Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)

Câu 1( 3,0 điểm):  
a. Phân biệt các các cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây ?  
b. Bằng kiến thức thực tế, em hãy kể một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các 
muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan mà cây dễ hấp thụ? 
c. Mạch gỗ có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá như thế 
nào? 
Câu 2( 3,0 điểm):  
a. Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước. 
b. Phân biệt cơ chế mở quang chủ động và đóng thủy chủ động. 
c. Rất nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông. Tại sao nói rụng lá là sự thích nghi của những 
cây này trong  mùa đông? 
Câu 3( 3,0 điểm):  
a. Nguồn ni tơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn? 
b. Tại sao đất bị chua thường nghèo dinh dưỡng? 
c. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng 
đó? 
d. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ 
trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em?
pdf 7 trang Phan Bảo Khanh 14/08/2023 860
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc.pdf

Nội dung text: Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường Sinh học Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN - CÁC MÔN VĂN HÓA KHỐI 10, 11 THẠCH THẤT NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm 02 trang) Số báo danh: Họ và tên Câu 1( 3,0 điểm): a. Phân biệt các các cơ chế hấp thụ các ion khoáng ở rễ cây ? b. Bằng kiến thức thực tế, em hãy kể một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan mà cây dễ hấp thụ? c. Mạch gỗ có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển nước từ rễ lên thân, lá như thế nào? Câu 2( 3,0 điểm): a. Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước. b. Phân biệt cơ chế mở quang chủ động và đóng thủy chủ động. c. Rất nhiều loài cây rụng lá vào mùa đông. Tại sao nói rụng lá là sự thích nghi của những cây này trong mùa đông? Câu 3( 3,0 điểm): a. Nguồn ni tơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua hơn? b. Tại sao đất bị chua thường nghèo dinh dưỡng? c. Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí? Vì sao chúng có khả năng đó? d. Có ý kiến cho rằng: Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lượng nitơ trong đất. Hãy cho biết quan điểm của em? Câu 4( 4,0 điểm): a. Hình vẽ sau mô tả cấu trúc lá của thực vật C3, C4, hay CAM? Tại sao? b. Hoàn thiện hình vẽ sau bằng cách điền tên cấu trúc, tên chất vào các chữ cái, chữ số và cho biết tên của enzim 1 và 2. c. Phân biệt cấu trúc lục lạp ở A và B trong hình vẽ. d. So với cây lúa thì năng suất của cây ngô cao hơn hay thấp hơn? Vì sao? Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 1/ 2 trang
  2. Câu 5( 2,0 điểm): a. Tại sao trong bảo quản hạt giống lúa người nông dân phải phơi khô hạt trước khi cho vào kho bảo quản (độ ẩm còn khoảng 13 – 16%)? Tại sao trước khi ủ để hạt nảy mầm người ta thường ngâm hạt trong nước một thời gian? b. Ở thực vật phân giải kị khí có thể xảy ra trong những trường hợp nào? Có cơ chế nào để thực vật tồn tại trong điều kiện thiếu oxi tạm thời không? Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống được trong môi trường thường xuyên thiếu oxi? Câu 6 ( 5 điểm): a. Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nhai lại. b. Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một lượng NaCl và H2O vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này: - Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi không? Vì sao? - Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi không? Vì sao? c. Khi người ta uống rượu hoặc uống cà phê thường lượng nước tiểu bài tiết ra tăng lên so với lúc bình thường? Cơ chế làm tăng lượng nước tiểu của 2 loại thức uống này khác nhau như thế nào? d. Tại sao trong hệ tuần hoàn của người, máu lại lưu thông liên tục và chỉ theo một chiều? e.Tại sao người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều thường thấy đói, ăn nhưng vẫn gầy? những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều? HẾT (Thí sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 2/ 5 trang
  3. Hướng dẫn chấm MÔN: SINH HỌC LỚP 11 Câu Thang ý Nội dung ( điểm) điểm Câu 1 a Tiêu chí Hấp thụ thụ động Hấp thụ chủ động (3,0 Điều kiện Có sự chênh lệch nồng độ: Ngược với građien 0,25 điểm) Nồng độ cao  nồng độ nồng độ thấp Đặc điểm Không có tính chọn lọc Có tính chọn lọc 0,25 Năng lượng Không tiêu tốn Tiêu tốn năng lượng 0,25 năng lượng Chất mang Không cần chất mang Cần chất mang 0,25 b Biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion mà cây dễ hấp thụ như: + Làm cỏ sục bùn 0,25 + Cày phơi ải đất 0,25 + Cày lật úp rạ xuống 0,25 + Bón vôi cho đất chua 0,25 - Đều là các tế bào chết: không màng, không bào quan => ống rỗng => 0,25 c lực cản thấp. - Thành TB được Lignhin hóa bền chắc => chịu được áp suất nước. 0,25 - Gồm 2 loại TB : Quản bào và mạch ống; trên thành TB có các lỗ bên => duy trì dòng vận chuyển ngang. 0,25 - TB sắp xếp sát nhau theo cách: lỗ bên của quản bào này ghép sít lỗ bên của quản bào khác; lỗ bên của mạch ống này ghép sít lỗ bên của mạch ống khác => tạo ra các cặp lỗ => vận chuyển ngang. 0,25 a - Tạo một lực hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều 0,25 hướng giảm dần từ rễ lên lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dễ dàng, gọi là động lực phía trên của quá trình vận chuyển nước. Câu 2 - Làm nhiệt độ bề mặt lá giảm xuống. 0,25 (3đ) - Khí khổng mở đồng thời với hơi nước thoát ra, dòng khí CO2 sẽ đi từ không khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường. 0,25 - Tạo trạng thái hơi thiếu hụt nước của mô, giúp quá trình trao đổi chất xảy ra mãnh liệt hơn. Các quá trình quang hợp, hô hấp tiến hành 0,25 thuận lợi nhất khi chất nguyên sinh hơi thiếu nước. - Giúp cho chất hữu cơ được cô đặc từ quá trình quang hợp. 0.25 - Mở quang chủ động: Khí khổng mở khi có ánh sáng, do tế bào hạt đậu trương nước. b 0,25 - Đóng thủy chủ động: Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, do hàm 0,25 lượng AAB trong tế bào hạt đậu tăng và tế bào bị mất nước. Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 1/ 5 trang
  4. Vào mùa đông khi nhiệt độ thấp 0,25 + Chất nguyên sinh trở nên đặc -> nước khó vận chuyển -> cây khó 0,25 hút nước c + Hô hấp giảm -> ATP được tổng hợp ít -> giảm quá trình hút nước 0,25 + Không khí ngoài môi trường trở nên khô hanh -> tăng quá trình 0,25 thoát hơi nước => trong điều kiện quá trình hút nước được ít và thoát hơi nước nhiều thì cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước 0,25 + - Câu 3 a - Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4 và NO3 0,25 + (3đ) - Trong 2 dạng này thì NH4 dễ làm cho đất bị chua vì: 0,25 + + + Ion này có thể trao đổi với H trên bề mặt keo đất giải phóng ion H 0,25 trở thành dạng tự do. + Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ 0,25 + + chua của đất: NH4 + H2O → NH3 + H3O b Khi đất bị chua, trong đất có nhiều ion H+ chiếm chỗ các ion cùng điện tích làm cho các ion này thành dạng tự do và dễ bị rửa trôi làm 0,25 đất nghèo dinh dưỡng. - Những sinh vật có khả năng cố định nitơ không khí: 0,25 + Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống tự do: Cyanobacteria c 0,25 + Nhóm vi khuẩn cố định nitơ sống cộng sinh: Rhizobium sống cộng sinh trong rễ cây họ đậu 0,25 - Chúng có khả năng đó vì chúng có khả năng tiết các enzim 0,25 nitrôgenaza xúc tác phá vỡ liên kết 3 bền vững của N2 và chuyển thành dạng NH3 Nhận định đó là sai. Khi làm tăng độ thoáng của đất sẽ hạn chế tình 0,25 trạng mất nitơ trong đất vì: d + Các vi sinh vật hiếu khí hoạt động thực hiện các phản ứng nitrat 0,25 hóa, các gốc nitrat được giữ lại trong đất. + Đất thoáng, giầu O2 có tác dụng ức chế quá trình phản ứng nitrat hóa (phản ứng xảy ra trong điều kiện yếm khí lúc đó tạo nitơ tự do 0,25 bay mất). Câu 4 Đây là hình vẽ mô tả cấu trúc lá của thực vật C4vì: 0,25 - Có lớp tế bào bao bó mạch phát triển, các tế bào nhu mô bao quanh (4đ) a 0,25 các tế bào bao bó mạch. - Qúa trình cố định CO2 xảy ra theo hai giai đoạn ở hai loại tế bào 0,25 khác nhau. Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 2/ 5 trang
  5. A – Tế bào nhu mô lá 0,25 B – Tế bào bao bó mạch. 1 – CO2 0,25 b 2 – AOA 3 – A. Malic 0,25 4 – A. pyruvic 5 – PEP 0,5 6 – Các hợp chất hữu cơ(hoặc glucôzơ) Enzim 1: PEP cacboxylaza 0,25 Enzim 2 – RiđP cacboxylaza (rubisco) 0,25 Tế bào nhu mô lá Tế bào bao bó mạch - Grana phát triển. - Grana kém phát triển. c 0,25 - Enzim cố định CO2 là PEP - Enzim cố định CO2 là RiDP 0,25 cacboxylaza cacboxylaza 0,25 Ngô có năng suất cao hơn lúa, vì: 0,25 chúng có điểm bù CO thấp hơn, cường độ quang hợp mạnh hơn, sử d 2 dụng nước tiết kiệm hơn và không xảy ra hô hấp sáng. 0,5 Câu 5 .- Phơi khô làm giảm hàm lượng nước trong hạt, từ đó làm giảm thiểu 0,25 (2đ) hô hấp của hạt. a - Ngâm nước, lúa hấp thụ nước -> Tăng cường độ hô hấp -> phân giải chất hữu cơ tạo năng lượng cung cấp cho hoạt động nảy mầm. 0,5 - Khi rễ cây bị ngập úng, hạt ngâm trong nước hay cây trong điều kiện thiếu oxi. 0,25 b - Có, lúc đó thực vật thực hiện hô hấp kị khí. Gồm đường phân và lên 0,25 men - Một số thực vật có đặc điểm thích nghi: 0,25 + Hệ rễ ít mẫn cảm với điều kiện kị khí, không bị độc do các chất sản sinh ra trong điều kiện yếm khí. + Trong thân và rễ có hệ thống gian bào thông với nhau dẫn oxi từ thân xuống rễ. 0,25 + Rễ mọc ngược lên để hấp thụ oxi không khí như rễ thở ở sú, 0,25 vẹt, mắm Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 3/ 5 trang
  6. Câu 6 a Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật nhai lại: (5đ) - TĂ được nhai qua loa ở miệng → dạ cỏ. Ở đây, thức ăn được trộn 0,25 với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết enzim tiêu hóa xenlulôzơ và các chất hữu cơ khác có trong cỏ. - Khoảng 30 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men bởi vi sinh vật từ dạ cỏ được đưa dần sang dạ tổ ong và ợ lên miệng để nhai 0,25 kĩ ạl i. - Thức ăn quay trở lại thực quản → dạ lá xách, hấp thụ bớt nước → 0,25 dạ múi khế. - Dạ múi khế tiết pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và 0,25 cỏ. b - Huyết áp, thể tích dịch bào tăng và lượng nước tiểu cũng gia tăng do: 0,25 + ăn mặn và uống nhiều nước dẫn đến thể tích máu tăng làm tăng 0,25 huyết áp. + Huyết áp tăng làm gia tăng áp lực lọc ở cầu thận dẫn đến làm tăng lượng nước tiểu. Huyết áp tăng cũng làm gia tăng thể tích dịch ngoại 0,25 bào. - Hàm lượng renin và aldosteron trong máu không thay đổi vì renin và aldosteron được tiết ra khi áp suất thẩm thấu của máu tăng hoặc khi 0,5 thể tích máu giảm. c - Do rượu là chất gây ức chế tuyến yên giải phóng hoocmon ADH, nên lượng ADH giảm làm giảm tái hấp thu nước trong ống thận, vì 0,5 vậy sự bài tiết nước tiểu tăng lên. - Do cafein là chất làm tăng tốc độ quá trình lọc máu ở thận và làm giảm tái hấp thu Na+ kéo theo giảm tái hấp thu nước nên nước tiểu tăng lên. 0,5 Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 4/ 5 trang
  7. d Trong hệ tuần hoàn của người, máu lưu thông liên tục là do: - Tim hoạt động co bóp nhịp nhàng và liên tục: Sự tuần hoàn của máu có được là do lực bơm, hút của tim tạo ra. Tim co bóp liên tục làm 0,25 cho máu lưu thông liên tục. - Mặc dù tim co bóp theo chu kì nhưng máu vẫn chảy liên tục thành 0,25 dòng là nhờ tính đàn hồi của động mạch. - Máu chỉ lưu thông theo một chiều là nhờ hệ thống van, bao gồm: Van nhĩ thất (đảm bảo máu chỉ đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất), van tổ 0,25 chim (đảm bảo máu chỉ đi từ tâm thất sang động mạch), van tĩnh mạch (đảm bảo máu chỉ đi từ các cơ quan về tim). e Người bị bệnh tiểu đường thường khát nước, uống nước nhiều thường thấy đói, ăn nhưng vẫn gầy vì 0,25 - Gluco trong máu ( dịch ngoại bào) cao → tăng Ptt → uống nhiều nước→ đi tiểu nhiều. - Không có gluco trong tế bào (dịch nội bào) → thiếu năng lượng→ 0,25 gây đói, ăn nhiều nhưng gầy. Những người bị tiểu đường lại thường tiểu tiện nhiều vì - Nồng độ đường trong máu cao tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào máu làm tăng thể tích máu dẫn đến tăng áp lực lọc 0,25 máu ở cầu thận. - Nồng độ đường cao trong máu tạo ra áp lực thẩm thấu cao kéo nước từ dịch mô vào ống thận làm tăng lượng nước tiểu. 0,25 Đề thi môn sinh học Lớp 11 Trang 5/ 5 trang