Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)

Câu 20:  Đặt hạt đậu mới nẩy mầm nằm ngang, sau thời gian, thân cây mọc hướng cong lên, 
còn rễ cây mọc hướng cong xuống. Hiện tượng này được gọi là 
A.  thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương. 
B.  thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm. 
C.  thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương. 
D.  thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm. 
Câu 21:  Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để 
thông báo cho các con đực khác là tập tính 
A. di cư. B. kiếm ăn. 
C. sinh sản. D. bảo vệ lãnh thổ. 
Câu 22:  Khi nói về ứng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
(1). Ứng động là vận động định hướng của thực vật trước một kích thích không định hướng.  
(2). Ứng động đóng mở khí khổng là một dạng ứng động sinh trưởng. 
(3). Ứng động ở cây bắt ruồi (gọng vó) là ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. 
(4). Ứng động khép lá ở cây trinh nữ khi có va chạm là ứng động sinh trưởng. 
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Câu 23:  Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng thuộc tính ứng động?. 
(1) Thân cây trồng bên cạnh cửa sổ luôn vươn về phía có ánh sáng. 
(2) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc. 
(3) Rễ cây mọc tránh hóa chất độc hại. 
(4) Vận động quấn vòng của tua cuốn. 
(5) Vận động ngủ, thức của lá cây me chua vào buổi tối và sáng sớm. 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
pdf 5 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_11_ma_de_123_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 123 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT DĨ AN KỲ THI GIỮA KỲ - HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN THI: SINH HỌC, lớp 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 4 trang) Mã đề thi: 123 Họ, tên học sinh: Số báo danh: I. Trắc nghiệm (7đ). Câu 1: Paplôp làm thí nghiệm: vừa đánh chuông, vừa cho chó ăn giúp chó học tập kiểu A. điều kiện hoá đáp ứng. B. in vết. C. quen nhờn. D. học ngầm. Câu 2: Trường hợp nào sau đây là hướng động? A. Vận động cụp lá của cây trinh nữ. B. Vận động hướng sáng của cây hoa anh đào. C. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương. D. Vận động bắt côn trùng của cây gọng vó. Câu 3: Hình ảnh dưới đây mô tả tập tính sinh sản ở chim thiên đường: (1). Tập tính sinh sản của chim thiên đường là một tập tính bẩm sinh mang tính bản năng. (2). Chim mái thường nhảy múa khoe bộ lông đẹp để “tán tỉnh” con trống. (3). Tập tính nhảy múa “tán tỉnh” của chim thiên đường đã được qui định sẵn trong gen, bền vững và khó thay đổi. (4). Tập tính nhảy múa “tán tỉnh” của chim thiên đường được chim con học từ bố mẹ chúng và hình thành trong suốt đời sống cá thể. Các phát biểu đúng là A. (1) và (3). B. (1), (2), (3) và (4). C. (1), (2) và (3). D. (1), (3) và (4). Câu 4: Một bạn học sinh lỡ tay chạm vào chiếc gai nhọn và có phản ứng rụt tay lại. Em hãy chỉ ra theo thứ tự: tác nhân kích thích bộ phận tiếp nhận kích thích bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin bộ phận thực hiện phản ứng của hiện tượng trên? A. Gai Thụ quan đau ở tay Tủy sống Cơ tay. B. Gai Cơ tay Thụ quan đau ở tau Tủy sống. C. Gai Tủy sống Cơ tay Thụ quan đau ở tay. D. Gai Thụ quan đau ở tay Cơ tay Tủy sống Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ưu điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? A. Do mỗi hạch thần kinh điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới. B. Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh của động vật tăng lên. 1/4 - Mã đề 123
  2. C. Nhờ các hạch thần kinh liên hệ với nhau nên khi kích thích nhẹ tại một điểm thì gây ra phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. D. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau và hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp hoạt động giữa chúng được tăng cường. Câu 6: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập A. in vết. B. quen nhờn. C. học ngầm D. học khôn. Câu 7: Thủy tức phản ứng như thế nào khi ta dùng kim nhọn châm vào thân nó? A. Co toàn thân lại. B. Chỉ co các xúc tu lại. C. Chỉ co phần bị kim châm. D. Chỉ co một phần thân lại. Câu 8: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin lại “nhảy cóc”? A. Vì giữa các eo ranvie, sợi trục bị bao bởi bao miêlin cách điện. B. Vì sự thay đổi tính thấm của màng xảy ra trên toàn bộ các điểm của sợi trục. C. Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh. D. Vì sự lan truyền xung thần kinh có xảy ra sự thay đổi tính thấm ở các vùng trên sợi trục. Câu 9: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở những động vật A. cá, lưỡng cư, bò sát. B. chim, thú. C. ngành ruột khoang. D. giun dẹp, đỉa, côn trùng. Câu 10: Thứ tự các số 1,2,3,4 của sơ đồ cấu tạo hệ thần kinh dạng ống lần lượt là A. 1-não bộ, 2-dây thần kinh, 3-hạch thần kinh, 4-tủy sống. B. 1-não bộ, 2-tủy sống, 3-dây thần kinh, 4-hạch thần kinh. C. 1-não bộ, 2-tủy sống, 3-hạch thần kinh, 4-dây thần kinh. D. 1-não bộ, 2-hạch thần kinh, 3-dây thần kinh, 4-tủy sống. Câu 11: Những nhận thức về môi trường xung quanh giúp động vật hoang dã nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi là kiểu học tập A. quen nhờn. B. in vết. C. học ngầm D. điều kiện hoá. Câu 12: Loài cá hồi đỏ thường di cư từ biển ngược lên thượng nguồn các con sông (nơi mà nó đã được sinh ra) để đẻ trứng. Một trong các yếu tố chính giúp nó có thể nhận biết là A. độ ẩm nước. B. mùi vị của nước. C. mặt trăng. D. cơn gió. Câu 13: Khi nói về quá trình cảm ứng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1). Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. (2). Ở động vật có thần kinh dạng ống, phần dây thần kinh thuộc thần kinh ngoại biên. (3). Phản ứng của thủy tức khi bị gai nhọn đâm vào chính là phản xạ. (4). Phản xạ không điều kiện mang tính đặc trưng cho loài. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 14: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính A. kích thích cơ quan thụ cảm hệ thần kinh cơ quan thực hiện hành động. B. kích thích cơ quan thực hiện hệ thần kinh cơ quan thụ cảm hành động. 2/4 - Mã đề 123
  3. C. kích thích hệ thần kinh cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hành động. D. kích thích cơ quan thụ cảm cơ quan thực hiện hệ thần kinh hành động. Câu 15: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ ( ví dụ như co một chân ) khi bị kích thích? A. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể. B. Số lượng tế bào thần kinh quá lớn làm chúng phản ứng một vùng. C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm khá xa nhau nên xảy ra hiện tượng co một vùng cơ thể. D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau. Câu 16: “Một kích thích vượt ngưỡng sẽ làm thay đổi.(1). của màng neuron” (1) là? A. điện tích. B. tính khảm lỏng. C. cấu trúc. D. tính thấm. Câu 17: Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau, giữa các tế bào thần kinh với các tế bào khác (cơ, tuyến.) được gọi là A. Điểm nối. B. Diện tiếp diện. C. Xináp. D. Xiphông. Câu 18: Cho đoạn thông tin: “Chất curare có trong một loại cây ở Nam Mĩ có tác dụng phong tỏa màng sau xináp thần kinh – cơ và gây liệt cơ. Trước kia, những người thổ dân Nam Mĩ thường tẩm chất curare vào đầu mũi tên để săn bắn. Khi bị trúng tên, các con thú không thể chạy được nữa và ngã xuống vì xung thần kinh từ não không thể đến được cơ xương” trích dẫn “Em có biết” SGK Sinh học 11 trang 123. Khi màng sau xináp thần kinh – cơ bị phong tỏa, hiện tượng nào trong các hiện tượng sau xảy ra? A. chất trung gian hóa học không được giải phóng vào khe xináp do màng sau bị phong tỏa. B. chất trung gian hóa học bám vào được màng sau xináp. C. xung thần kinh truyền từ các chất trung gian hóa học qua khe xináp đến màng sau. D. tính thấm của màng sau không thay đổi, màng sau không xuất hiện điện thế hoạt động. Câu 19: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự A. Mất phân cực Tái phân cực Đảo cực. B. Mất phân cực Đảo cực Tái phân cực. C. Đảo cực Tái phân cực Mất phân cực. D. Đảo cực Mất phân cực Tái phân cực. Câu 20: Đặt hạt đậu mới nẩy mầm nằm ngang, sau thời gian, thân cây mọc hướng cong lên, còn rễ cây mọc hướng cong xuống. Hiện tượng này được gọi là A. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương. B. thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm. C. thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương. D. thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm. Câu 21: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính A. di cư. B. kiếm ăn. C. sinh sản. D. bảo vệ lãnh thổ. Câu 22: Khi nói về ứng động của thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Ứng động là vận động định hướng của thực vật trước một kích thích không định hướng. (2). Ứng động đóng mở khí khổng là một dạng ứng động sinh trưởng. (3). Ứng động ở cây bắt ruồi (gọng vó) là ứng động tiếp xúc và hóa ứng động. (4). Ứng động khép lá ở cây trinh nữ khi có va chạm là ứng động sinh trưởng. A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 23: Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng thuộc tính ứng động?. (1) Thân cây trồng bên cạnh cửa sổ luôn vươn về phía có ánh sáng. (2) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc. (3) Rễ cây mọc tránh hóa chất độc hại. (4) Vận động quấn vòng của tua cuốn. (5) Vận động ngủ, thức của lá cây me chua vào buổi tối và sáng sớm. A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. 3/4 - Mã đề 123
  4. Câu 24: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa mưa – mùa sinh sản là tập tính A. hỗn hợp. B. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp. C. bẩm sinh. D. học được. Câu 25: Trong thí nghiệm về hình thức học tập điều kiện hóa đáp ứng của Paplop được mô tả ở hình dưới đây, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1). Ở bức tranh số 1, thức ăn chính là kích thích làm cho chú chó tiết nước bọt. (2). Ở bức tranh số 2, tiếng chuông chính là kích thích làm cho chú chó tiết nước bọt. (3). Ở bức tranh số 3, thức ăn và tiếng chuông là hai kích thích tác động đồng thời lên thần kinh trung ương của chú chó. (4). Ở bức tranh số 4, đã hình thành đường liên hệ tạm thời giữa các neuron thần kinh của trung khu tiết nước bọt và trung khu âm thanh ở não bộ nên chỉ nghe tiếng chuông chú chó đã tiết nước bọt (mặc dù không có thức ăn). A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 26: Thành phần nào sau đây không thuộc cấu trúc của xinap?) A. khe xináp. B. các ion Ca2+. C. màng sau xináp. D. chùy xináp. Câu 27: Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là A. – 50mV B. – 70mV. C. – 80mV D. – 60mV. Câu 28: Xét các phát biểu sau đây: (1) Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, đặc trưng cho loài. (2) Hầu hết tập tính học được rất bền vững, khó thay đổi. (3) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh. (4) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 II. Tự luận (3đ). Câu 1(1,5đ): Xináp là gì? Nêu cấu tạo của xináp? Trình bày các giai đoạn truyền tin qua xináp? Câu 2(1,0đ): Nêu đại diện, cấu tạo và hoạt động cảm ứng của hệ thần kinh chuỗi hạch? Câu 3(0,5đ): Khi xung thần kinh đến chùy xináp, các bóng chứa chất trung gian hóa học sẽ gắn vào màng trước và vỡ ra, chất trung gian hóa học giải phóng vào khe xináp và đến màng sau. Nếu xung thần kinh đến liên tục thì chùy xináp có hiện tượng hết bóng chứa chất trung gian hóa học không? Tại sao? HẾT 4/4 - Mã đề 123
  5. STT\Mã đề 123 234 345 456 1 A B D D 2 B B B D 3 A B B C 4 A D D A 5 C B B A 6 B D B A 7 A A C D 8 A C C D 9 D C A D 10 C C D B 11 C C A B 12 B D A D 13 B D A A 14 A D D D 15 A C A C 16 D C B C 17 C C B C 18 D A B A 19 B D C A 20 C C A C 21 D C D A 22 B B B B 23 A C A B 24 C B A B 25 A A D D 26 B B B B 27 B D B A 28 C C D D