Kiểm tra giữa kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

Câu 9:  Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm 
Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết 
người Nam đánh Tây”.  
A. Phạm Văn Nghị. B. Nguyễn Trung Trực. 
C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương. 
Câu 10:  Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? 
A. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. 
B. Phát xít I-ta-li-a bị tiêu diệt. 
C. Hội nghị I-an-ta được triệu tập. 
D. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. 
Câu 11:  Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong 
Chiến tranh thế giới thứ hai là 
A. các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít. 
B. Hồng quân Liên Xô. 
C. nhân dân các nước thuộc địa. 
D. ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. 
Câu 12:  Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa 
biển nào? 
A. Đà Nẵng. B. Thuận An. 
C. Lăng Cô. D. Hội An. 
Câu 13:  Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh 
đạo nghĩa quân chống Pháp là 
A. Trương Định. B. Phạm Văn Nghị. 
C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương.
pdf 4 trang Yến Phương 27/06/2023 3260
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfkiem_tra_giua_ky_2_lich_su_lop_11_ma_de_501_nam_hoc_2022_202.pdf

Nội dung text: Kiểm tra giữa kỳ 2 Lịch sử Lớp 11 - Mã đề 501 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Thế Vinh (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút (Đề có 2 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 501 Câu 1: . Vì sao năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi quyết định trên chiến trường Gia Định? A. Thiếu sự ủng hộ của nhân dân. B. Lực lượng Pháp quá đông. C. Lực lượng triều đình yếu. D. Không chủ động tấn công giặc. Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo? A. Phan Đình Phùng và Cao Thắng. B. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám. C. Cao Điền và Tống Duy Tân. D. Tống Duy Tân và Cao Thắng. Câu 3: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? A. Khởi nghĩa Hương Khê. B. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà. C. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 4: Nguyên cớ thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là A. vương triều Tây Sơn sụp đổ. B. nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa. C. lực lượng giáo dân ủng hộ. D. vua Tự Đức mất, triều đình khủng hoảng. Câu 5: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? A. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. B. Cố thủ chờ viện binh. C. Kéo quân vào đánh Gia Định. D. Đánh thẳng kinh thành Huế. Câu 6: Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì: A. không tham gia khối Đồng minh chống phát xít. B. thực hiện chính sách hòa bình, trung lập. C. ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít. D. thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít. Câu 7: Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. B. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”. C. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân. D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp. Câu 8: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1858 đến tháng 2/1859 ) đã A. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. C. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. Trang 1/2 - Mã đề 501 -
  2. Câu 9: Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Ét-pê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. A. Phạm Văn Nghị. B. Nguyễn Trung Trực. C. Trương Định. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 10: Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc? A. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. B. Phát xít I-ta-li-a bị tiêu diệt. C. Hội nghị I-an-ta được triệu tập. D. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Câu 11: Lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là A. các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít. B. Hồng quân Liên Xô. C. nhân dân các nước thuộc địa. D. ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 12: Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển nào? A. Đà Nẵng. B. Thuận An. C. Lăng Cô. D. Hội An. Câu 13: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là A. Trương Định. B. Phạm Văn Nghị. C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương. Câu 14: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là A. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. B. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. C. hoàn thành chiếm Trung kì. D. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. Câu 15: Tại mặt trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã sữ dụng chiến thuật gì? A. Cử người sang thương thuyết, nghị hòa với thực dân Pháp. B. Tập trung lực lượng chủ động tấn công Pháp. C. Tích cực thực hiện “vườn không nhà trống”. D. Tạm thời rút toàn bộ lực lượng về bảo vệ kinh thành Huế. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1:(2 điểm) Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Câu 2.(3 điểm) a. So sánh điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa Hương Khê theo yêu cầu ở bảng sau: Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế Khởi nghĩa Hương Khê Thời gian tồn tại Lãnh đạo Tính chất b. Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? HẾT Trang 2/2 - Mã đề 501 -
  3. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 501 502 503 504 1 D A D A 2 A A D B 3 A A B C 4 B C B A 5 C A B C 6 D C B C 7 B C B C 8 B B B B 9 B D A B 10 D D B A 11 D B B B 12 A D A B 13 A C D C 14 D C A B 15 C B C A ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN ĐỀ 501;503 ( 5 điểm) Câu 1: (2 đ) Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì: + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. (0,5 đ) +Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc-nam, cách Huế khoảng 100 km về phiá Bắc(0,5 đ) + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.(0,5 đ) + Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ(0,5 đ) Câu 2.( 2 đ) a.So sánh điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và khởi nghĩa Hương Khê theo yêu cầu ở bảng sau: Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế Khởi nghĩa Hương Khê Điểm Thời gian 1884-1913 1885-1896 0,5 tồn tại Lãnh đạo Nông dân (Hoàng Phan Đình Phùng, Cao Thắng 0,5 Hoa Thám) Tính chất -Tự vệ, tự phát (Phong -Phong trào yêu nước theo ý 1.0 trào nông dân tự phát) thức hệ phong kiến. -Dân tộc. -Dân tộc. 1
  4. b. Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. (0,5 đ) - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.(0,5 đ) - Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).(0,5 đ) - Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.(0,5 đ) ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN ĐỀ 502;504 ( 5 điểm) Câu 1. (1,5 đ) Tại sao sau khi thất bại tại Đà Nẵng, Pháp lại chuyển hướng đánh vào Gia Định? -Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh (0,5 đ) - Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế. (0,5 đ) -Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.(0,5 đ) -Tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lu vực sông Mê Công của Pháp.(0,5 đ) Câu 2. (2 đ) a. So sánh điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương theo yêu cầu ở bảng sau: Nội dung Khởi nghĩa Yên Thế Khởi nghĩa Bãi Sậy Thời gian 1884-1913 1883-1892 tồn tại Lãnh đạo Nông dân (Hoàng Hoa Nguyễn Thiện Thuật, Đốc Tít. Thám) Tính chất -Tự vệ, tự phát (Phong -Phong trào yêu nước theo ý trào nông dân tự phát) thức hệ phong kiến. -Dân tộc. -Dân tộc. b. Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. (0,5 đ) - Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.(0,5 đ) - Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).(0,5 đ) - Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.(0,5 đ) 2