Kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
A. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ.
B. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống.
C. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây.
D. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác.
Câu 12. Ở những động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào sau đó tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào sau đó tiêu hóa ngoại bào.
Câu 13. Cơ quan ở thực vật diễn ra sự hô hấp mạnh nhất?
A. Lá.
B. Quả.
C. Rễ.
D. Thân.
Câu 14. Lông hút của rễ rất dễ gãy và sẽ tiêu biến trong điều kiện môi trường nào sau đây?
A. Quá ưu trương, quá kiềm.
B. Quá ưu trương, quá axit.
C. Quá nhược trương, quá axit.
D. Quá nhược trương, quá kiềm.
Câu 15. Các loại thân mềm (trai, ốc) và chân khớp (tôm, cua) sống trong nước có hình thức hô hấp là gì?
A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.
B. Hô hấp bằng phổi.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
File đính kèm:
- kiem_tra_cuoi_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_101_nam_hoc_2022_20.docx
Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Hùng Vương
- SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài:45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 2 trang) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 101 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất Câu 1. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. D. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. Câu 2. Động lực của dòng mạch rây là gì? A. Lực liên kết giữa các phân tử nước. B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. C. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước. D. Lực đẩy của rễ (áp suất rễ). Câu 3. Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thoát hơi nước ở thực vật? A. Thoát hơi nước qua khí khổng có vận tốc nhỏ, được điều chỉnh. B. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua khí khổng. C. Thoát hơi nước ở thực vật chủ yếu qua cutin. D. Thoát hơi nước qua lớp cutin có vận tốc lớn, được điều chỉnh. Câu 4. Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%; trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ từ đất theo cơ chế nào sau đây? A. Hấp thụ bị động. B. Hấp thụ chủ động. C. Khuếch tán. D. Thẩm thấu. Câu 5. Phân tử oxy trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? A. CO2, pha sáng. B. H2O, pha tối. C. CO2, pha tối. D. H2O, pha sáng. Câu 6. Hướng động là A. hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. B. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. C. hình thức phản ứng của lá cây trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. D. hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. Câu 7. Khi hàm lượng glucôzơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự? A. Tuyến tụy tiết insulin → gan và tế bào cơ thể hoạt động → glucôzơ trong máu giảm. B. Gan tiết insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể hoạt động → glucôzơ trong máu giảm. C. Gan tiết glucagôn→ tuyến tụy và tế bào cơ thể hoạt động → glucôzơ trong máu giảm. D. Tuyến tụy tiết glucagôn→ gan và tế bào cơ thể hoạt động → glucôzơ trong máu giảm. Câu 8. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là A. AOA. B. APG. C. Ribulôzơ-1,5-điP. D. PEP. Câu 9. Trật tự nào sau đây đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở? A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim. B. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim. Mã đề 101 - Trang 1/2
- C. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim. D. Tim → tĩnh mạch → khoang cơ thể → động mạch → tim. Câu 10. Vi khuẩn cố định nitơ tham gia vào quá trình chuyển hóa + A. vật chất hữu cơ thành NH4 . + B. N2 thành NH4 . + - C. NH4 thành NO3 . - + D. NO3 thành NH4 . Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu? A. Các nguyên tố này luôn có mặt trong các đại phân tử hữu cơ. B. Nếu thiếu các nguyên tố này thì cây không hoàn thành được chu trình sống. C. Các nguyên tố này phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. D. Các nguyên tố này không thể thay thế bởi bất kỳ nguyên tố nào khác. Câu 12. Ở những động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào. B. Tiêu hóa ngoại bào sau đó tiêu hóa nội bào. C. Tiêu hóa ngoại bào. D. Tiêu hóa nội bào sau đó tiêu hóa ngoại bào. Câu 13. Cơ quan ở thực vật diễn ra sự hô hấp mạnh nhất? A. Lá. B. Quả. C. Rễ. D. Thân. Câu 14. Lông hút của rễ rất dễ gãy và sẽ tiêu biến trong điều kiện môi trường nào sau đây? A. Quá ưu trương, quá kiềm. B. Quá ưu trương, quá axit. C. Quá nhược trương, quá axit. D. Quá nhược trương, quá kiềm. Câu 15. Các loại thân mềm (trai, ốc) và chân khớp (tôm, cua) sống trong nước có hình thức hô hấp là gì? A. Hô hấp qua bề mặt cơ thể. B. Hô hấp bằng phổi. C. Hô hấp bằng mang. D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí. PHẦN II: TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm): a. Trình bày quá trình chuyển hoá nitơ ở trong đất? b. Hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hoá có lợi hay có hại cho cây trồng? Giải thích? Để tránh mất mát lượng nitơ trong đất chúng ta cần có các biện pháp kỹ thuật nào? Câu 2 (2,0 điểm): a. Trình bày cấu tạo và hoạt động của hệ dẫn truyền tim? b. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 3 (1,0 điểm): Vận dụng sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi để giải thích cơ chế điều chỉnh huyết áp khi huyết áp tăng cao? HẾT (Giáo viên coi kiểm tra không giải thích gì thêm) Mã đề 101 - Trang 2/2