Kiểm tra cuối kỳ 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. Thực chất Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ (năm 1934) đối với các nước Mĩ Latinh 
là 
A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. 
B. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này. 
C. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này về kinh tế. 
D. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định. 
Câu 2. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập 
cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? 
A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước 
B. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng,hàng không, vũ trụ 
C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn 
D. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn 
Câu 3. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là 
A. Phát xít và Liên minh. B. Hiệp ước và Phát xít. 
C. Hiệp ước và Đồng minh. D. Liên minh và Hiệp ước. 
Câu 4. Thái độ của Mĩ trong giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? 
A. Trung lập. B. Mâu thuẫn với Đức. 
C. Ủng hộ phe Hiệp ước. D. Ủng hộ phe Liên minh. 
Câu 5. Buổi đầu thời Cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành 
trì của chế độ phong kiến ? 
A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật. 
C. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. D. Tư tưởng, tôn giáo, văn học.
pdf 7 trang Yến Phương 27/06/2023 1660
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kỳ 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_cuoi_ky_1_lich_su_lop_11_ma_de_501_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra cuối kỳ 1 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KỲ 1 NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH Môn: Lịch sử – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ: 501 Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp . A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm). Câu 1. Thực chất Chính sách láng giềng thân thiện của Mĩ (năm 1934) đối với các nước Mĩ Latinh là A. xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và củng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này. B. lôi kéo các nước nhằm xây dựng một đồng minh mạnh ở khu vực này. C. muốn trở thành người anh cả giúp đỡ các nước ở khu vực này về kinh tế. D. để cùng nhau hợp tác và phát triển ngày càng ổn định. Câu 2. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước B. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng,hàng không, vũ trụ C. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn D. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn Câu 3. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành 2 khối quân sự đối đầu nhau là A. Phát xít và Liên minh. B. Hiệp ước và Phát xít. C. Hiệp ước và Đồng minh. D. Liên minh và Hiệp ước. Câu 4. Thái độ của Mĩ trong giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Trung lập. B. Mâu thuẫn với Đức. C. Ủng hộ phe Hiệp ước. D. Ủng hộ phe Liên minh. Câu 5. Buổi đầu thời Cận đại, những lĩnh vực nào có vai trò quan trọng trong tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến ? A. Văn học, nghệ thuật, tư tưởng. B. Nghệ thuật, âm nhạc, mĩ thuật. C. Nghệ thuật, âm nhạc, hội họa. D. Tư tưởng, tôn giáo, văn học. Câu 6. Luận cương tháng tư của Lê nin đã chỉ ra mục tiêu và đường lối của Cách mạng tháng Mười là A. chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản. B. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới C. chuyển từ đấu tranh chính trị sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. D. chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN. Câu 7. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là A. công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp đường sắt, đóng tàu. C. công nghiệp quân sự. D. công nghiệp nặng. Câu 8. Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918) của Chiến tranh thế giới thứ nhất, ưu thế thuộc về phe A. Liên minh. B. Đồng minh. C. Phát xít. D. Hiệp ước. Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là A. Hàng chục triệu người trên thế giới thất nghiệp, nghèo đói và mất nhà cửa. B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa. C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2. D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được. Câu 10. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là Mã đề 501 Trang 1/2
  2. A. "Những cuộc phiêu lưu của Tom Xoay-ơ". B. "Những người I-nô-xăng đi du lịch". C. "Chiến tranh và hòa bình". D. "Những người khốn khổ". Câu 11. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa? A. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa. B. Vì Đức là một nước “đế quốc trẻ” bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm. C. Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh D. Vì Đức đã được thống nhất. Câu 12. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga? A. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông. B. Các Xô viết được thành lập. C. Lê Nin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, lật đổ chế độ phong kiến. D. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Petơrôgrat. Câu 13. Nhiệm vụ trọng tâm nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1941) là gì ? A. Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa . B. Cải tạo nền nông nghiệp lạc hậu. C. Phát triển văn hoá, giáo dục. D. Tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Câu 14. Đâu không phải là điểm chung của những cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đông Dương cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? A. Mang tính tự phát. B. Thiếu đường lối đúng đắn. C. Thiếu tổ chức lãnh đạo. D. Do tư sản lãnh đạo. Câu 15. Trong nông nghiệp, Chính sách kinh tế mới đề ra chủ trương gì? A. Nông dân phải bán một phần số lương thực dư thừa cho Nhà nước B. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực C. Thay thế thuế lương thực từ nộp bằng hiện vật sang nộp bằng tiền D. Cơ giới hóa nông nghiệp B/ TỰ LUẬN ( 5.0 điểm). Câu 1: (3,0 điểm) a.Trình bày nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP)? Thực chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là gì? b. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với Việt Nam ? Câu 2: (2,0 điểm) Lập bảng so sánh cuộc cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga? Nội dung Cuộc cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười Nga Nhiệm vụ Lãnh đạo Hình thức Tính chất . HẾT Mã đề 501 Trang 2/2
  3. Đề\câu1 2 3 4 5 6 7 8 000A C A B B D C A 501A A D A A D C D 502A C D B B C A D 503A A C C C B D B 504B B B D C D A C
  4. 9 10 11 12 13 14 15 AACBCAA CCADDDB CCBBBCB DBDACCA DDAABAA
  5. Hướng dẫn và thang điểm chấm tự luận. Đề 501 và 503 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a.Trình bày nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP)? Thực chất của chính (3đ) sách kinh tế mới (NEP) là gì? Nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) 0,5đ *Nông nghiệp: thu thuế lương thực, nông dân được quyền sử dụng lương thực thừa 0,5đ *Công nghiệp: khôi phục công nghiệp nặng, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư 0,5đ * Thương nghiệp và tiền tệ: tự do buôn bán, mở lại chợ, ban hành đồng rúp Thực chất của chính sách kinh tế mới (NEP) *Là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi 0,5đ mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam: 0,5đ - Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN - Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật, 0,25đ huấn luyện cán bộ, - Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến 0,25đ thắng lợi khác. Câu 2 Lập bảng so sánh cuộc cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917 (2đ) ở Nga? Nội Cuộc cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười Nga dung Nhiệm Lật đổ chế độ phong kiến Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; vụ đưa đất nước phát triển theo con 0,5đ đường XHCN Lãnh Vô sản (Đảng Bôn sê vích) Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích) đạo 0,5đ
  6. Hình Nội chiến Nội chiến. 0,5đ thức Tính .Là cuộc cách mạng dân chủ tư Cách mạng vô sản 0,5đ chất sản kiểu mới (cách mạng XHCN) Hướng dẫn và thang điểm chấm tự luận. Đề 502 và 504 Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Ý nghĩa (3đ) - Đối với nước Nga: Làm thay đổi tình hình đất nước , , làm thay đổi số phận 1.0 hàng triệu con người Nga, mở ra một kỷ nguyên mới, , - Đối với thế giới: Làm thay đổi cục diện thế giới , có ảnh hưởng đến phong 1.0 trào cách mạng thế giới , b. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến cách mạng Việt Nam: - Năm 1920, sau khi tiếp xúc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, 0.5 Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc VN - Học tập Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và 0.25 truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nước thông qua sách báo, tài liệu bí mật, huấn luyện cán bộ, 0.25 - Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Câu 2 Bảng so sánh cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản và Cách mạng tháng (2đ) Mười Nga năm 1917: Nội dung Cuộc Duy tân Minh Trị Cách mạng tháng Mười Nga Nhiệm vụ Lật đổ chế độ Mạc phủ; đưa đất Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời; đưa 0,5 nước phát triển theo con đường đất nước phát triển theo con đường TBCN XHCN Lãnh đạo Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc Giai cấp vô sản (Đảng Bônsêvích) 0,5 tư sản hóa Hình thức Duy tân cải cách. Nội chiến. 0,5 Tính chất Cách mạng tư sản không triệt để. Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN) 0,5 Lưu ý: Ở câu 2 a - Về nhiệm vụ: Nếu học sinh trả lời “lật đổ chế độ Mạc phủ” và “lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời” thì cũng đạt điểm tối đa. - Về lãnh đạo: + Ở cuộc Duy tân Minh Trị: Nếu học sinh trả lời là “Thiên hoàng Minh Trị” thì cũng đạt điểm tối đa. + Ở Cách mạng tháng Mười Nga: Nếu học sinh trả lời là “Lê-nin” thì cũng đạt điểm tối đa.