Kiểm tra cuối học kỳ 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 157 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh
Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản.
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát.
C. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa.
D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập.
Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào?
A. Tài chính ngân hàng. B. Thương nghiệp.
C. Công nghiệp. D. Nông nghiệp.
Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
A. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
B. Làm xuất hiện cục diện: hai chính quyền song song tồn tại ở Nga.
C. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột.
Câu 4: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam pu chia chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX?
A. Com-ma-đam. B. Pha-ca-đuốc.
C. Si-vô-tha. D. Ong Kẹo.
Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản.
B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho tất cả các nước tư bản.
C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn.
D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội đối với các nước tư bản.
Câu 6: Giai cấp nào nắm vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX?
A. Phong kiến. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.
File đính kèm:
- kiem_tra_cuoi_hoc_ky_1_lich_su_lop_11_ma_de_157_nam_hoc_2022.doc
Nội dung text: Kiểm tra cuối học kỳ 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 157 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: LỊCH SỬ – Lớp 11 (Đề có 2 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ tên : Số báo danh Mã đề 157 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Sự phát triển không đều của các nước tư bản. B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát. C. Mâu thuẫn giữa các nước về thuộc địa. D. Các nước đế quốc hình thành hai khối quân sự đối lập. Câu 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ở Mĩ bắt đầu từ ngành nào? A. Tài chính ngân hàng. B. Thương nghiệp. C. Công nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 3: Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. B. Làm xuất hiện cục diện: hai chính quyền song song tồn tại ở Nga. C. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. D. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động khỏi ách áp bức bóc lột. Câu 4: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam pu chia chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX? A. Com-ma-đam. B. Pha-ca-đuốc. C. Si-vô-tha. D. Ong Kẹo. Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933? A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản. B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho tất cả các nước tư bản. C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn. D. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội đối với các nước tư bản. Câu 6: Giai cấp nào nắm vai trò lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX? A. Phong kiến. B. Công nhân. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản. Câu 7: Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng A. nạn đói xảy ra ở một số nơi. B. kinh tế gặp một số khó khăn. C. bị các nước đế quốc thôn tính. D. khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Câu 8: Phái dân chủ cấp tiến trong Đảng Quốc đại ở Ấn Độ đấu tranh chống thực dân Anh bằng phương pháp A. chính trị. B. ôn hòa. C. ngoại giao. D. bạo lực. Câu 9: Khối quân sự nào dưới đây đã phát động chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918)? A. Phát xít. B. Hiệp Ước. C. Liên minh. D. Đồng minh. Câu 10: Cuộc Duy tân Minh Trị (1868) mang tính chất là cuộc cách mạng A. dân tộc dân chủ nhân dân. B. giải phóng dân tộc. C. tư sản. D. xã hội chủ nghĩa. Trang 1/2 - Mã đề 157 -
- Câu 11: Ở Trung Quốc, Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu là hai nhà lãnh đạo xuất sắc của A. phong trào Duy tân. B. phong trào Nghĩa Hoà đoàn. C. cách mạng Tân Hợi. D. khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc. Câu 12: Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Trung Quốc thực sự trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến? A. Cuộc Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ. B. Tôn Trung Sơn từ chức Tổng thống. C. Phong trào Duy tân thất bại. D. Kí kết Điều ước Tân Sửu. Câu 13: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào chống thực dân Pháp xâm lược đầu thế kỉ XX? A. Pu-côm-bô. B. Pha-ca-đuốc. C. A-cha-xoa. D. Si-vô-tha. Câu 14: Ý nào dưới đây không phải là một nội dung trong cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị (1868)? A. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông. B. Nhà nước nắm giữ những công ti độc quyền trọng yếu. C. Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường. D. Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Câu 15: Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong chính phủ mới ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868)? A. Tư sản. B. Thị dân. C. Nông dân. D. Quý tộc tư sản hóa. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (3 điểm) Nêu ý nghĩa và tính chất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc. Giải thích tính chất đó? Câu 2 (2 điểm) Trình bày kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Hãy rút ra bài học trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột trên thế giới hiện nay. HẾT Trang 2/2 - Mã đề 157 -