Kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Mã đề 703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Núi Thành

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế?

   A. Thị trường quốc tế được mở rộng.             B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

   C. Thương mại thế giới phát triển mạnh.        D. Xung đột quân sự xảy ra ở nhiều nơi.

Câu 2: Biện pháp cơ bản nhất để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng là gì?

   A. Phát triển ngành lâm nghiệp.                        B. Xây dựng nhiều vườn thú.

   C. Tăng cường nuôi trồng.                                D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ.

Câu 3: Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào?

   A. Vùng núi An-đét.                                         B. Đồng bằng A-ma-zôn.

   C. Đồng bằng La Pla-ta.                                   D. Đồng bằng Pam-pa.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của dân cư Mĩ La tinh hiện nay là

   A. tỉ lệ dân thành thị cao.                                  B. phân bố dân cư đồng đều.

   C. tốc độ gia tăng dân số thấp.                          D. tỉ lệ dân nông thôn cao.

Câu 5: Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực Mĩ La Tinh giảm mạnh là

   A. chịu sự can thiệp và chi phối của Hoa Kì.        B. tình trạng nợ nước ngoài còn quá nhiều.

   C. đường lối phát triển KT-XH độc lập, tự chủ.   D. tình hình chính trị ở khu vực thiếu ổn định.

Câu 6: Về các chỉ số xã hội, các nước phát triển có đặc điểm

   A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm.              B. tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI thấp.

   C. tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI cao.        D. GDP bình quân đầu người thấp.

docx 2 trang Yến Phương 22/03/2023 3740
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Mã đề 703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Núi Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_giua_ki_1_dia_li_lop_11_ma_de_703_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Địa lí Lớp 11 - Mã đề 703 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Núi Thành

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH Môn: Địa – Lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) MÃ ĐỀ 703 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 7,0 điểm ) Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế? A. Thị trường quốc tế được mở rộng. B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. C. Thương mại thế giới phát triển mạnh. D. Xung đột quân sự xảy ra ở nhiều nơi. Câu 2: Biện pháp cơ bản nhất để bảo vệ động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng là gì? A. Phát triển ngành lâm nghiệp. B. Xây dựng nhiều vườn thú. C. Tăng cường nuôi trồng. D. Đưa vào Sách đỏ để bảo vệ. Câu 3: Ở Mĩ La tinh, rừng rậm xích đạo và nhiệt đới ẩm tập trung chủ yếu ở vùng nào? A. Vùng núi An-đét. B. Đồng bằng A-ma-zôn. C. Đồng bằng La Pla-ta. D. Đồng bằng Pam-pa. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của dân cư Mĩ La tinh hiện nay là A. tỉ lệ dân thành thị cao. B. phân bố dân cư đồng đều. C. tốc độ gia tăng dân số thấp. D. tỉ lệ dân nông thôn cao. Câu 5: Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực Mĩ La Tinh giảm mạnh là A. chịu sự can thiệp và chi phối của Hoa Kì. B. tình trạng nợ nước ngoài còn quá nhiều. C. đường lối phát triển KT-XH độc lập, tự chủ. D. tình hình chính trị ở khu vực thiếu ổn định. Câu 6: Về các chỉ số xã hội, các nước phát triển có đặc điểm A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. B. tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI thấp. C. tuổi thọ trung bình và chỉ số HDI cao. D. GDP bình quân đầu người thấp. Câu 7: Cho bảng số liệu sau: GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC PHÂN THEO NHÓM NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2017 Đơn vị: USD Các nước phát triển Các nước đang phát triển Đan Mạch 57141 Ấn Độ 1981 Thuỵ Điển 53744 Ê-ti-ô-pi-a 768 Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Có sự chênh lệch lớn về GDP/người giữa các nhóm nước. B. Đan Mạch có GDP/người gấp hơn 74 lần Ê-ti-ô-pi-a. C. Các nước phát triển có GDP bình quân đầu người rất cao. D. Thụy Điển có GDP/người gấp hơn 74 lần Ấn Độ. Câu 8: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho A. nhiệt độ Trái Đất tăng lên. B. sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. C. ô nhiễm nguồn nước sông, suối. D. ô nhiễm nguồn nước biển, đại dương. Câu 9: Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do A. ô nhiễm môi trường nước. B. hiện tượng thủy triều đỏ. C. nước biển nóng lên. D. độ mặn của nước biển tăng. Câu 10: Dân số già gây ra hậu quả lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội nào dưới đây? A. Thị trường tiêu thụ thu hẹp. B. Thiếu hụt nguồn lao động. C. Gia tăng tình trạng thất nghiệp. D. Gây sức ép tới môi trường. Trang 1/2 – Mã đề thi: 703 -
  2. Câu 11: Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mĩ La-tinh là? A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. B. Phát triển mạnh công nghiệp. C. Tốc độ phát triển không đều. D. Có nền kinh tế độc lập, tự chủ. Câu 12: Biểu hiện rõ nhất của sự suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là? A. Sinh vật phân bố rộng khắp. B. Môi trường sống sinh vật đa dạng. C. Xuất hiện nhiều loài sinh vật mới. D. Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng. Câu 13: Loại khí thải nào trong khí quyển nhiều đã làm tầng ôdôn bị mỏng dần? A. N2O B. O3. C. CFCs D. CO2 Câu 14: Tác động mạnh mẽ nhất đến sự suy giảm động vật trên Trái Đất là A. ô nhiễm nguồn nước. B. thức ăn khan hiếm. C. săn bắt quá mức. D. phá rừng bừa bãi. Câu 15: Biểu hiện rõ nhất của ô nhiễm nguồn nước ngọt hiện nay là? A. Nước ở sông, hồ bị nhiễm bẩn. B. Nhiều sông, hồ bị cạn nước. C. Nước ở sông, hồ dâng cao. D. Nước sông, hồ bị xâm nhập mặn. Câu 16: Toàn cầu hoá kinh tế sẽ dẫn đến A. thu hẹp thị trường tài chính quốc tế. B. thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. C. thu hẹp phạm vi của các công ty xuyên quốc gia. D. đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. Câu 17: Đất và khí hậu của Mỹ La Tinh thuận lợi trồng các loại cây có nguồn gốc nào dưới đây? A. Ôn đới. B. Nhiệt đới. C. Cận nhiệt và ôn đới. D. Cận nhiệt. Câu 18: EU là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây? A. Thị trường chung Nam Mĩ. B. Liên minh châu Âu. C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. D. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ. Câu 19: Khí hậu châu Phi có đặc điểm chủ yếu là A. nóng và ẩm. B. lạnh và ẩm. C. khô và nóng. D. lạnh và khô. Câu 20: Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế, điểm khác biệt giữa nhóm nước phát triển so với nhóm nước đang phát triển là: A. Khu vực I chiếm tỉ trọng còn cao. B. Khu vực III chiếm tỉ trọng rất cao. C. Khu vực II chiếm tỉ trọng rất thấp. D. Cân đối về tỉ trọng giữa các khu vực. Câu 21: Các sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu xãy ra ở nhiều nơi đã làm cho A. môi trường biển bị ô nhiễm. B. thiếu nguồn nước cho sinh hoạt. C. suy giảm tầng tầng ôdôn. D. môi trường không khí bị ô nhiễm. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế đa số các nước châu Phi còn kém phát triển? Câu 2: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA MĨ LA TINH NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia GDP Tổng số nợ Quốc gia GDP Tổng số nợ Mê-hi-cô 1130,8 441,6 Pa-ra-goay 37,8 15,9 Ê-cu-a-đo 101,9 41,1 Ha-mai-ca 14,3 14,7 a. Tính tỉ tệ (%) nợ nước ngoài so với GDP của một số quốc gia Mỹ La tinh năm 2017. b. Rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân. HẾT Trang 2/2 – Mã đề thi: 703 -