Kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 3: Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa dưới đây theo đúng trình tự thời gian bùng nổ 

1. Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng.                 2. Khởi nghĩa của Trương Công Định.

3. Khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật.  4. Khởi nghĩa của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

A. 2 – 3 – 1 – 4.                 B. 1 – 4 – 2 – 3.                 C. 3 – 2 – 4 – 1.   D. 4 – 3 – 2 – 1.

Câu 4: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản:

A. Địa chủ phong kiến và nô lệ                          B. Địa chủ phong kiến và tư sản

C. Địa chủ phong kiến và nông dân                              D. Công nhân và nông dân

Câu 5: Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa vì: 

A. Muốn hạn chế cạnh tranh với chính quốc                           B. Số lượng công nhân đông

C. Phải đầu tư nhiều vốn                                              D. Đòi hỏi kĩ thuật cao

Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế:

A. Công nghiệp phục vụ đời sống B.  Luyện kim                    C. Xây dựng            D. Khai mỏ

Câu 7:Chính sách khai thác của Pháp tập trung vào:

A. Phát triển kinh tế nông- công thương nghiệp

B. Nông nghiệp – công nghiệp – quân sự

C. Cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, giao thông, thu thuế

D. Ngoại thương, quân sự, giao thông thủy bộ

Câu 8: Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là:

A. Trương Quyền     B. Trương Định                 C. Nguyễn Trung Trực     D. Nguyễn Hữu Huân.

doc 5 trang Yến Phương 27/06/2023 1700
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_2_lich_su_lop_11_de_3_nam_hoc_2022_2023_co_d.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kì 2 Lịch sử Lớp 11 - Đề 3 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM 2022-2023 Trường: THPT Môn thi: Lịch sử Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề thi gồm 4 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (24 câu, 6 điểm) Câu 1: Đại diện phái chủ chiến trong triều đình Huế là: A. Tôn Thất Thiệp B. Tôn Thất Thuyết C. Trương Quang Ngọc D. Phan Thanh Giản Câu 2: Cuộc khởi nghĩa nào không thuộc phong trào Cần Vương ? A. Ba Đình B. Hương Khê C. Bãi Sậy D. Yên Thế Câu 3: Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa dưới đây theo đúng trình tự thời gian bùng nổ 1. Khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. 2. Khởi nghĩa của Trương Công Định. 3. Khởi nghĩa của Nguyễn Thiện Thuật. 4. Khởi nghĩa của Phạm Bành và Đinh Công Tráng. A. 2 – 3 – 1 – 4. B. 1 – 4 – 2 – 3. C. 3 – 2 – 4 – 1. D. 4 – 3 – 2 – 1. Câu 4: Trước khi Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản: A. Địa chủ phong kiến và nô lệ B. Địa chủ phong kiến và tư sản C. Địa chủ phong kiến và nông dân D. Công nhân và nông dân Câu 5: Thực dân Pháp không đầu tư phát triển công nghiệp nặng ở thuộc địa vì: A. Muốn hạn chế cạnh tranh với chính quốc B. Số lượng công nhân đông C. Phải đầu tư nhiều vốn D. Đòi hỏi kĩ thuật cao Câu 6: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú trọng nhất vào ngành kinh tế: A. Công nghiệp phục vụ đời sống B. Luyện kim C. Xây dựng D. Khai mỏ Câu 7: Chính sách khai thác của Pháp tập trung vào: A. Phát triển kinh tế nông- công thương nghiệp B. Nông nghiệp – công nghiệp – quân sự C. Cướp đất lập đồn điền, khai mỏ, giao thông, thu thuế D. Ngoại thương, quân sự, giao thông thủy bộ Câu 8: Người được nhân dân phong Bình Tây đại nguyên soái là: A. Trương Quyền B. Trương Định C. Nguyễn Trung Trực D. Nguyễn Hữu Huân. Câu 9: Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp A. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. B. ba tỉnh An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn. C. ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định,Vĩnh Long và đảo Côn Lôn. D. ba tỉnh Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn. Câu 10: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của:
  2. A. Trương Định. B. Nguyễn Hữu Huân. C. Nguyễn Tri Phương. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 11: Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế: A. Muốn giúp vua cứu nước. B. Muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn. C. Vì bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề. D. Căm thù Pháp, chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do. Câu 12: Từ cuối tháng 8/1858 đến đầu tháng 2/1859, liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà, vì: A. Quân đội triều đình nhà Nguyễn anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng B. Nhân dân cả nước kiên cường chống giăc đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng. C. Quân dân cả nước anh dũng chống trả quân xâm lược đẩy lùi nhiều đơt tấn công của chúng D. Quân ít,thiếu viên binh,thời tiết không thuận lợi. Câu 13: Vào giữa thế kỷ XIX,tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào: A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành. B. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở trong giai đoạn khủng hoảng suy yếu nghiêm trọng. C. Chế độ phong kiến Việt Nam được cũng cố vững chắc. D. Một lực lượng sản xuất mới –tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Câu 14: Sự kiến nào đánh dấu mốc quân Pháp xâm lược Việt Nam: A. Chiều 31-8-1858,Liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. B. Sáng 1-9-1858 ,liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. C. Ngày 17-2-1859,Pháp chiếm thành Gia Định. D. Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết Câu 15: Năm 1858 Pháp dùng chiến thuật nào để đánh Đà nẵng: A. Đánh lấn dần B. " Chinh phục từng gói nhỏ" C. Đánh nhanh thắng nhanh D. Đánh lâu dài Câu 16: Người đầu tiên tự chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp là: A. Cao Thắng B. Phan Đình Phùng C. Đề Thám D. Trương Định Câu 17: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây đã để lại kinh nghiệm tác chiến ở đồng bằng ? A. Hương Khê B. Bãi Sậy C. Ba Đình D. Yên Thế Câu 18: Chọn câu sai trong những nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là: A. Chưa có sự tham của nhân dân. B. Các cuộc KN chưa có sự liên kết thống nhất C. Chưa có đường lối rõ ràng D. Chưa có sự lãnh đạo thống nhất trong cả nước
  3. Câu 19: Chủ trương giải phóng dân tộc của nhà yêu nước Phan Bội Châu theo khuynh hướng A. Cải cách B. Bạo động cách mạng C. Bất bạo động, bất hợp tác D. Đấu tranh nghị trường Câu 20: Để phục vụ cho việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thực dân Pháp đã: A. Lập chính phủ bù nhìn B. Xây dựng trường học Tây C. Xây dựng quân đội, nhà tù D. Mở mang hệ thống giao thông Câu 21: Khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: A. có người lãnh đạo tài giỏi, nhưng đều thất bại. B. có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. C. là phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân. D. là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. Câu 22: Triều đình Huế đã làm gì khi quân và dân ta giành chiến thắng Cầu Giấy năm1873 ? A. Đàn áp phong trào quần chúng. B. Đứng về phía nhân dân cùng chống Pháp. C. Kí với Pháp Hiệp ước 1874. D. Tập hợp lực lượng đánh đuổi Pháp. Câu 23: Trong các phong trào chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu XX, phong trào kéo dài lâu nhất là: A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 24: Thực dân Pháp đem quân tấn công Hà nội lần nhất với lý do: A. Giải quyết vụ gây rối của Đuy-puy B. Vì nhu cầu về thị trường ,nguyên liệu,nhân công, C. Nhà Nguyễn không trả chiến phí cho Pháp. D. Nhà Nguyễn tiếp tục liên lạc với nhà Thanh. II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: Phong trào Cần vương (1885 - 1896): (2đ). a. Giải thích ngắn gọn các thuật ngữ lịch sử sau: Cần vương, văn thân, sĩ phu b. Trình bày tóm tắt diễn biến hai giai đoạn của phong trào Cần vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn. Câu 2: Trình bày những chuyển biến về xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Qua đó nêu những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam.Vì sao xuất hiện những mâu thuẫn đó? (2đ).
  4. ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 Đ/ B D A C A D C B A D D C B B C A B A B D C C D A Á II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: Giải thích các thuật ngữ + Cần vương: mang nghĩa "giúp vua", vua Cần hết lòng giúp đở của các văn thân, sĩ phu yêu nước giúp vua cứu nước . Đây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ một nhà vua ở Việt Nam. Phong trào Cần vương vào cuối thế kỉ XIX của các sĩ phu yêu nước Việt Nam dấy lên theo hiệu triệu của vua Hàm Nghi nhằm chống cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Về thực chất đó phong trào chống Pháp của nhân dân ta dưới ngọn cờ một ông vua yêu nước + Văn thân: Người trí thức đã đỗ đạt, có danh vọng, địa vị nhất định trong xã hội phong kiến Việt Nam (phong trào văn thân chống Pháp cuối thế kỉ XIX) + Sĩ phu: Trí thức Nho học thời phong kiến (có người thi đỗ ra làm quan, có người không đỗ đạt) -Diễn biến (trình bày theo SKG chương trình chuẩn lớp 11 từ trang 126-128) + Giai đoạn 1 (1885-1888) + Giai đoạn 2 (1888 - 1896) - Đặc điểm của từng giai đoạn: Giai đoạn 1 phong trào chủ yếu phát triển theo bề rộng và có sự lãnh đạo cuả vua Hàm Nghi Giai đoạn 2 phong trào chủ yếu phát triển theo chiều sâu rút lên điạ bàn rừng núi dựa vào địa hình, điạ vật để chống giặc và không còn sự lãnh đạo của vua Hàm Nghi điều đó càng chứng tỏ thực chất phong trào Cần vương là phong trào kháng Pháp của nhân dân ta Câu 2: * Giai cấp cũ: - Địa chủ phong kiến: một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, được Pháp nâng đỡ ra, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước. - Nông dân: có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức bóc lột nặng nề,căm thù đế quốc và phong kiến * Giai cấp, tầng lớp xã hội mới - Công nhân: ngày càng đông đảo, phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy , bị bóc lột thậm tệ, lương thấp nên đời sống khổ cực. Họ sớm có tinh thần yêu nước, tích cực tham gia phong trào chống đế quốc, cải thiện đời sống - Tầng lớp tư sản: xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công, chủ hãng buôn bị chính quyền thực dân kìm hãm, bị tư bản Pháp chèn ép.
  5. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, các cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do Sự xuất hiện các lực lượng xã hội mới cùng với những mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng sâu sắc là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi nhiểu màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX. Sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới cùng với mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt là cơ sở của phong trào dân tộc dân chủ diễn ra sôi nổi, nhiều màu sắc trong những năm đầu thế kỉ XX .