Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự

Câu 1. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do

 A.  dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.

 B.  khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường

 C.  HNO3 tan nhiều trong nước.

 D.  dung dịch HNO3 cóhoà tan một lượng nhỏ NO2.

Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có dX/H2=3,6, đun hỗn hợp X có chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y có dY/H2=4,5. Hiệu suất của phản ứng là

 A.  25%.                        B.  50%.                       C.  80%.                         D.  75%.

Câu 3. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết 

 A.  Những ion nào tồn tại trong dung dịch.

 B.  Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.

 C.  Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

 D.  Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Câu 4. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

 A.  NaCl, H2S, (NH4)2SO4                                B.  HCl, Ba(OH)­2, CH3COOH

 C.  HCl, H2SO4, KNO3.                                     D.  HNO3, MgCO3, HF

Câu 5. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

 A.  nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.           B.  phân tử nitơ không phân cực.

 C.  phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.                    D.  nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

doc 4 trang Phan Bảo Khanh 09/08/2023 880
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_giua_ki_1_hoa_hoc_lop_11_ma_de_001_nam_hoc_2021_202.doc

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 1 Hóa học Lớp 11 - Mã đề 001 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự

  1. Trường THPT Ngô Gia Tự KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 Tổ: Hóa học MÔN: HÓA HỌC 11 0O0 Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề 001 Chữ ký Giám thị Chữ ký Giám khảo Điểm Họ và tên: SBD: . .Lớp: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137. Lưu ý với học sinh : - Làm bài trực tiếp trên đề thi - Không được sử dụng bất cứ tài liệu nào kể cả bảng tuần hoàn - Không làm bài bằng bút chì. I. TRẮC NGHIỆM (4đ): Điền đáp án (bằng chữ cái in hoa) mà em chọn vào ô sau: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Câu 1. HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do A. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh. B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường C. HNO3 tan nhiều trong nước. D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2. Câu 2. Hỗn hợp khí X gồm N 2 và H2 có dX/H2=3,6, đun hỗn hợp X có chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí Y có dY/H2=4,5. Hiệu suất của phản ứng là A. 25%. B. 50%. C. 80%. D. 75%. Câu 3. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. Câu 4. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh? A. NaCl, H2S, (NH4)2SO4 B. HCl, Ba(OH)2, CH3COOH C. HCl, H2SO4, KNO3. D. HNO3, MgCO3, HF Câu 5. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. B. phân tử nitơ không phân cực. C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. Trang 1/4 - Mã đề 001 -
  2. Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ? A. Muối amoni bền với nhiệt. B. Muối amoni không bền trong môi trường kiềm. C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh D. Tất cả các muối amoni tan trong nước. Câu 7. Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do A. photpho có nhiều dạng thù hình, còn nitơ chỉ có một dạng thù hình. B. độ âm điện của photpho (2,1) nhỏ hơn của nitơ (3,0). C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ. D. trong điều kiện thường photpho ở trạng thái rắn, còn nitơ ở trạng thái khí. Câu 8. Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm: A. không đổi màu. B. chuyển thành màu đỏ. C. mất màu. D. chuyển thành màu xanh. Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. KCl. 2+ + – 2– Câu 10. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu , 0,03 mol K , x mol Cl và y mol SO4 . Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là : A. 0,02 và 0,05. B. 0,03 và 0,02. C. 0,01 và 0,03. D. 0,05 và 0,01 Câu 11. Cho m gam Mg vào 0,5 lít dung dịch HNO3 a (mol/l) vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,036 mol N2 (đktc) là chất khí duy nhất và dung dịch X chứa 6,25m gam muối. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 0,72. B. 0,96. C. 0,86. D. 1,16. Câu 12. Thêm 900 ml nước vào 100 ml dung dịch H2SO40,05M thì thu được dung dịch mới có pH bằng: A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1 (1,5đ) a. Viết phương trình điện li của các chất sau: HCl . NaNO3 b. viết phương trình phản ứng dạng phân tử, dạng ion thu gọn của: HNO3 + KOH NaHCO3 + HCl Trang 2/4 - Mã đề 001 -
  3. Câu 2 (1đ): a. Tính pH của dung dịch NaOH 0,01M. b. Cho NaOH dư vào 100ml dung dịch chứa NH4NO3 2M, đun nhẹ thu được V lít khí ở đkc, tính V ? 2+ - - Câu 3 (1đ): Cho dung dịch X chứa 0,01 mol Ba , 0,01 mol NO3 , a mol OH , b mol Na+. Để trung hòa dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X? Câu 4 (2đ): Cho 12 gam hỗn hợp Cu,Fe vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 11,2 lít NO2 ( đkc). a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra b. Tính % về khối lượng các kim loại ban đầu. Trang 3/4 - Mã đề 001 -
  4. Câu 5 (0,5đ): Đốt cháy hoàn toàn m gam P bằng oxi dư sau đó hòa tan hoàn toàn sản phẩm cháy vào H2O thu được dung dịch X. Cho 150ml dung dịch NaOH 2M vào X sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn thu được 13,76 gam rắn khan. Tính m ? Trang 4/4 - Mã đề 001 -