Kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu 1:  Phương án nào sau đây Sai khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá?
A.  Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, độ ẩm, một số ion khoáng,...
B.  Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, tăng dần từ sáng tới trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối.
C.  Khí khổng đóng lại lúc chiều tối nhưng không có sự khép kín hoàn toàn.
D.  Độ mở của khí khổng không phụ thuộc vào ánh sáng, mà phụ thuộc vào lượng  nước bốc hơi qua cutin.
Câu 2:  Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A.  Cung cấp thức ăn cho sinh vật.                            B.  Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C.  Phân giải những chất hữu cơ thành nguồn tích điện.             D.  Điều hòa không khí.
Câu 3:  Theo phương trình tổng quát của quá trình quang hợp, phương án nào sau đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp?
A.  Diệp lục. B.  O2. C.  CO2. D.  C6H12O6.
Câu 4:  Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A.  Thẩm thấu.              B. Nhờ các bơm ion.     C.  Cần tiêu tốn năng lượng.         D. Chủ động.
Câu 5:  Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?
A.  NO2- và NH4+.         B.  N2.                         C.  NO2- và N2.             D.  NO3- và NH4+.   
Câu 6:  Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?
A.  Bèo hoa dâu và rêu.        B.  Bèo hoa dâu và cây họ Đậu.
C.  Cây họ Đậu và Phong lan. D.  Cây họ Đậu và cây ổi.   
Câu 7:  Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là
A.  nitơ trong không khí và trong đất.                  B.  nitơ trong đất và phân bón.
C.  nitơ phân tử N2 trong không khí.                    D.  nitơ trong không khí (N2, NO, NO2).
Câu 8:  Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A.  chênh lệch nồng độ ion. B.  hoạt động thẩm thấu.
C.  cung cấp năng lượng. D.  hoạt động trao đổi chất.
doc 2 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1420
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_giua_hoc_ki_1_sinh_hoc_lop_11_ma_de_101_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 1 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN SINH HỌC 11 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 2 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 101 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương án nào sau đây Sai khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá? A. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, độ ẩm, một số ion khoáng, B. Độ mở của khí khổng phụ thuộc vào ánh sáng, tăng dần từ sáng tới trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. C. Khí khổng đóng lại lúc chiều tối nhưng không có sự khép kín hoàn toàn. D. Độ mở của khí khổng không phụ thuộc vào ánh sáng, mà phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi qua cutin. Câu 2: Quá trình quang hợp không có vai trò nào sau đây? A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật. B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng. C. Phân giải những chất hữu cơ thành nguồn tích điện. D. Điều hòa không khí. Câu 3: Theo phương trình tổng quát của quá trình quang hợp, phương án nào sau đây là nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Diệp lục. B. O2. C. CO2. D. C6H12O6. Câu 4: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế A. Thẩm thấu. B. Nhờ các bơm ion. C. Cần tiêu tốn năng lượng. D. Chủ động. Câu 5: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được? - + - - + A. NO2 và NH4 . B. N2. C. NO2 và N2. D. NO3 và NH4 . Câu 6: Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ? A. Bèo hoa dâu và rêu. B. Bèo hoa dâu và cây họ Đậu. C. Cây họ Đậu và Phong lan. D. Cây họ Đậu và cây ổi. Câu 7: Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây là A. nitơ trong không khí và trong đất. B. nitơ trong đất và phân bón. C. nitơ phân tử N2 trong không khí. D. nitơ trong không khí (N2, NO, NO2). Câu 8: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào A. chênh lệch nồng độ ion. B. hoạt động thẩm thấu. C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động trao đổi chất. Câu 9: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây? A. Lá. B. Rễ . C. Thân. D. Hoa. Câu 10: Quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi: N2 3 Vi khuẩn Vi khuẩn cố định nitơ Phản nitrat hóa 1 Vi khuẩn nitrat hóa 2 NH4 Vi khuẩn Rễ amôn hóa 4 Nhóm vi khuẩn nào mà hoạt động của nó giúp nguồn nitơ không khí được chuyển thành nitơ trong đất giúp cho cây trồng hấp thụ được? Trang 1/2 - Mã đề 101 -
  2. A. Vi khuẩn nitrat hóa. B. Vi khuẩn cố định nitơ. C. Vi khuẩn phản nitrat hóa. D. Vi khuẩn amôn hóa, vi khuẩn phản nitrat hóa. Câu 11: Tế bào khí khổng ở lá đóng – mở rất nhanh khi mất nước hoặc trương nước nhờ có cấu tạo A. thành trong dày, thành ngoài dày. B. thành trong mỏng, thành ngoài mỏng. C. thành trong mỏng, thành ngoài dày. D. thành trong dày, thành ngoài mỏng. Câu 12: Vai trò của Nitơ đối với thực vật là A. thành phần của prôtêin và axít nuclêic coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP. B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 13: Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ theo sơ đồ nào sau đây là đúng? A. Diệp lục a → Diệp lục b → Carôtenôit → Carôtenôit trung tâm phản ứng. B. Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục b → Diệp lục b trung tâm phản ứng. C. Diệp lục b → Carôtenôit → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. D. Carôtenôit → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a trung tâm phản ứng. Câu 14: Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh gồm A. diệp lục a và carôten. B. diệp lục và carôtênôit. C. diệp lục a và diệp lục b. D. carôten và xantôphyl. Câu 15: Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng khoáng chủ yếu cho thực vật là A. phân bón hữu cơ. B. phân bón hóa học. C. xác sinh vật chết. D. đất. Câu 16: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu được thực hiện bằng con đường nào sau đây? A. Qua lớp cutin. B. Qua khí khổng. C. Qua lớp biểu bì. D. Qua mô giậu. Câu 17: Những loại tế bào nào sau đây cấu tạo nên mạch rây? A. Ống rây và tế bào kèm. B. Quản bào và mạch ống. C. Quản bào và tế bào kèm. D. Ống rây và quản bào. Câu 18: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 19: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt. Câu 20: Chọn phương án đúng nhất về con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ? A. gian bào và tế bào chất. B. gian bào và tế bào nội bì. C. gian bào và màng tế bào. D. gian bào và tế bào biểu bì. Câu 21: Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động từ nơi có A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. B. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng. C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng. D. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng. II. TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt dòng mạch gỗ và dòng mạch rây theo tiêu chí cấu tạo và động lực (2 điểm). Câu 2: Giải thích tại sao khi bón nhiều phân hóa học vào gốc cây thì cây bị héo? (1 điểm) HẾT Trang 2/2 - Mã đề 101 -