Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

Câu 3. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được?

    A. Hoạt động của hệ nội tiết phát triển hơn.

    B. Tổ chức thần kinh đơn giản và hoạt động hiệu quả.

    C. Hoạt động của hệ nội tiết chuyên hóa hơn.

    D. Tổ chức thần kinh tiến hóa hơn và tuổi thọ dài hơn.

Câu 4. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do

    A. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.

    B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển.

    C. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển.

    D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.

Câu 5. Hổ, báo, bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính nào sau đây?

    A. Kiếm ăn.                   B. Sinh sản.                   C. Bảo vệ lãnh thổ.        D. Di cư.

Câu 6. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn, ví dụ này thuộc hình thức học tập nào sau đây?

    A. Quen nhờn.                                                     B. Điều kiện hoá đáp ứng.

    C. In vết.                                                             D. Điều kiện hoá hành động.

Câu 7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”

    A. chậm và tốn nhiều năng lượng.                        B. nhanh và tốn nhiều năng lượng.

    C. chậm và tốn ít năng lượng.                               D. nhanh và tốn ít năng lượng.

docx 3 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1740
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_11_ma_de_401_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 401 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có _03_ trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 401 I.TRẮC NGHIỆM ( 7 ĐIỂM). Câu 1. Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự nào sau đây? A. Mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ. B. Tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác. C. Tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ. D. Tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh. Câu 2. Hệ thần kinh dạng lưới có ở nhóm động vật nào sau đây? A. Chân khớp. B. Giun tròn. C. Thân mềm. D. Ruột khoang. Câu 3. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? A. Hoạt động của hệ nội tiết phát triển hơn. B. Tổ chức thần kinh đơn giản và hoạt động hiệu quả. C. Hoạt động của hệ nội tiết chuyên hóa hơn. D. Tổ chức thần kinh tiến hóa hơn và tuổi thọ dài hơn. Câu 4. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do A. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. C. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tuỷ sống điều khiển. D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển. Câu 5. Hổ, báo, bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính nào sau đây? A. Kiếm ăn. B. Sinh sản. C. Bảo vệ lãnh thổ. D. Di cư. Câu 6. Páp Lốp làm thí nghiệm - vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn, ví dụ này thuộc hình thức học tập nào sau đây? A. Quen nhờn. B. Điều kiện hoá đáp ứng. C. In vết. D. Điều kiện hoá hành động. Câu 7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” A. chậm và tốn nhiều năng lượng. B. nhanh và tốn nhiều năng lượng. C. chậm và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn ít năng lượng. Câu 8. Cho các ví dụ về tập tính của động vật. Có bao nhiêu phát biểu đúng nói về tập tính của động vật? (1) Kiến lính sẵn sang chiến đấu và hi sinh bản thân để bảo vệ kiến chúa và cả đàn là tập tính vị tha. (2) Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá là tập tính bảo vệ lãnh thổ. (3) Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính bảo vệ lãnh thổ. (4) Hiện tượng con công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ là tập tính kiếm ăn. A. 4 B. 1. C. 3. D. 2. Câu 9. Bộ phận nào sau đây không thuộc cấu tạo của xi nap? A. Màng sau xináp. B. Khe xináp. C. Các ion Ca2+. D. Chùy xináp. Mã đề 401 - Trang 1/3
  2. Câu 10. Điện thế hoạt động có ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi. B. Tế bào khi phân chia. C. Tế bào bị tổn thương. D. Tế bào khi bị kích thích. Câu 11. Trên sợi thần kinh có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền theo cách nào sau đây? A. Liên tục từ vùng này sang vùng khác kế bên. B. Liên tục từ bao miêlin này sang bao miêlin khác. C. Theo cách nháy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác. D. Theo cách nhảy cóc từ bao miêlin này sang bao miêlin khác. Câu 12. Đặc điểm của tập tính bẩm sinh là A. không bền vững, dễ thay đổi. B. sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. C. được hình thành trong qúa trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. D. không giúp động vật thích nghi với môi trường sống thay đổi. Câu 13. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào sau đây? A. Màng sau xinap → Khe xinap → Chuỳ xinap → Màng trước xinap. B. Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. C. Chuỳ xinap → Màng trước xinap → Khe xinap → Màng sau xinap. D. Khe xinap → Màng trước xinap → Chuỳ xinap → Màng sau xinap. Câu 14. Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng ống? A. Ong mật. B. Thủy tức. C. Khỉ. D. Đỉa. Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là của phản xạ có điều kiện? A. Đặc trưng cho loài. B. Sinh ra đã có. C. Đặc trưng cho từng cá thể. D. Di truyền từ bố mẹ. Câu 16. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì A. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể. B. các hạch thần kinh liên hệ với nhau. C. số lượng tế bào thần kinh tăng lên. D. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau. Câu 17. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là chất nào sau đây? A. Axêtincôlin và đôpamin. B. Axêtincôlin và norađrênalin. C. Serôtônin và norađrênalin. D. Axêtincôlin và serôtônin. Câu 18. Một học sinh A đến nhà học sinh B, những lần đầu khi A đến nhà B đều bị con chó nhà B nuôi sủa. Sau nhiều lần đến nhà B, A đều không gây sự nguy hiểm nào cho con chó nên chó không còn sủa nữa khi A đến. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật? A. In vết. B. Học ngầm. C. Điều kiện hóa. D. Quen nhờn. Câu 19. Phản xạ là A. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể. B. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể. C. phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. D. phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Câu 20. Cho các ví dụ về tập tính của động vật. Có bao nhiêu ví dụ nói về tập tính bẩm sinh của động vật? I. Nhện giăng lưới. II. Gà mổ thức ăn. III. Người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. IV. Tò vò bắt sâu bướm bỏ vào tổ rồi đẻ trứng và bịt tổ lại. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Mã đề 401 - Trang 2/3
  3. Câu 21: Bảng dưới đây liệt kê các nhóm động vật và đặc điểm cảm ứng ở các nhóm động vật, ghép các nội dung ở cột A và cột B để có nội dung đúng? Cột A ( Nhóm động vật) Cột B (Đặc điểm cảm ứng) 1 Động vật có hệ thần kinh dạng lưới a Phản ứng bằng cách co toàn bộ cơ thể Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi Phản ứng tập trung, chính xác bằng các 2 hạch b phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện Động vật có hệ thần kinh dạng ống Phản ứng định khu, theo nguyên tắc phản 3 c xạ và hầu hết là phản xạ không điều kiện A. 1 →c, 2 →a, 3 → b. B. 1 → c, 2 → b, 3→ a. C. 1 →a, 2 → c, 3 → b. D. 1 →b, 2 → a, 3 →c. II.TỰ LUẬN ( 3 ĐIỂM). Câu 1 : (1 điểm) Cho sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người : a) Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào ? b) Giải thích tại sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại ? Câu 2: (2 điểm) Phân biệt lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin và có bao miêlin về các chỉ tiêu sau (cấu tạo, cách lan truyền,tốc độ lan truyền, năng lượng)? HẾT Mã đề 401 - Trang 3/3