Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 184 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

Câu 1. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại? 
A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế. 
Câu 2. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ thể giảm  hàm lượng glucozo bằng cách nào? 
A. Tuyến gan tiết hoocmon glucagon để biến đổi đường glucozo thành glycogen. 
B. Tuyến tụy tiết hoocmon glucagon để biến đổi đường glycogen thàn glucozo. 
C. Tuyến gan tiết hoocmon insulin để biến đổi đường glycogen thành glucozo. 
D. Tuyến tụy tiết hoocmon insulin để biến đổi glucozo thành glycogen. 
Câu 3. Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau: 
1. Hình thành không bào tiêu hóa. 
2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất 
đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. 
3. Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn. 
4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. 
5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất. 
6. Chất thải, chất bã được xuất bào. 
Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là: 
A. 1-2-3-4-5-6. B. 3-1-2-4-5-6. C. 3-6-4-5-1-2. D. 3-1-4-2-5-6. 
Câu 4. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở 
A. phổi. B. bề mặt toàn cơ thể. C. mang. D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,… 
Câu 5. Tiêu hóa là quá trình 
A. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP. 
B. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. 
C. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể. 
D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
pdf 4 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 184 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ki_2_sinh_hoc_lop_11_ma_de_184_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Sinh học Lớp 11 - Mã đề 184 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA GIỮA KỲ 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Bài kiểm tra môn: Sinh học - Khối 11 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) MÃ ĐỀ: 184 Họ, tên học sinh: Lớp: . Số báo danh . Câu 1. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại? A. Dạ cỏ. B. Dạ lá sách. C. Dạ tổ ong. D. Dạ múi khế. Câu 2. Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ thể giảm hàm lượng glucozo bằng cách nào? A. Tuyến gan tiết hoocmon glucagon để biến đổi đường glucozo thành glycogen. B. Tuyến tụy tiết hoocmon glucagon để biến đổi đường glycogen thàn glucozo. C. Tuyến gan tiết hoocmon insulin để biến đổi đường glycogen thành glucozo. D. Tuyến tụy tiết hoocmon insulin để biến đổi glucozo thành glycogen. Câu 3. Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa như sau: 1. Hình thành không bào tiêu hóa. 2. Các enzim từ lizoxom vào không bào tiêu hóa, thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được. 3. Màng tế bảo lõm vào bao lấy thức ăn. 4. Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa. 5. Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất. 6. Chất thải, chất bã được xuất bào. Các hoạt động trên được diễn ra theo trình tự đúng là: A. 1-2-3-4-5-6. B. 3-1-2-4-5-6. C. 3-6-4-5-1-2. D. 3-1-4-2-5-6. Câu 4. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở A. phổi. B. bề mặt toàn cơ thể. C. mang. D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang, Câu 5. Tiêu hóa là quá trình A. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP. B. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. C. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 6. Khi đi ra ngoài trời năng gắt da chúng ta ửng đỏ là do: A. Cơ thể sinh ra nhiều hồng cầu để hấp thụ nhiệt từ môi trường. B. Các cơ dưới da hoạt động mạnh để tăng quá trình sinh nhiệt cho cơ thể. C. Mạch máu dưới da co lại để tăng sự thoát nhiệt cho cơ thể. D. Mạch máu dưới da dãn ra để tăng sự thoát nhiệt cho cơ thể. Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng ứng động? A. Một số loài cây chỉ ra hoa vào mùa hè. B. Rễ cây luôn hướng xuống đất theo chiều trọng lực C. Một số loài cây chỉ ra hoa vào mùa xuân. D. Hoa quỳnh chỉ ra hoa vào ban đêm. Câu 8. Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của: A. Hướng sáng. B. Hướng hóa. C. Hướng trọng lực âm. D. Hướng tiếp xúc. Câu 9. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào? A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào. B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào. C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào. D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào. Câu 10. Trường hợp nào sau đây là hướng động? A. Cây dạ quỳnh chỉ nở hoa vào ban đêm B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ. C. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi. D. Thân cây luôn nghiêng về phía có ánh sáng. Câu 11. Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng A. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. Trang 1/4-Mã đề 184
  2. B. Vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. C. Vận chuyển chất dinh dưỡng. D. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết. Câu 12. Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự A. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim. B. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch → tĩnh mạch có ít CO2 → tim. C. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu O2 → tim. D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim. Câu 13. Cân bằng nội môi là hoạt động nhằm: A. Làm thay đổi các điều kiện lý hóa của môi trường bên trong tế bào. B. Duy trì sự ổn định số lượng các bào quan trong tế bào. C. Duy trì sự ổn định khối lượng và kích thước của cơ thể. D. Duy trì sự ổn định các điều kiện lý, hóa của môi trường bên trong. Câu 14. Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim. B. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa. C. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa. D. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào. Câu 15. Vào mùa thu một số loài cây thường rụng lá, điều này có ý nghĩa gì với đời sống của cây? A. Giảm sự thoát hơi nước cho cây giúp cây dự trữ nước. B. Tăng khả năng thoát hơi nước chống úng cho cây. C. Cây rụng lá để ngừng sinh trưởng chuyển sang giai đoạn ra hoa. D. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, giảm sự mất nhiệt cho cây. Câu 16. Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào? (1) Tôm; (2) mực ống; (3) ốc sên; ( 4) ếch; (5) trai ; (6) bạch tuộc; (7) giun đốt A. (2), (3) và (5). B. (5), (6) và (7). C. (2), (4), (6) và (7). D. (1), (3) và (4). Câu 17. Khi sống trong bóng tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về ánh sáng là do nguyên nhân nào trong số các nguyên nhân sau? A. Lượng auxin nhiều ức chế sự sinh trưởng của tế bào B. Auxin phân bố không đều ở hai phía ít hay nhiều ánh sáng C. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng D. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào Câu 18. Châu chấu là loài động vật có hệ thần kinh dạng: A. Ống. B. Lưới C. Sợi. D. Chuỗi hạch. Câu 19. Khi chạm tay trúng một vật nóng thì các ngón tay co lại, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ để thực hiện phản xạ co ngón tay trong điều kiện đã nêu? A. Cơ quan thụ cảm ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay B. Cơ quan thụ cảm ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay C. Cơ quan thụ cảm ở da → sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. D. Cơ quan thụ cảm ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay. Câu 20. Trong các hệ thần kinh của động vật, thì hệ thần kinh lưới có mức độ tiến hóa thấp nhất. Điều này được phản ánh qua bao nhiêu đặc điểm dưới đây? (1) Phản ứng trả lời kích thích có tính chính xác cao. (2) Tế bào thần kinh nằm rải rác khắp cơ thể. (3) Toàn bộ cơ thể cùng trả lời kích thích. (4) Phản ứng trả lời thiếu chính xác. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 21. Phản xạ không điều kiện là: A. Phản xạ cần phải thông qua sự luyện tập mới có được. B. Phản ứng của cơ thể trước tác nhân kích thích không điều kiện của môi trường Trang 2/4-Mã đề 184
  3. C. Phản ứng của cơ thể trước các tác nhân kích thích có điều kiện của môi trường. D. Phản xạ mang tính bẩm sinh không cần sự luyện tập Câu 22. Xét các loài sinh vật sau: (1) tôm; (2) cua; (3) châu chấu; (4) trai; (5) giun đất; (6) ốc Những loài nào hô hấp bằng mang ? A. (1), (2), (4) và (6). B. (3), (4), (5) và (6). C. (1), (2), (3) và (5). D. (4) và (5). Câu 23. Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là A. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. B. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá. D. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí. Câu 24. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là: A. Ứng động sinh trưởng. B. Ứng động không sinh trưởng. C. Quang ứng động. D. Ứng động cơ học. Câu 25. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa A. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi. B. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào. C. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản. Câu 26. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,8 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,4 giây. B. 0,9 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây; tâm thất co 0,2 giây; thời gian dãn chung là 0,6 giây. C. 1,0 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây; tâm thất co 0,3 giây; thời gian dãn chung là 0,5 giây. D. 1,2 giây; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây; tâm thất co 0,4 giây; thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 27. Trong các ứng động sau: (1) Hoa quỳnh nở vào ban đêm (2) Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. (3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây xương rồng biến thành gai vì sống ở nơi khô hạn. (5) khí khổng đóng mở Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là: A. (3) và (5). B. (1) và (2). C. (2), (3) và (4). D. (3, (4) và (5) . Câu 28. Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây? A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm. B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng. C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng. D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm. Câu 29. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Thấp, tốc độ máu chảy chậm. B. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh. C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao, tốc độ máu chạy chậm. Câu 30. Khi nói về các kiểu hướng động của thân cây và rễ cây, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng tâm lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương Câu 31. Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột? A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn. B. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn. C. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn. D. Vì hệ thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn. Trang 3/4-Mã đề 184
  4. Câu 32. Nếu em là một huấn luyện viên bộ môn điền kinh đươc giao nhiệm vụ huấn luyện các vận động viên. Em sẽ lựa chọn vùng nào trong các vùng sau đây để nâng cao hiệu quả luyện tập cho các vận động viên? Biết rằng dù lựa chọn luyện tập ở đâu thì cũng đều có các phương tiện luyện tập phù hợp và chế độ dinh dưỡng như nhau. A. Ở đồng bằng nơi có nhiều đầm lầy. B. Ở những vùng núi cao. C. Ở bãi cát ven biển. D. Trong nhà thi đấu đa năng ở thành phố. Câu 33. Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện? (1) Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy. (2) Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá. (3) Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi. (4) Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy. (5) Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 1, 2, 5. D. 2, 3, 4, 5. Câu 34. Trâu bò chỉ ăn cỏ, nhưng trong máu của loài động vật này có hàm lượng axit amin rất cao. Nguyên nhân là vì: A. cỏ có hàm lượng axit amin và protein rất cao. B. trong dạ dày trâu, bò, có vi sinh vật chuyển hóa đường thành axit amin và protein. C. trâu, bò có dạ dày 4 túi nên tổng hợp tất cả các axit amin cho riêng mình. D. ruột của trâu, bò không hấp thụ axit amin. Câu 35. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước A. tác nhân kích thích không có hướng xác định của môi trường. B. nhiều tác nhân kích thích khác nhau của môi trường. C. tác nhân kích thích không ổn định của môi trường. D. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng của môi trường Câu 36. Cơ chế chung của ứng động sinh trưởng là: A. sự thay đổi sức trương của tế bào. B. sự lan truyền của dòng điện sinh học. C. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích theo hướng xác định. D. tốc độ sinh trưởng không đều giữa các phía của bộ phận chịu tác nhân kích thích không định hướng. Câu 37. Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với: A. Sự biến động đột ngột của môi trường. B. Tác nhân kích thích từ một hướng xác định của môi trường. C. Tác nhân kích thích từ nhiều hướng khác nhau của môi trường. D. Các loài động vật ăn thực vật. Câu 38. Mao mạch là những A. mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào. B. mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. C. mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. D. điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. Câu 39. Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là: A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà. B. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học. C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học. D. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học. Câu 40. Điều không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở là A. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình. B. Tốc độ máu chảy nhanh, máu thì được xa. C. Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất. D. Tim hoạt động ít tốn năng lượng. Hết Học sinh không dùng tài liệu; giám thị không giải thích gì thêm. Trang 4/4-Mã đề 184