêu hóa và hấp thụ triệt để hơn. - Chim và thú là động vật hằng nhiệt nên cần năng lượng để giữ cho thân 0,25 nhiệt ổn định. Câu 3 - Chim và thú hoạt động tích cực nên nhu cầu năng lượng cao hơn. 0,25 (1 - Vì nhu cầu năng lượng của chim và thú cao hơn lưỡng cư và bò sát nên điểm) nhu cầu trao đổi khí ở chim và thú cao hơn→ bề mặt trao đổi khí phát 0,5 triển hơn để đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí. HẾT Trang 2/2